Chương II Nghị định 21/2021/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ: Tài sản bảo đảm
Số hiệu: | 21/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 19/03/2021 | Ngày hiệu lực: | 15/05/2021 |
Ngày công báo: | 31/03/2021 | Số công báo: | Từ số 487 đến số 488 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
04 loại tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Theo đó, tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
(1) Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai;
Trừ trường hợp Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm.
(2) Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;
(3) Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;
(4) Tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.
Xem thêm chi tiết tại Nghị định 21/2021/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 15/5/2021).
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
1. Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;
2. Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;
3. Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;
4. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.
1. Việc mô tả tài sản bảo đảm do bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm thỏa thuận, phù hợp với quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, các Điều 12, 13, 18 và 19 Nghị định này.
2. Trường hợp tài sản bảo đảm là bất động sản, động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký thì thông tin được mô tả theo thỏa thuận phải phù hợp với thông tin trên Giấy chứng nhận.
3. Trường hợp tài sản bảo đảm là quyền tài sản thì thông tin được mô tả theo thỏa thuận phải thể hiện được tên, căn cứ pháp lý phát sinh quyền tài sản.
1. Việc dùng quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thể không đồng thời với tài sản gắn liền với đất, dùng tài sản gắn liền với đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thể không đồng thời với quyền sử dụng đất.
2. Trường hợp tài sản gắn liền với đất là tài sản pháp luật không quy định phải đăng ký và cũng chưa được đăng ký theo yêu cầu mà chủ sở hữu và bên nhận bảo đảm thỏa thuận dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì quyền, nghĩa vụ của các bên được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm.
Trường hợp tài sản gắn liền với đất là cây hằng năm theo quy định của Luật Trồng trọt, công trình tạm theo quy định của Luật Xây dựng mà chủ sở hữu và bên nhận bảo đảm thỏa thuận dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì áp dụng theo quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng động sản không phải là tàu bay, tàu biển.
3. Trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đang là bất động sản hưởng quyền bất động sản liền kề được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì quyền đối với bất động sản liền kề vẫn có hiệu lực với mọi cá nhân, pháp nhân.
4. Việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai không áp dụng đối với quyền sử dụng đất.
1. Tài sản thuộc sở hữu của chủ thể quyền bề mặt quy định tại khoản 2 Điều 271 của Bộ luật Dân sự được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Trường hợp tài sản quy định tại khoản này là tài sản gắn liền với đất thì áp dụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9, các khoản 1, 2 và 3 Điều 10 Nghị định này.
2. Hoa lợi, lợi tức hoặc tài sản khác có được từ việc khai thác, sử dụng tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là vật có vật phụ, vật đồng bộ hoặc vật đặc định thì việc mô tả phải thể hiện được đặc điểm để xác định vật này theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Giấy tờ có giá, chứng khoán, số dư tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nhưng việc mô tả tài sản bảo đảm phải phù hợp với quy định của pháp luật về giấy tờ có giá, chứng khoán, ngân hàng.
Bên có quyền trong hợp đồng được dùng quyền đòi nợ, các khoản phải thu, quyền yêu cầu thanh toán khác; quyền khai thác, quản lý dự án đầu tư; quyền cho thuê, cho thuê lại; quyền hưởng hoa lợi, lợi tức, lợi ích khác trị giá được bằng tiền hình thành từ hợp đồng; quyền được bồi thường thiệt hại; quyền khác trị giá được bằng tiền phát sinh từ hợp đồng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Chủ thể góp vốn được dùng cổ phần, phần vốn góp, quyền mua phần vốn góp hoặc lợi tức phát sinh từ cổ phần, phần vốn góp trong pháp nhân thương mại, pháp nhân phi thương mại là doanh nghiệp xã hội để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật liên quan và điều lệ của pháp nhân (nếu có).
