- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Kết hôn (87)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Ly hôn (80)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Thừa kế (42)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Bằng lái xe (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Hàng hóa (17)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Nộp thuế (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Giáo dục (16)
- Vốn (16)
Cầm cố tài sản là gì? Bản án tiêu biểu về cầm cố tài sản
Một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi của các bên trong các giao dịch dân sự. Vậy cầm cố tài sản là gì ? bản án tiêu biểu về cầm cố tài sản là gì ? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu các quy định của pháp luật hiện hành về cầm cố tài sản nhé.
1. 1. Cầm cố tài sản là gì ? Một số quy định pháp luật về cầm cố tài sản cần biết
Cầm cố tài sản là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự do các bên thoả thuận, theo đó bên cầm cố giao tài sản thuộc sở hữu của mình cùng các giấy tờ có liên quan cho bên nhận cầm cố giữ hoặc giao cho người thứ ba để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Bên nhận cầm cố hoặc người thứ ba có quyền chiếm hữu tài sản cho đến khi nghĩa vụ được bảo đảm hoàn thành hoặc có quyền xử lý tài sản theo thoả thuận hoặc theo luật định khi bên cầm cố không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
* Về hiệu lực của cầm cố tài sản:
Điều 310 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hiệu lực cầm cố tài sản như sau:
Hiệu lực của cầm cố tài sản
1. Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
2. Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.
Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
Như vậy, cầm cố tài sản có hiệu lực khi:
- Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
- Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.
Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
* Về nghĩa vụ và quyền của bên cầm cố:
Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố được quy định tại Điều 311, 312 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
*Nghĩa vụ của bên cầm cố
Bên cầm cố có 03 nghĩa vụ sau đây:
- Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận.
- Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố.
- Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
* Quyền của bên cầm cố
Bên cầm cố có quyền:
- Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 314 Bộ luật Dân sự 2015 nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
- Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.
- Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.
- Được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật.
* Về quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố:
* Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố
Điều 313 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nghĩa vụ của bên nhận cầm cố như sau:
- Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.
- Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.
- Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
* Quyền của bên nhận cầm cố
Theo Điều 314 Bộ luật Dân sự 2015, bên nhận cầm cố có quyền:
- Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó.
- Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
- Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận.
- Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.
* Về chấm dứt cầm cố tài sản:
Theo quy định tại Điều 315 Bộ Luật Dân sự năm 2015 thì cầm cố tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:
- Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.
- Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
- Tài sản cầm cố đã được xử lý.
- Theo thỏa thuận của các bên.
Trong thời hạn cầm cố, các bên có thể huỷ bỏ cầm cố theo những căn cứ đã thoả thuận trong hợp đồng cầm cố như bên nhận cầm cố gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản cầm cố hoặc theo các căn cứ khác. Trường hợp biện pháp cầm cố được thay thế bằng biện pháp khác như thế chấp hoặc bảo lãnh thì cầm cố chấm dứt. Trường hợp bên cầm cố không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thì bên nhận cầm cố có quyền xử lý tài sản cầm cố thanh toán nghĩa vụ và cầm cố chấm dứt.
Các bên có thể thoả thuận chấm dứt việc cầm cố mặc dù nghĩa vụ được bảo đảm vẫn tồn tại. Trường hợp này phụ thuộc vào bên nhận cầm cố quyết định, khi chấm dứt cầm cố thì nghĩa vụ đang thực hiện không có bảo đảm, cho nên bên có quyền trong nghĩa vụ này có thể chịu rủi ro.
* Về trả lại tài sản cầm cố:
Điều 316 Bộ luật Dân sự 2015 quy định khi việc cầm cố tài sản chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 315 Bộ luật Dân sự 2015 hoặc theo thỏa thuận của các bên thì tài sản cầm cố, giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. 2. Một bản án tiêu biểu về cầm cố tài sản
Dưới đây là một bản án tiêu biểu liên quan đến tranh chấp hợp đồng cầm cố tài sản:
TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH
BẢN ÁN 49/2023/DS-ST NGÀY 26/09/2023 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG CẦM CỐ TÀI SẢN
Trong ngày 26 tháng 9 năm 2023, tại trụ sở Toà án nhân dân thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình xét xử sơ thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số: 38/2023/TLST-DS ngày 15 tháng 5 năm 2023, về “Tranh chấp hợp đồng cầm cố tài sản”, theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 95/2023/QĐST-DS ngày 15 tháng 8 năm 2023; Quyết định hoãn phiên tòa số: 124/2023/QĐST-DS ngày 06/9/2023, giữa các đương sự:
+ Nguyên đơn: Công ty T; địa chỉ trụ sở: phường Bến Thủy, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An; đại diện theo pháp luật: Ông P– Giám đốc; đại diện theo ủy quyền: Ông Trần Chính L; địa chỉ:, phường N, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Có mặt.
