- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (214)
- Tiền lương (199)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Mức lương theo nghề nghiệp (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (75)
- Phương tiện giao thông (69)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Biển báo giao thông (55)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Mẫu đơn (43)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thi bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Mức đóng BHXH (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- Giáo dục (29)
- VNeID (29)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Lương cơ bản (27)
Theo quy định của pháp luật thì bitcoin có được coi là tài sản hay không?
1. Bitcoin là gì?
1.1. Khái niệm
Bitcoin là một loại tiền điện tử (cryptocurrency) được sáng lập vào năm 2009 bởi một người hoặc một nhóm người sử dụng bút danh Satoshi Nakamoto. Đây là dạng tiền tệ kỹ thuật số hoạt động trên nền tảng công nghệ blockchain, cho phép thực hiện các giao dịch mà không cần trung gian như ngân hàng hay tổ chức tài chính.
1.2. Đặc điểm
- Phi tập trung: Không có cơ quan quản lý hay tổ chức nào kiểm soát bitcoin, khiến nó khác biệt so với tiền tệ truyền thống.
- Bảo mật cao: Giao dịch được mã hóa và ghi lại trên blockchain, giúp bảo vệ khỏi gian lận và đảm bảo tính minh bạch.
- Giới hạn nguồn cung: Tổng số bitcoin được phát hành sẽ không vượt quá 21 triệu đồng, tạo ra sự khan hiếm.
- Chấp nhận rộng rãi: Ngày càng nhiều doanh nghiệp và cá nhân chấp nhận bitcoin như một phương thức thanh toán, đồng thời nó cũng được coi là tài sản đầu tư.
- Tính ẩn danh: Người dùng có thể thực hiện giao dịch mà không cần tiết lộ danh tính, mặc dù tất cả giao dịch đều được ghi lại công khai trên blockchain.
Bitcoin không chỉ là một phương tiện thanh toán, mà còn là một tài sản đầu tư tiềm năng, tạo ra nhiều cuộc tranh luận về vị trí pháp lý và giá trị thực sự của nó trong nền kinh tế hiện đại.
2. Tài sản là gì?
2.1. Khái niệm tài sản
Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Trong đó, bất động sản Điều 107 Bộ luật Dân sự 2015 quy định bao gồm:
- Đất đai;
- Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
- Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
- Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.
2.2. Phân loại tài sản
Tài sản là vật:
- Vật chính và vật phụ
+ Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng.
+ Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính.
- Vật chia được và vật không chia được
+ Vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng ban đầu.
+ Vật không chia được là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu.
- Vật tiêu hao và vật không tiêu hao
+ Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.
+ Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.
- Vật cùng loại và vật đặc định
+ Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường.
+ Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí.
- Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút.
Tài sản là tiền: Tiền là vật ngang giá chung để trao đổi hàng hóa và dịch vụ.
Tài sản là giấy tờ có giá: Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-NHNN thì giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và những điều kiện khác. Các loại giấy tờ có giá như hối phiếu đòi nợ; trái phiếu Chính phủ; các loại chứng khoán;... (Xem chi tiết: Các loại giấy tờ có giá)
Tài sản là quyền tài sản: theo Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015, quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
3. Bitcoin có được coi là tài sản không?
Theo đó, bitcoin không được coi là tài sản, bởi lẽ:
- Bitcoin là tiền ảo không phải là tài sản hữu hình nên không được coi là vật.
- Bitcoin không phải là đồng tiền của quốc gia nào cho nên không được xem là ngoại tệ do đó bitcoin không phải là tiền.
- Bitcoin không phải giấy tờ có giá vì không do bất kỳ quốc gia nào phát hành ra.
- Bitcoin là tiền ảo nên cũng không được coi là quyền tài sản.
4. Bitcoin có được coi là tài sản để góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không?
Theo khoản 1 Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Theo đó bitcoin không phải là tài sản nên bitcoin không được sử dụng để góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Chứng khoán có được thừa kế không? Hồ sơ chuyển quyền sở hữu chứng khoán do thừa kế như thế nào?
Giờ giao dịch chứng khoán Việt Nam mới nhất 2024
Được tặng chứng khoán thì có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?