Chủ thể có quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật liên quan được dùng quyền khai thác khoáng sản; sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ động vật; hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật biển; tài nguyên nước, bao gồm nước mặt, nước biển và nước dưới đất, trừ nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp; yến sào thiên nhiên; quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên khác trị giá được bằng tiền để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Việc dùng quyền khai thác khoáng sản, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên khác để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ quy định tại Điều này phải phù hợp với quy định của pháp luật về khoáng sản, pháp luật về tài nguyên thiên nhiên khác.
Chủ sở hữu quyền tài sản phát sinh từ quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ thông tin, hoạt động khoa học, công nghệ được dùng quyền tài sản đối với đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng; quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ; quyền khác trị giá được bằng tiền phát sinh từ quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ thông tin, hoạt động khoa học, công nghệ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Chủ đầu tư được dùng dự án đầu tư mà Luật Đầu tư, luật khác liên quan không cấm chuyển nhượng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Chủ đầu tư có thể dùng toàn bộ dự án đầu tư, quyền tài sản của mình về khai thác, quản lý dự án đầu tư và quyền tài sản khác hoặc tài sản khác thuộc dự án đầu tư để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Trường hợp dự án đầu tư dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là dự án xây dựng nhà ở, dự án xây dựng công trình không phải là nhà ở, dự án khác mà theo quy định của pháp luật liên quan phải có Giấy chứng nhận, Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc căn cứ pháp lý khác thì việc mô tả trong hợp đồng bảo đảm phải thể hiện được căn cứ pháp lý này.
Hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh và kho hàng được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thể được mô tả theo giá trị tài sản hoặc theo loại hàng hóa. Việc mô tả đối với tài sản bảo đảm là kho hàng còn phải thể hiện được địa chỉ, số hiệu kho (nếu có) hoặc dấu hiệu khác của vị trí kho hàng.
Hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh có thể là hàng hóa trong kho hoặc là hàng hóa đang tham gia quá trình sản xuất, kinh doanh.
1. Trường hợp bên thế chấp thực hiện quyền đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp theo quy định tại khoản 2 Điều 321 của Bộ luật Dân sự thì phần giá trị đầu tư tăng thêm thuộc tài sản thế chấp.
2. Việc đầu tư vào tài sản thế chấp phải có sự đồng ý của bên nhận thế chấp trong trường hợp:
a) Bên thứ ba đầu tư vào tài sản thế chấp;
b) Bên thế chấp đầu tư vào tài sản thế chấp làm phát sinh tài sản mới không thuộc tài sản thế chấp theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp.
3. Bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu chấm dứt việc đầu tư nếu việc đầu tư quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này làm giảm giá trị tài sản thế chấp.
4. Trường hợp bên thế chấp, bên thứ ba đầu tư vào tài sản thế chấp không tuân thủ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên nhận thế chấp.
5. Trường hợp bên bảo đảm hoặc bên thứ ba đầu tư vào tài sản bảo đảm thuộc biện pháp bảo đảm khác mà các bên không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật liên quan không quy định khác thì áp dụng các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
1. Trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm thỏa thuận về việc chia, tách một tài sản bảo đảm thành nhiều tài sản phù hợp với quy định của pháp luật liên quan thì giải quyết như sau:
a) Việc chia, tách tài sản bảo đảm không làm thay đổi chủ sở hữu thì những tài sản mới được hình thành sau khi chia, tách tiếp tục là tài sản bảo đảm;
b) Việc chia, tách tài sản bảo đảm làm thay đổi chủ sở hữu thì tài sản mới được hình thành sau khi chia, tách thuộc quyền của chủ sở hữu mới không là tài sản bảo đảm.
2. Trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm thỏa thuận về việc hợp nhất, sáp nhập hoặc trộn lẫn tài sản bảo đảm với tài sản khác hoặc tài sản bảo đảm được chế biến tạo thành tài sản mới thì tài sản bảo đảm được xác định như sau:
a) Tài sản mới được tạo thành do hợp nhất, sáp nhập hoặc trộn lẫn mà không chia được thì phần giá trị tài sản bảo đảm được hợp nhất, sáp nhập hoặc trộn lẫn vào tài sản mới trở thành tài sản bảo đảm;
b) Vật mới được tạo thành do chế biến thuộc sở hữu của bên bảo đảm thì vật mới tiếp tục là tài sản bảo đảm. Trường hợp vật mới không thuộc sở hữu của bên bảo đảm thì giá trị phần tài sản bảo đảm được chế biến trở thành tài sản bảo đảm.
3. Trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm thỏa thuận về việc dùng tài sản bảo đảm để góp vốn vào pháp nhân thương mại, pháp nhân phi thương mại là doanh nghiệp xã hội thì cổ phần hoặc phần vốn góp là tài sản bảo đảm, trừ trường hợp bên nhận bảo đảm và pháp nhân nhận góp vốn có thỏa thuận về việc tài sản bảo đảm mang góp vốn tiếp tục được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
4. Trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm thỏa thuận về việc dùng tài sản đang được bảo hiểm để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hoặc tài sản đang dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mà được bảo hiểm thì khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, số tiền bồi thường hoặc tài sản thay thế mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm trở thành tài sản bảo đảm.
5. Trường hợp tài sản bảo đảm là cây hằng năm theo quy định của Luật Trồng trọt được thu hoạch, công trình tạm theo quy định của Luật Xây dựng bị phá dỡ thì hoa lợi hoặc tài sản khác có được từ việc thu hoạch hoặc phá dỡ trở thành tài sản bảo đảm.
6. Trường hợp tài sản đang dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mà bên bảo đảm cài đặt, tích hợp phần mềm, hệ thống phần mềm phù hợp với quy định của pháp luật liên quan thì quyền tài sản đối với phần mềm, hệ thống phần mềm trong phạm vi tài sản bảo đảm này cũng là tài sản bảo đảm.
7. Trường hợp tài sản bảo đảm bị thu hồi do bên bảo đảm vi phạm pháp luật liên quan thì bên bảo đảm phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên nhận bảo đảm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm. Trường hợp bên bảo đảm được Nhà nước thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật liên quan thì tài sản được thanh toán hoặc bồi thường trở thành tài sản bảo đảm.
8. Trường hợp không còn tài sản bảo đảm do bị thu hồi vì mục đích quốc phòng, an ninh; để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì số tiền được bồi thường, tài sản được thay thế hoặc tài sản được trao đổi theo quy định của pháp luật liên quan trở thành tài sản bảo đảm.
9. Trường hợp tài sản bảo đảm bị tiêu hủy, bị tổn thất toàn bộ hoặc bị phá dỡ, bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được xác định là không còn tài sản bảo đảm, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 7 và 8 Điều này.
10. Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan làm cho tài sản bảo đảm không còn hoặc bị thay thế mà có tài sản mới phát sinh hoặc có tài sản được thay thế thì tài sản này trở thành tài sản bảo đảm.
COLLATERAL
Article 8. Collateral for security for obligation fulfillment
Collateral for security for obligation fulfillment includes:
1. Current properties or off-plan properties, except for cases where the Civil Code or other relevant laws forbid sale, transfer or other change of ownership at the time of establishing security contracts, security measures;
2. Properties sold under property sale agreements with retention of ownership;
3. Properties considered as subjects of obligations under infringed bilateral contracts in case of lien measures;
4. Properties under general public’s ownership if prescribed by relevant laws.
Article 9. Description of collateral
1. Description of collateral shall be agreed upon by securing parties and secured parties in a manner satisfactory to Clause 2, Clause 3 of this Article, Articles 12, 13, 18, and 19 hereof.
2. In case collateral is immovable property or movable property which is required by the law for registration, information described as agreed upon must conform to information on certificates.
3. In case collateral is property rights, information described as agreed upon must include name and legal basis for emergence of property rights.
Article 10. Land use right and assets attached to land
1. Employment of land use right to guarantee fulfillment of obligations may not occur simultaneously with employment of assets attached to land; employment of assets attached to land to guarantee fulfillment of obligations may not occur simultaneously with employment of land use right.
2. In case owners and secured parties employ assets attached to land that are not required by the law for registration and have not been registered at request as security for obligation fulfillment, rights and obligations of parties shall conform to agreements in security contracts.