+ Bị đơn: Chị Trần Thị Nh, sinh năm 1977; địa chỉ: TDP, phường Đ, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Chị Nh vắng mặt tại phiên tòa lần thứ hai không có lý do.
NỘI DUNG VỤ ÁN
* Trong đơn khởi kiện đề ngày 24/4/2023, bản tự khai và trong quá trình giải quyết vụ án cũng như tại phiên tòa, nguyên đơn trình bày:
Vào ngày 25/7/2022 thông qua Hợp đồng cầm cố số QBM220701012NA19X, Chi nhánh Quảng Bình 01 – Công ty T đã giải ngân cho chị Trần Thị Nh số tiền cầm cố cụ thể 24.200.000 đồng. Và Chi nhánh Quảng Bình 01 – Công ty T nhận bảo đảm khoản tiền cầm cố trên cũng thông qua Hợp đồng cầm cố số QBM220701012NA19X, số đăng ký giao dịch đảm bảo trên hệ thống Đăng ký trực tuyến của cục đăng ký quốc gia: Giaodichdambao/botuphap: số 145566684657 theo web: https://dktructuyen.moj.gov.vn/ với tài sản cầm cố là chiếc xe máy : HONDA SHMODE mang biển số 73B1-X, thuộc quyền sở hữu của chị Trần Thị Nhi.
Ngoài ra, phía bị đơn chị Nh đã có Giấy ủy quyền ngày 28/9/2022 cho Chi nhánh Quảng Bình 1 - Công ty T với nội dung, bên nhận ủy quyền được thay mặt bên ủy quyền “quản lý, sử dụng, định đoạt (cho thuê, bán) chiếc xe mang biển số 73 B1-X”. Và cũng trong ngày 25/7/2022, chi Nh đã có đơn gửi Chi nhánh Quảng Bình 1 - Công ty T xin mượn lại chiến xe mang biển số 73 B1- X đã được cầm cổ trên trong thời hạn một tháng từ ngày 25/7/2022 đến hết ngày 25/8/2022 và phía nguyên đơn đã đồng ý bàn giao tài sản cầm cổ trên cho phía bị đơn.
Theo nội dung của Hợp đồng cầm cố số QBM220701012NA19X ngày 25/7/2022, thời hạn vay là 06 tháng, kể từ ngày 25/7/2022 đến ngày 25/7/2023, lãi suất cố định là 1,1%/tháng trên dư nợ thực tế, tính từ ngày kí hợp đồng và nhận tiền. Tuy nhiên, kể từ ngày 15/10/2022 cho đến nay đã quá hạn hợp đồng trễ 242 ngày, chị Nh vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo như đúng cam kết cho dù bên nhận cầm cố chúng tôi đã liên hệ nhiều lần nhưng phía bị đơn vẫn trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ trả nợ dù đã quá thời hạn cầm từ lâu. Số tiền dư nợ gốc và lãi còn lại mà ông Tùng chưa thanh toán cho Chi nhánh Quảng Bình 01 – Công ty T là 25.224.342 Theo quy định tại các Điều 309, 310, 314 – Bộ Luật Dân sự 2015:“Điều 309. Cầm cố tài sản: “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.” “Điều 310. Hiệu lực của cầm cố tài sản 1. Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
2. Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cổ nắm giữ tài sản cầm cổ.” “Điều 314. Quyền của bên nhận cầm cố 1. Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó. 2. Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cổ và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cổ, nếu có thoả thuận.
4. Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.
Hơn nữa chiếc xe này đã cầm cố, phía chị Nh đã mượn lại chúng tôi trong thời hạn 01 tháng (từ ngày 25/7/2022 đến hết ngày 25/8/2022), quá hạn đã trên 07 tháng những vẫn chưa mang trả lại tài sản cầm cố trên cho chúng tôi.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, căn cứ theo các Điều 4, 26, 39, 70, 71, 186 - Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015; các Điều 309, 310, 314 – Bộ Luật Dân sự 2015 và căn cứ vào Hợp đồng cầm cố số QBM220701012 NA19X ngày 25/7/2022 cũng như các tài liệu liên quan khác. Tại phiên tòa hôm nay Công ty T vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện đề nghị Toà án Nhân dân thành phố Đồng Hới xét xử:
- Tuyên buộc chị Trần Thị Nh phải giao trả lại chiếc xe HONDA SH MODE mang biển số 73B1 -X, số khung: RLHJF5167KZ124705, số máy: JF87E5051196, cầm cố mà phía bị đơn đã mượn lại của Công ty T, để hai bên thực hiện việc thanh lý hợp đồng cầm cố và bàn giao tài sản và giấy tờ liên quan theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp chị Trần Thị Nh không thể trả lại xe cầm cố, chị Nh có nghĩa vụ phải thanh toán cả gốc lẫn lãi thông qua hợp đồng cầm cố tài sản khoản tiền 25.774.000 đồng, trong đó: gốc 22.724.000 đồng, lãi 3.050.000 đồng và rút yêu cầu chị Nhi trả lại chiếc xe máy.
