Chương I Nghị định 21/2021/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ: Quy định chung
Số hiệu: | 21/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 19/03/2021 | Ngày hiệu lực: | 15/05/2021 |
Ngày công báo: | 31/03/2021 | Số công báo: | Từ số 487 đến số 488 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
04 loại tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Theo đó, tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
(1) Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai;
Trừ trường hợp Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm.
(2) Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;
(3) Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;
(4) Tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.
Xem thêm chi tiết tại Nghị định 21/2021/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 15/5/2021).
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, bao gồm tài sản bảo đảm; xác lập, thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (sau đây gọi là biện pháp bảo đảm) và xử lý tài sản bảo đảm.
1. Bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, người có nghĩa vụ được bảo đảm.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bên bảo đảm bao gồm bên cầm cố, bên thế chấp, bên đặt cọc, bên ký cược, bên ký quỹ, bên mua trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu, bên bảo lãnh, tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở trong trường hợp tín chấp, bên có nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ đối với biện pháp cầm giữ.
2. Bên nhận bảo đảm bao gồm bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp, bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược, bên có quyền trong ký quỹ, bên bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu, bên nhận bảo lãnh, tổ chức tín dụng trong trường hợp tín chấp, bên có quyền trong hợp đồng song vụ đối với biện pháp cầm giữ.
3. Người có nghĩa vụ được bảo đảm là người mà nghĩa vụ của họ được bảo đảm thực hiện thông qua biện pháp bảo đảm. Người có nghĩa vụ được bảo đảm có thể đồng thời hoặc không đồng thời là bên bảo đảm.
4. Tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở; nhà ở riêng lẻ theo quy định của Luật Nhà ở; công trình xây dựng khác; cây lâu năm, rừng sản xuất là rừng trồng hoặc vật khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
5. Hợp đồng bảo đảm bao gồm hợp đồng cầm cố tài sản, hợp đồng thế chấp tài sản, hợp đồng đặt cọc, hợp đồng ký cược, hợp đồng ký quỹ, hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu, hợp đồng bảo lãnh hoặc hợp đồng tín chấp.
Hợp đồng bảo đảm có thể là sự thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm hoặc thỏa thuận giữa bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm và người có nghĩa vụ được bảo đảm.
Hợp đồng bảo đảm có thể được thể hiện bằng hợp đồng riêng hoặc là điều khoản về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hình thức giao dịch dân sự khác phù hợp với quy định của pháp luật.
6. Giấy chứng nhận bao gồm giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ khác xác nhận quyền sở hữu đối với tài sản theo quy định của pháp luật.
7. Thời hạn hợp lý là khoảng thời gian được hình thành theo thói quen đã được xác lập giữa các bên hoặc là khoảng thời gian mà trong điều kiện bình thường, các bên trong hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm hoặc chủ thể khác có quyền, lợi ích liên quan có thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ của mình.
1. Trường hợp pháp luật về đất đai, nhà ở, đầu tư, doanh nghiệp, chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng, tài nguyên thiên nhiên, thủy sản, lâm nghiệp, hàng không, hàng hải, sở hữu trí tuệ, khoa học và công nghệ hoặc lĩnh vực khác có quy định đặc thù về tài sản bảo đảm, xác lập, thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc xử lý tài sản bảo đảm thì áp dụng quy định đặc thù đó.
Trường hợp bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm hoặc người có nghĩa vụ được bảo đảm bị tuyên bố phá sản thì việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản, xử lý khoản nợ có bảo đảm và các biện pháp bảo toàn tài sản áp dụng theo quy định của pháp luật về phá sản.
2. Trường hợp các bên trong quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thỏa thuận khác với quy định tại Nghị định này mà phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, không vi phạm điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, không vi phạm giới hạn việc thực hiện quyền dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên.
3. Trường hợp chủ sở hữu tài sản và bên nhận bảo đảm thỏa thuận dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người khác thì áp dụng quy định về cầm cố tài sản, thế chấp tài sản.
4. Trường hợp thỏa thuận có nội dung về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nhưng các bên không xác định rõ hoặc xác định không chính xác tên biện pháp bảo đảm mà nội dung thỏa thuận phù hợp với biện pháp bảo đảm quy định tại Bộ luật Dân sự thì áp dụng quy định về biện pháp bảo đảm tương ứng với nội dung thỏa thuận này.
1. Một nghĩa vụ có thể được bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp bảo đảm. Trường hợp nghĩa vụ này bị vi phạm mà bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm không có thỏa thuận về việc lựa chọn áp dụng biện pháp bảo đảm thì bên nhận bảo đảm lựa chọn biện pháp bảo đảm để áp dụng hoặc áp dụng tất cả các biện pháp bảo đảm.