In case owners and secured parties agree to employ assets attached to land that are perennial plants according to Law on Cultivation, temporary constructions according to Law on Construction as security for obligation fulfillment, comply with regulations and law on security for obligation fulfillment in form of movable properties that are not aircrafts or watercrafts.
3. In case land use right or assets attached to land that are immovable properties benefiting from adjacent immovable property rights is used as security for obligation fulfillment, rights for adjacent immovable properties shall remain effective for all individuals and juridical persons.
4. Security for obligation fulfillment in form of off-plan properties does not apply to land use right.
Article 11. Property created from surface right, usufruct right
1. Properties owned by holders of surface rights according to Clause 2 Article 271 of the Civil Code shall be used as security for obligation fulfillment.
In case properties specified under this Clause are assets attached to land, conform to Clause 1 and Clause 2 Article 9, Clause 1, Clause 2, and Clause 3 Article 10 hereof.
2. Profit, interest or other properties gained from extraction or use of properties that are subjects of usufruct rights shall be used as security for obligation fulfillment.
Article 12. Objects with auxiliary objects, integrated objects, distinctive objects
Properties used as security for obligation fulfillment include auxiliary objects, integrated objects or distinctive objects, description must include characteristics to determine these objects according to the Civil Code.
Article 13. Valuable instruments, securities, deposit balance
Valuable instruments, securities and deposit balance in credit institution, branches of foreign banks are used as security for obligation fulfillment while description of collateral must conform to regulations and law on valuable instruments, securities and financial institutions.
Article 14. Property right arising from contracts
Parties holding rights in contracts may exercise their rights to ask for debt repayment, collectibles or request payments; rights to extract, manage investment projects; rights to lease, sublet; rights to benefit from commissions, profit or other interests formed by money arising from contracts; rights to receive damages;
Article 15. Properties formed from contribution
Contributors may use shares, stakes, right to purchase stakes or interests arising from shares, stakes in commercial juridical persons, non-commercial juridical persons that are social enterprises as security for obligation fulfillment as per relevant laws and regulations of juridical persons (if any).
Article 16. Right to extract natural resources
Entities holding right to extract natural resources as per relevant law may use such right to extract minerals; natural forestry products other than animals; natural sea products (including animals and plants); water resources (including surface water, sea water, groundwater other than natural water used for agriculture, forestry, fishery, salt industry); natural swallow nest; other natural resources having monetary value as security for obligation fulfillment.
Employment of right to extract minerals, other natural resources as security or obligation fulfillment specified under this Article must conform to regulations and law on minerals, and other regulations and law on natural resources.
Article 17. Property rights deriving from intellectual property rights, information technology, science and technology activities
Owners of property rights deriving from intellectual property rights, information technology, science technology, science and technology activities may use property rights regarding subjects of author’s rights, relevant rights, industrial ownership rights, cultivar rights; ownership right and use right of science research, technology development, technology transfer; other rights whose value is assessed in monetary value deriving from intellectual property rights, science and technology activities as security for obligation fulfillment.
Article 18. Investment project and affiliated properties
Project developers may utilize investment projects that are not prohibited by Law on Investment and other relevant laws from transfer as security for obligation fulfillment.
Project developers may use all investment projects their property rights regarding extraction, management of investment projects and other property rights or other properties affiliated to investment projects as security for obligation fulfillment.
In case investment projects used as security for obligation fulfillment are construction projects for houses, construction projects for structures other than houses or other projects that are required by relevant law provisions to obtain certificates, decisions of competent authorities or other legal basis, description under security contracts must be able to display this legal basis.
Article 19. Commodities rotating during manufacturing, business and storage processes
Commodities rotating during manufacturing, business and storage processes used as security for obligation fulfillment can be described by value or type. Description of collateral that is warehouse must include address and code of warehouse (if any) or other signs of warehouse location.
Commodities rotating during manufacturing, business processes can be commodities in storage or commodities participating in manufacturing, business processes.
Article 20. Investment in mortgaged properties
1. In case mortgagors exercise investment rights to increase value of mortgaged properties according to Clause 2 Article 321 of the Civil Code, the increased value is included in mortgaged properties.
