Ai được nhận thế chấp quyền sử dụng đất?
Ai được nhận thế chấp quyền sử dụng đất?

1. Ai được nhận thế chấp quyền sử dụng đất?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, về cơ bản thì chỉ có các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam mới được nhận thế chấp quyền sử dụng đất.

Tại Điều 296 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

“ Một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ

1. Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

2. Trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản.

3. Trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản. Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thỏa thuận khác.

Trường hợp các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì có thể thỏa thuận về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn.”

Theo đó, một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể mang đi thế chấp tại nhiều ngân hàng thương mại nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp giữa bên thế chấp và ngân hàng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Nếu mang một quyền sử dụng đất thế chấp tại nhiều ngân hàng thương mại thì bên bảo đảm phải thông báo cho các ngân hàng sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản.

2. Điều kiện thực hiện quyền thế chấp sổ đỏ

Căn cứ khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai 2024 quy định người sử dụng đất được thế chấp quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

    • Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp:
    • Thừa kế quyền sử dụng đất.
    • Chuyển đổi đất nông nghiệp khi dồn điền, đổi thửa, tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cộng đồng dân cư.
    • Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án bất động sản.
Điều kiện thực hiện quyền thế chấp sổ đỏ
Điều kiện thực hiện quyền thế chấp sổ đỏ
    • Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nhưng đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án;
  • Đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự;
  • Trong thời hạn sử dụng đất;
  • Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

3. Vay thế chấp sổ đỏ có thời gian bao lâu?

  • Chính sách của ngân hàng mỗi ngân hàng có những quy định khác nhau về thời hạn vay tối đa và tối thiểu.
  • Giá trị tài sản thế chấp tài sản có giá trị càng cao, thời hạn vay càng dài.
  • Khả năng tài chính của người vay thu nhập ổn định, lịch sử tín dụng tốt sẽ giúp người vay dễ dàng tiếp cận các gói vay có thời hạn dài hơn.
  • Mục đích vay mỗi mục đích vay khác nhau sẽ có thời hạn vay phù hợp. Ví dụ, vay để mua nhà thường có thời hạn dài hơn so với vay để sửa chữa nhà.
  • Thời gian cố định và linh hoạt một số ngân hàng cho phép khách hàng lựa chọn thời gian cố định hoặc linh hoạt. Thời gian cố định có lãi suất ưu đãi hơn nhưng khó thay đổi, còn thời gian linh hoạt cho phép bạn điều chỉnh khoản vay theo nhu cầu nhưng lãi suất có thể cao hơn.

4. Đất có tranh chấp có được thế chấp sổ đỏ không?

Tại Điều 45 Luật Đất đai 2024 có quy định về trường hợp thế chấp sổ đỏ như sau:

Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất

“ 1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất, chuyển đổi đất nông nghiệp khi dồn điền, đổi thửa, tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cộng đồng dân cư và trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 124 và điểm a khoản 4 Điều 127 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự;

d) Trong thời hạn sử dụng đất;

đ) Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.”

Đất có tranh chấp có được thế chấp sổ đỏ không?
Đất có tranh chấp có được thế chấp sổ đỏ không?

Như vậy, một trong những điều kiện được thế chấp sổ đỏ là đất phải là:

  • Đất không có tranh chấp;
  • Hoặc đất đã có tranh chấp nhưng đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật;

Do đó, đất có tranh chấp sẽ không được thế chấp sổ đỏ.

5. Hợp đồng vay thế chấp sổ đỏ có cần phải công chứng hay không?

  • Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản.
  • Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên
Hợp đồng vay thế chấp sổ đỏ có cần phải công chứng hay không?
Hợp đồng vay thế chấp sổ đỏ có cần phải công chứng hay không?
  • Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự.
  • Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Như vậy, hợp đồng vay thế chấp sổ đỏ phải được công chứng hoặc chứng thực

6. Các câu hỏi thường gặp

6.1. Đất đang thế chấp có quyền bán không?

Căn cứ khoản 8 Điều 320khoản 5 Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015, bên thế chấp không được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp bên nhận thế chấp đồng ý.

Như vậy, bên thế chấp chỉ được quyền bán đất nếu bên nhận thế chấp đồng ý.

5Cầm giữ sổ đỏ không chịu trả, có phạm tội?
Cầm giữ sổ đỏ không chịu trả, có phạm tội?

6.2 Hồ sơ thế chấp sổ đỏ gồm những gì?

Cụ thể tại Điều 27 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, người yêu cầu đăng ký thế chấp nộp 01 bộ hồ sơ, gồm các giấy tờ sau:

- Bản chính phiếu yêu cầu theo Mẫu số 01a

- Hợp đồng bảo đảm hoặc hợp đồng bảo đảm có công chứng, chứng thực (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);

- Bản gốc Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) trừ trường hợp nộp đồng thời Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm với:

+ Hồ sơ đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất; hoặc

+ Hồ sơ chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

6.3 Quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai có thế chấp được không?

Khoản 4 Điều 10 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định: “Việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai không áp dụng đối với quyền sử dụng đất”

Trong đó, theo khoản 2 Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm việc thế chấp tài sản.

Như vậy, quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai không phải là tài sản bảo đảm, không được thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.