* Ý kiến của bị đơn chị Trần Thị Nh, trong quá trình giải quyết vụ án Toà án đã triệu tập nhiều lần bằng bưu chính, và niêm yết nơi cư trú của chị Nh nhưng chị Nh không có mặt nên không có ý kiến trình bày.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:
[1] Về thủ tục tố tụng: Bị đơn chị Nh có địa chỉ tại: Phường Đ, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 35; điểm a, khoản 1, Điều 39; điểm g khoản 1 Điều 40 của Bộ Luật tố tụng Dân sự, vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
[2] Về quan hệ pháp luật: Tại đơn khởi kiện và quá trình giải quyết vụ án, cũng như tại phiên tòa nguyên đơn Công ty T khởi kiện yêu cầu bị đơn chị Nh phải giao trả lại chiếc xe máy mà chị Nh đã cầm cố mà phía bị đơn đã mượn lại của Công ty T, trường hợp không thể trả lại xe cầm cố, chị Nh có nghĩa vụ phải thanh toán cả gốc lẫn lãi thông qua hợp đồng cầm cố tài sản. Vì vậy đây là quan hệ tranh chấp hợp đồng cầm cố theo quy định tại Điều 309 Bộ luật Dân sự năm 2015; tranh chấp phát sinh giữa cá nhân và cá nhân, đây là tranh chấp phát sinh trong giao dịch dân sự theo quy định tại Điều 26 Bộ luật tố tụng Dân sự.
[3] Về sự vắng mặt của bị đơn: Trong quá trình Tòa án thụ lý giải quyết vụ án, Tòa án đã nhiều lần triệu tập các bên đương sự đến Tòa án để tiến hành các thủ tục giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật, nguyên đơn đã đến Tòa án làm bản tự khai, tham gia phiên họp công khai, tiếp cận chứng cứ và hòa giải theo giấy triệu tập của Tòa án. Đối với bị đơn chị Nh không đến Tòa án làm bản tự khai cũng như vắng mặt tại các lần Tòa án triệu tập và Công ty đã giao giấy triệu tập cho chị nhưng chị cứ hẹn với Công ty sẽ trả tiền nhưng không chịu trả và cũng không đến Toà án để giải quyết. Tòa án đã gửi giấy triệu tập qua đường bưu điện; niêm yết nơi cư trú của chị Nh để tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải nhưng chỉ có nguyên đơn có mặt còn bị đơn vắng mặt không có lý do nên Toà án đã mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp tiếp cận, công khai chứng cứ và lập biên bản không tiến hành hoà giải được theo quy định tại khoản 1 Điều 207 Bộ luật tố tụng dân sự. Do đó Tòa án ban hành Quyết định đưa vụ án ra xét xử số; Quyết định hoãn phiên tòa. Tại phiên tòa hôm nay, Hội đồng xét xử căn cứ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 227; Điều 228 của Bộ Luật tố tụng dân sự tiến hành xét xử vắng mặt bị đơn chị Nhi.
[4] Về nội dung vụ án:
[4.1] Xét yêu cầu nguyên đơn buộc chị Trần Thị Nh phải giao trả lại chiếc xe máy HONDA SH MODE mang biển số 73B1 -X, số khung: RLHJF5167KZ124705, số máy: JF87E5051196, cầm cố mà phía bị đơn đã mượn lại của Công ty TNHH SRISAWAD Viết Nam. Tại phiên toà đại diện theo uỷ quyền của Công ty rút yêu cầu này nên HĐXX chấp nhận và đình chỉ đối với yêu cầu của nguyên đơn.
[4.2] Xét yêu cầu của nguyên đơn yêu cầu bị đơn phải trả số tiền gốc và lãi tính đến ngày 26/9/2023 là 25.774.000 đồng, trong đó gốc 22.724.000 đồng, lãi 3.050.000 đồng.