2. Investment in mortgaged properties requires consent of mortgagees in case:
a) A third party invests mortgaged properties;
b) Mortgagor invests in mortgaged properties thereby creates new properties that are not included in mortgaged properties agreed upon under mortgage agreements.
3. Mortgagees have the right to request termination of investment if investment specified under Clause 1 and Clause 2 of this Article reduces value of mortgaged properties.
4. In case mortgagors or third parties investing in mortgaged properties fail to comply with Clause 2 and Clause 3 of this Article and cause damage, pay damages to mortgagees.
5. In case securing parties or third parties invest in collateral within other security measures and parties have no other agreements or are not regulated otherwise by the law, comply with Clauses 1, 2, 3, and 4 of this Article.
Article 21. Fluctuation in collateral
1. In case securing parties and secured parties agree on dividing, separating collateral into multiple properties according to relevant law provisions, proceed as follows:
a) If division, separation of properties that does not alter ownership, properties that form as results of such division, separation shall remain collateral;
b) If division, separation of properties that alters ownership, properties that form as results of such division, separation under new ownership shall no longer remain collateral.
2. In case securing parties and secured parties agree on acquisition, merge or mix of collateral with other properties or collateral is processed into new properties, collateral shall be determined as follows:
a) If new properties are formed as results of acquisition, merge or mix and cannot be separated, the collateral acquired, merged or mixed into the new properties shall become collateral;
b) If new objects created as results of processing are owned by securing parties, the new objects shall remain collateral. In case new objects are not owned by securing parties, value of processed collateral shall become collateral.
3. In case securing parties and secured parties agree on using collateral to contribute to commercial juridical persons, non-commercial juridical persons that are social enterprises, shares or stakes shall be collateral, except for cases where securing parties and contributed juridical persons agree on using contributed collateral as security for obligation fulfillment.
4. In case securing parties and secured parties agree on using properties under insurance as security for obligation fulfillment or properties that are being used as security for obligation fulfillment are put under insurance and an insured event occurs, compensation or replacement properties that must be paid to insurance beneficiaries of insurance enterprises shall become collateral.
5. In case collateral is perennial plants according to Law on Cultivation are harvested or auxiliary constructions according to Law on Construction are deconstructed, yield or other properties gained from the harvest or deconstruction shall become collateral.
6. In case securing parties install, integrate software or software system for properties that are being used as security for obligation fulfillment as per relevant law provisions, property rights for the software and software system within the scope of this collateral shall be collateral.
7. In case collateral is called because securing parties violate relevant laws, securing parties must pay damages for secured parties as agreed upon under security contracts. In case securing parties receive payment and/or compensation from the Government according to relevant law provisions, properties that are paid or compensated shall become collateral.
8. In case collateral is recalled for national defense, security purposes, socio-economic development for national and public interest, compensation or replacement properties or exchanged properties according to relevant law provisions shall become collateral.
9. In case collateral is disposed, damaged entirely or deconstructed, confiscated according to decisions of competent authorities, collateral shall be considered no longer available, except for cases under Clauses 4, 5, 7, and 8 of this Article.
10. Other cases according to the Civil Code or relevant law provisions where collateral is unavailable or replaced and new properties arise or replacement properties are available, these properties shall become collateral.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 7. Quyền truy đòi tài sản bảo đảm
Điều 11. Tài sản được tạo lập từ quyền bề mặt, quyền hưởng dụng
Điều 20. Đầu tư vào tài sản thế chấp
Điều 30. Xử lý hợp đồng bảo đảm vô hiệu từng phần
Điều 32. Bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố
Điều 34. Việc thế chấp liên quan đến tài sản cho thuê, cho mượn
Điều 44. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Điều 47. Bảo đảm quyền cầm giữ
Điều 51. Thông báo xử lý tài sản bảo đảm
Điều 52. Giao tài sản bảo đảm, xử lý tài sản cầm cố, thế chấp
Điều 57. Nhận lại tài sản bảo đảm
Điều 59. Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm