- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (212)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (113)
- Mã số thuế (107)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Tiền lương (79)
- Tạm trú (78)
- Bảo hiểm xã hội (76)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (53)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Pháp luật (35)
- Hành chính (31)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Đăng ký mã số thuế (30)
- Thai sản (29)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Tra cứu mã số thuế (21)
- Hưởng BHTN (20)
- Xử phạt hành chính (19)
- Thương mại (19)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Nộp thuế (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Hàng hóa (17)
- Kết hôn (16)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
- Đóng thuế TNCN (15)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Văn hóa xã hội (14)
- Kinh doanh (14)
- Đầu tư (14)
- Phụ cấp (13)
- Ly hôn (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
- Công ty TNHH (13)
- Thường trú (13)
- Thủ tục tố tụng (12)
- Hộ kinh doanh (12)
- Khiếu nại (12)
Theo quy định của pháp luật hiện hành, lương sử dụng lao động part-time là bao nhiêu tiền/1 giờ
1. Quy định làm việc thế nào được coi là lao động part-time?
Part-time là thuật ngữ chỉ công việc làm thêm bán thời gian với thời gian linh hoạt, chủ yếu dành cho học sinh, sinh viên, nội trợ,… muốn tranh thủ khoảng thời gian rảnh để kiếm thêm thu nhập hoặc tích lũy kinh nghiệm.
Khoản 1 Điều 32 Bộ luật Lao động 2019 định nghĩa về làm việc không trọn thời gian như sau:
“Điều 32. Làm việc không trọn thời gian
1.Người lao động làm việc không trọn thời gian là người lao động có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần hoặc theo tháng được quy định trong pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.”
Căn cứ Khoản 3 Điều 32 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương; bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động làm việc trọn thời gian; bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Căn cứ Khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 thì hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Theo các quy định ở trên, vì là lao động có hưởng lương và bình đẳng với các lao động khác cho nên khi làm part time, người sử dụng lao động vẫn phải ký hợp đồng với người lao động.
2. Mức lương người sử dụng lao động cần trả cho người lao động theo giờ?
Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP, mức lương tối thiểu theo giờ đối với người lao động làm việc part-time cho người sử dụng lao động theo vùng được quy định như sau:
Vùng |
Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I |
23.800 |
Vùng II |
21.200 |
Vùng III |
18.600 |
Vùng IV |
16.600 |
* Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP.
3. Mức phạt vi phạm phải chịu khi trả lương thấp hơn mức quy định này?
Đối với công việc làm part time, người sử dụng lao động vẫn phải ký hợp đồng với người lao động. Một hợp đồng part-time là một hợp đồng lao động, mà các điều khoản trong hợp đồng lao động đều được điều chỉnh bởi Bộ luật lao động, nên hợp đồng part-time cũng sẽ được điều chỉnh bởi Bộ luật lao động. Tức là, các vi phạm về tiền lương của công việc part-time sẽ bị xử phạt theo quy định của Bộ luật lao động 2019.
Căn cứ quy định Khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về tiền lương như sau:
“Điều 17. Vi phạm quy định về tiền lương
...
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;”
Như vậy, theo quy định, người sử dụng lao động có hành vi trả lương việc làm part time thấp hơn mức tối thiểu vùng thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng, tùy thuộc vào số lượng người lao động.
Ngoài ra, người sử dụng lao động vi phạm còn bị buộc phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
Lưu ý: Mức phạt quy định nêu trên được áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì bị phạt tiền với mức phạt gấp 2 so với cá nhân (căn cứ Khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Xem thêm các bài viết liên quan:
Thông tin mới nhất từ 1/7/2024 cải cách tiền lương theo vị trí việc làm
Đã có việc làm nhưng vẫn nhận trợ cấp thất nghiệp bị phạt như thế nào?
Trong thời gian thử việc người lao động có được nghỉ phép năm hay không?