Hợp đồng cầm cố số QBM220701012NA19X ngày 25/7/2023 được ký kết giữa: Bên nhận cầm cố: Công ty T; bên cầm cố: bà Trần Thị Nh; nội dung cầm cố bà Nhi cầm cố cho Công ty chiếc xe máy HONDA SH MODE mang biển số 73B1 -X để vay 24.200.000 đồng, thời hạn cầm cố 12 tháng kể từ ngày 25/7/2022 đến ngày 25/7/2023. Như vậy Hợp đồng cầm cố tài sản được các bên xác lập trên cơ sở tự nguyện, không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không bị lừa dối hay bị ép buộc, phù hợp với quy định với Điều 309 Bộ luật Dân sự năm 2015. Trong quá trình thực hiện hợp đồng bà Nh không trả tiền gốc cho Công ty khi đến hạn là vi phạm nghĩa vụ theo Điều 311 Bộ luật Dân sự năm 2015. Yêu cầu tính lãi của Công ty T là phù hợp với khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015. Do đó, Hợp đồng cầm cố có hiệu lực pháp luật buộc các bên phải thi hành. Buộc bà Trần Thị Nh phải trả cho Công ty T số tiền gốc và lãi tính đến ngày 26/9/2023 là 25.774.000 đồng.
[4.3] Xét, đối với việc Công ty T nhận cầm giấy chứng nhận đăng ký xe mô tô, gắn máy của bà Nhi, các bên không đăng ký giao dịch bảo đảm tại cơ quan có thẩm quyền, nên giao dịch chưa phát sinh hiệu lực. Vì vậy, việc Công ty T nhận cầm giấy chứng nhận đăng ký xe mô tô, gắn máy của bà Nh là không phù hợp pháp luật. Do đó, ngay sau khi bà Nh thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ thì Công ty T có trách nhiệm giao trả lại giấy chứng nhận đăng ký xe mô tô, gắn máy cho bà Nhi.
[5] Về án phí: Căn cứ Điều 147 của Bộ luật Tố tụng dân sự; Điều 26 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án:
Do yêu cầu khởi kiện của Công ty T Nam được chấp nhận nên bị đơn bà Nh phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 5% trên tổng số tiền là: 25.774.000 đồng x 5% = 1.288.000 đồng để sung quỹ nhà nước.
Công ty T không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm. Hoàn trả lại cho Công ty T số tiền tạm ứng án phí 1.262.000 đồng đã nộp theo biên lai thu tiền tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số: 0001525 ngày 16/5/2023 của Chi cục thi hành án dân sự thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
[6] Về quyền kháng cáo: Các đương sự có quyền kháng cáo bản án theo quy định tại Điều 271 Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2015.
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ khoản 3 Điều 26; điểm a khoản 1 Điều 35; khoản 1 Điều 39; Điều 147; Điều 227; Điều 244; Điều 266; Điều 269; Điều 273 Bộ luật tố tụng Dân sự; Áp dụng các Điều 309, 311, 468 Bộ luật dân sự năm 2015; Căn cứ khoản 2 Điều 26 Nghị Quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án; Tuyên xử:
1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty T.
2. Buộc bà Trần Thị Nh phải trả cho Công ty T tổng số tiền gốc và lãi tính đến ngày 26/9/2023 là 25.774.000 đồng (trong đó: tiền gốc 22.724.000 đồng, tiền lãi 3.050.000 đồng).
3. Kể từ ngày 27/9/2023 cho đến khi thi hành xong hàng tháng bên phải thi hành án án còn phải chịu thêm khoản tiền lãi theo Hợp đồng cầm cố số QBM220701012NA19X ngày 25/7/2023 được ký kết giữa: Bên nhận cầm cố: Công ty T; bên cầm cố: bà Trần Thị Nhi;
4. Ngay sau khi bà Trần Thị Nh thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi thì Công ty TNHH S có trách nhiệm trả lại giấy chứng nhận đăng ký xe mô tô, gắn máy của bà Trần thị Nh, biển kiểm soát 73B1-X.
5. Đình chỉ yêu cầu của nguyên đơn yêu cầu bà Trần Thị Nh trả lại chiếc xe HONDA SH MODE mang biển số 73B1 -X, số khung: RLHJF5167KZ124705, số máy: JF87E5051196, do nguyên đơn rút yêu cầu.
6. Án phí:
- Bị đơn bà Trần Thị Nh phải chịu án phí dân sự sơ thẩm để nộp ngân sách Nhà nước là 1.288.000 đồng.
- Công ty T không phải chịu án phí. Hoàn trả lại cho Công ty T Nam số tiền tạm ứng án phí 1.262.000 đồng đã nộp theo biên lai thu tiền tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số: 0001525 ngày 16/5/2023 của Chi cục thi hành án dân sự thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
7. Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 của Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7, 7a, 7b và 9 của Luật thi hành án dân sự; Thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 của Luật thi hành án Dân sự.
Nguyên đơn có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án sơ thẩm 26/9/2023. Đối với bị đơn vắng mặt có quyền kháng cáo bản án trong hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.
Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn