- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (212)
- Mã số thuế (137)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Bảo hiểm xã hội (80)
- Tiền lương (78)
- Tạm trú (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (53)
- Căn cước công dân (47)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Pháp luật (35)
- Đăng ký mã số thuế (32)
- Hành chính (31)
- Thai sản (30)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Xây dựng (21)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Hưởng BHTN (18)
- Nộp thuế (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Hàng hóa (17)
- Kết hôn (16)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Văn hóa xã hội (14)
- Kinh doanh (14)
- Người phụ thuộc (14)
- Đầu tư (14)
- Phụ cấp (13)
- Ly hôn (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
- Thuế môn bài (13)
- Thường trú (13)
- Công ty TNHH (13)
Quyền sở hữu đối với tài sản đảm bảo theo quy định pháp luật
1. Hiện nay có những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nào?
Theo quy định pháp luật, có rất nhiều biện pháp mà các bên có thể sử dùng để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của bên còn lại. Cụ thể, theo quy định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
1. Cầm cố tài sản.
2. Thế chấp tài sản.
3. Đặt cọc.
4. Ký cược.
5. Ký quỹ.
6. Bảo lưu quyền sở hữu.
7. Bảo lãnh.
8. Tín chấp.
9. Cầm giữ tài sản.
2. Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ gồm những loại nào?
Theo quy định pháp luật, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Trong đó, theo quy định tại Điều 8 Nghị định số: 21/2021/NĐ-CP, tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
1. Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;
2. Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;
3. Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;
4. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.
3. Phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm bao gồm những nghĩa vụ gì?
Khi tiến hành dùng tài sản bảo đảm để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ, theo quy định tại Điều 293 Bộ luật Dân sự 2015, phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm được quy định cụ thể như sau:
1. Nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại.
2. Nghĩa vụ được bảo đảm có thể là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện.
3. Trường hợp bảo đảm nghĩa vụ trong tương lai thì nghĩa vụ được hình thành trong thời hạn bảo đảm là nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ sẽ thuộc quyền sở hữu của ai?
Theo quy định pháp luật, cụ thể hơn là Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015, quyền sở hữu của tài sản bảo đảm đã được quy định chi tiết như sau:
1. Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
2. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.
3. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
4. Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
Trong đó, theo quy định pháp luật đã nêu rõ, tài sản bảo đảm sẽ thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ 02 trường hợp bao gồm: cầm giữ tài sản và bảo lưu quyền sở hữu.
5. Việc định giá tài sản bảo đảm sẽ được căn cứ vào đâu?
Khi tiến hành dùng tài sản để bảo đảm, việc định giá tài sản bảo đảm là một điều rất quan trọng. Trong đó, việc định giá tài sản bảo đảm sẽ được thực hiện theo quy định pháp luật, cụ thể, tại Điều 306 Bộ luật Dân sự 2015, việc định giá tài sản bảo đảm được quy định như sau:
1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận về giá tài sản bảo đảm hoặc định giá thông qua tổ chức định giá tài sản khi xử lý tài sản bảo đảm.
Trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản được định giá thông qua tổ chức định giá tài sản.
2. Việc định giá tài sản bảo đảm phải bảo đảm khách quan, phù hợp với giá thị trường.
3. Tổ chức định giá phải bồi thường thiệt hại nếu có hành vi trái pháp luật mà gây thiệt hại cho bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm trong quá trình định giá tài sản bảo đảm.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Cầm cố tài sản là gì? Bản án tiêu biểu về cầm cố tài sản
Khái niệm đặt cọc, nếu mất tiền cọc phải giải quyết như thế nào.
Tài sản hình thành trong tương lai là gì? Hồ sơ thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai.