Quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về tài sản hình thành trong tương lai
Quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về tài sản hình thành
trong tương lai

1. Tài sản hình thành trong tương lai gồm những gì?

Căn cứ Khoản 2 Điều 108 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:

- Tài sản chưa hình thành;

- Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.

2. Ví dụ về tài sản hình thành trong tương lai

2.1. Ví dụ về tài sản chưa hình thành

- Ví dụ 1: Nhà đầu tư A ký hợp đồng mua một căn hộ trong một dự án chưa hoàn thành. Mặc dù căn hộ này vẫn chưa được xây dựng (tài sản chưa được hình thành), nhưng nhà đầu tư A có quyền sở hữu căn hộ sau khi dự án hoàn tất. Do đó, căn hộ là tài sản hình thành trong tương lai của nhà đầu tư A.

- Ví dụ 2: Công ty X ký hợp đồng với nhà cung cấp để mua một số lượng lớn các thiết bị văn phòng mà nhà cung cấp chưa sản xuất. Các thiết bị này sẽ được sản xuất và được nhà cung cấp giao cho Công ty X trong một khoảng thời gian xác định theo thỏa thuận của hai bên. Như vậy, các thiết bị mà Công ty X yêu cầu mua của nhà cung cấp là tài sản hình thành trong tương lai của Công ty X.

2.2. Ví dụ về tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch

- Ví dụ 1: A là chủ sở hữu của một chiếc xe hơi. Chiếc xe này đã được sản xuất và đang được A sử dụng bình thường. A và B đã thỏa thuận về việc A sẽ bán chiếc xe đó cho B, về giá cả và các nội dung khác của việc chuyển nhượng. Tuy nhiên, để B có thể xác lập quyền sở hữu với chiếc xe thì A và B phải giao kết hợp đồng chuyển nhượng và thực hiện các nghĩa vụ của mỗi bên trong hợp đồng (B trả tiền, A giao xe…), sau đó B còn phải đăng ký quyền sở hữu chiếc xe với cơ quan có thẩm quyền thì mới trở thành chủ sở hữu hợp pháp của chiếc xe. Như vậy, chiếc xe hơi là tài sản hình thành trong tương lai của A.

- Ví dụ 2: C là con trai của ông D.C có quyền thừa kế một ngôi nhà sau khi ông D là người chủ sở hữu ngôi nhà qua đời. Mặc dù ngôi nhà đã tồn tại, nhưng quyền sở hữu chỉ được xác lập cho người thừa kế là C sau khi xảy ra sự kiện thừa kế. Do đó ngôi nhà là tà sản hình thành trong tương lai của C.

Ví dụ về tài sản hình thành trong tương lai
Ví dụ về tài sản hình thành trong tương lai

3. Tài sản hình thành trong tương lai có thể sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không?

Căn cứ Khoản 3 Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015:Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.

Tuy nhiên, cần lưu ý về điều kiện của tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo Khoản 1 Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Dân sự, theo đó:

“Điều 8. Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:

1. Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm”.

Bên cạnh đó, theo Khoản 4 Điều 10 Nghị định 21/2021/NĐ-CP: “Việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai không áp dụng đối với quyền sử dụng đất”.

Có thể thấy, tài sản hình thành trong tương lai có thể sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, tuy nhiên cần đảm bảo một số điều kiện theo quy định pháp luật.

Tài sản hình thành trong tương lai có thể sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không?
Tài sản hình thành trong tương lai có thể sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không?

4. Phân biệt tài sản hình thành trong tương lai và tài sản hiện có

Có thể phân biệt tài sản hình thành trong tương lai và tài sản hiện có theo một số tiêu chí sau đây:

Nội dung

Tài sản hiện có

Tài sản hình thành

trong tương lai

Định nghĩa

(Theo Khoản 1 Điều 108 Bộ luật Dân sự 2015)

Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch.

(Theo Khoản 2 Điều 108 Bộ luật Dân sự 2015)

Tài sản hình thành trong tương lai sẽ bao gồm:

- Tài sản chưa hình thành.

- Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.

Thời gian xác lập quyền sỡ hữu

Trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch tài sản

Sau thời điểm xác lập giao dịch tài sản đối với tài sản đã hình thành

Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Tất cả tài sản hiện có. Trừ trường trường hợp Bộ luật Dân sự 2015, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm.

(theo Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP)

Không áp dụng đối với tài sản hình thành trong tương lai là quyền sử dụng đất. (theo Khoản 4 Điều 10 Nghị định 21/2021/NĐ-CP)

Không áp dụng với tài sản thuộc trường trường hợp Bộ luật Dân sự 2015, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm. (theo Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP)

Rủi ro khi sử dụng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Thấp

Cao

Xem thêm các bài viết liên quan:

Cách chia tài sản sau ly hôn theo năm 2024

Theo quy định của pháp luật thì bitcoin có được coi là tài sản hay không?

Phân biệt vốn cố định và vốn lưu động

Quyền sở hữu đối với tài sản đảm bảo theo quy định pháp luật

Khái niệm đặt cọc, nếu mất tiền cọc phải giải quyết như thế nào?