2. Một nghĩa vụ có thể được bảo đảm thực hiện bằng nhiều tài sản. Phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của từng tài sản trong số các tài sản bảo đảm được xác định theo thỏa thuận của bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm. Trường hợp không có thỏa thuận thì bất kỳ tài sản nào trong số đó được dùng để bảo đảm thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
1. Trường hợp tài sản bảo đảm được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác hoặc để thực hiện giao dịch dân sự khác mà bên nhận bảo đảm đang giữ bản chính Giấy chứng nhận thì người này giao bản chính Giấy chứng nhận cho chủ thể trong giao dịch liên quan hoặc thực hiện nghĩa vụ khác theo thỏa thuận để chủ thể trong giao dịch liên quan thực hiện thủ tục theo quy định của pháp luật.
Trường hợp bên nhận bảo đảm giao bản chính Giấy chứng nhận cho chủ thể trong giao dịch liên quan thì chủ thể đã nhận phải giao lại bản chính Giấy chứng nhận cho bên nhận bảo đảm ngay sau khi thực hiện xong thủ tục, nếu chậm hoặc không giao lại bản chính Giấy chứng nhận mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Bên bảo đảm được dùng bản sao Giấy chứng nhận và bản chính văn bản xác nhận còn hiệu lực của bên nhận bảo đảm về việc giữ bản chính Giấy chứng nhận để sử dụng hoặc lưu hành tài sản.
2. Việc giữ, sử dụng Giấy chứng nhận về tàu bay, tàu biển thực hiện theo quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Bộ luật Hàng hải Việt Nam.
1. Quyền của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm trong biện pháp bảo đảm đã phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba không thay đổi hoặc không chấm dứt trong trường hợp tài sản bảo đảm bị chuyển giao cho người khác do mua bán, tặng cho, trao đổi, chuyển nhượng, chuyển giao khác về quyền sở hữu; chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi về tài sản bảo đảm không có căn cứ pháp luật và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Quyền truy đòi của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm không áp dụng đối với tài sản sau đây:
a) Tài sản bảo đảm đã được bán, được chuyển nhượng hoặc đã được chuyển giao khác về quyền sở hữu do có sự đồng ý của bên nhận bảo đảm và không được tiếp tục dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận;
b) Tài sản thế chấp được bán, được thay thế hoặc được trao đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 321 của Bộ luật Dân sự;
c) Tài sản bảo đảm không còn hoặc bị thay thế bằng tài sản khác quy định tại Điều 21 Nghị định này;
d) Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.
3. Trường hợp bên bảo đảm là cá nhân chết, pháp nhân chấm dứt tồn tại thì quyền truy đòi tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm không chấm dứt nhưng thực hiện theo quy định tại Điều 658 của Bộ luật Dân sự và quy định khác về thừa kế của Bộ luật Dân sự trong trường hợp bên bảo đảm là cá nhân chết hoặc thực hiện theo quy định của pháp luật về giải thể pháp nhân, phá sản trong trường hợp bên bảo đảm là pháp nhân bị giải thể, bị tuyên bố phá sản.
GENERAL PROVISIONS
This Decree elaborates on implementation of the Civil Code regarding security for fulfillment of obligations, including collateral; establishment and implementation of security for fulfillment of obligations (hereinafter referred to as “security measures”) and realization of collateral.
1. Securing parties, secured parties and persons with secured obligations.
2. Relevant agencies, organizations and individuals.
Article 3. Term interpretation
In this Decree, terms below are construed as follows:
1. “securing party” consists of pledger, mortgagor, depositor, party putting up collateral, party making escrow deposit or buyer under property sale agreement with ownership retention, guaranteeing party, local socio-political organization in case of fidelity guarantee, party holding obligations in bilateral contracts for lien measure.
2. “secured party” consists of pledgee, mortgagee, depositee, party receiving collateral, party receiving escrow deposit or seller under property sale agreement with ownership retention, obligees, credit institution in case of fidelity guarantee, party holding rights in bilateral contracts for lien measure.
3. “person with secured obligations” refers to an individual whose obligations are secured for fulfillment via security measures. Persons with secured obligations may or may not be securing parties.
4. “assets attached to land” include houses, constructions built under investment projects for construction of houses; detached houses according to Law on Housing; other constructions; perennial plants and cultivated production forests or other items attached to land as per the law.
5. “security contract” includes property pledge agreement, property mortgage agreement, deposit agreement, collateral agreement, escrow agreement, property sale agreement with ownership retention, guarantee contract or fidelity guarantee contract.
Security contracts can be agreement between securing parties and secured parties or agreement among securing parties, secured parties and persons with secured obligations.
Security contracts can be displayed in separate contracts or clauses regarding security for fulfillment of obligations in other civil transactions conforming to regulations and law.
6. “certificate” includes property ownership certificate, land use right certificate or other document verifying property ownership as per the law.
7. “reasonable period” refers to a period formed by habit established among parties or a period, in normal conditions, in which parties to a security contract, security measure or other subjects having relevant rights, benefits can exercise their rights and obligations.
Article 4. Adoption of regulations and law, and agreement on security for obligation fulfillment
1. In case regulations and law on land, houses, investment, enterprises, securities, insurance, financial institutions, natural resources, fisheries, forestry, aviation, maritime, Intellectual property, science, technology or other fields prescribe collateral, establishment, implementation of security measures or realization of collateral specifically, these specific regulations shall prevail.
In case securing parties, secured parties or persons with secured obligations are declared bankrupt, fulfillment of obligations regarding properties and settlement of guaranteed debt and property preservation measures shall conform to regulations and law on bankruptcy.
2. In case parties to security for fulfillment of obligations have agreements other than those specified under this Decree and conforming to basic principles of civil laws, not violating conditions for effectiveness of civil transaction and not violating limitations on execution of civil rights according to the Civil Code and/or other relevant law provisions, conform to agreements of the parties.
3. In case property owners and secured parties employ properties to guarantee fulfillment of obligations of other individuals, comply with regulations and law on pledging, mortgaging properties.
4. In case agreements contain details regarding security for obligation fulfillment where parties fail to accurately define security measures which are compatible with the agreements according to the Civil Code, comply with regulations on security measures satisfactory to these agreements.
Article 5. Security for fulfillment of obligations with multiple security measures, multiple properties
1. Fulfillment of an obligation can be secured by multiple security measures. In case this obligation is breached and both securing parties, secured parties have no agreements on selecting and adopting security measures, secured parties shall select security measures for application or apply all security measures.
2. Fulfillment of an obligation can be secured by multiple properties. Scope of security for obligation fulfillment of each property among collateral is determined according to agreement between securing parties and secured parties. In case no agreement is available, any property can be used to secure fulfillment of all obligations.
Article 6. Retention, use, transfer and receipt of certificates
1. In case collateral is used to secure fulfillment of other obligations or implement other civil transactions while secured parties are retaining original copies of certificates, the secured parties shall transfer original copies of the certificates to entities in charge of relevant transactions or exercise other obligations according to agreements to enable entities in charge of relevant transactions to adopt procedures as per the law.
In case secured parties transfer original copies of certificates to entities in charge of relevant transactions, entities that receive the original copies must return the original copies as soon as they finish procedures. Failure to return original copies of certificates in a timely fashion will result in compensation incurred by secured parties.
Securing parties may use copies of certificates and original copies of valid written confirmation of secured parties regarding retention of original copies of certificates for use or circulation of properties.
2. Retention and use of certificates regarding aircraft and watercrafts shall conform to Law on Vietnam Civil Aviation and Vietnam Maritime Code.
Article 7. Entitlement for reclaiming collateral
1. Rights of secured parties for collateral in security measures that have taken effect against a third party are not changed or terminated in case collateral is transferred to other individuals as a result of gift, trade, exchange, transfer, other change in ownership, appropriation, use or benefit gain of collateral that lacks legal ground and is not specified under Clause 2 of this Article.
2. Entitlement for reclaiming of secured parties for collateral does not apply to following properties:
a) Collateral that has been sold, transferred or changed in terms of ownership under consent of secured parties and is no longer used as security for fulfillment of obligations;
b) Mortgaged properties that have been sold, replaced or exchanged according to Clause 4 Article 321 of the Civil Code;
c) Collateral is no longer available or is replaced by other collateral according to Article 21 hereof;
d) Other cases according to the Civil Code and other relevant law provisions.
3. In case securing parties are individuals who have deceased or juridical persons who have ceased to exist, entitlement for reclaiming collateral of secured parties shall not be terminated but conform to Article 658 of the Civil Code and other regulations on inheritance in the Civil Code in case securing parties are individuals who have deceased or conform to regulations and law on dissolution of juridical persons and bankruptcy in case securing parties are juridical persons who have dissolved or declared bankrupt.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 7. Quyền truy đòi tài sản bảo đảm
Điều 11. Tài sản được tạo lập từ quyền bề mặt, quyền hưởng dụng
Điều 20. Đầu tư vào tài sản thế chấp
Điều 30. Xử lý hợp đồng bảo đảm vô hiệu từng phần
Điều 32. Bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố
Điều 34. Việc thế chấp liên quan đến tài sản cho thuê, cho mượn
Điều 44. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Điều 47. Bảo đảm quyền cầm giữ
Điều 51. Thông báo xử lý tài sản bảo đảm
Điều 52. Giao tài sản bảo đảm, xử lý tài sản cầm cố, thế chấp
Điều 57. Nhận lại tài sản bảo đảm
Điều 59. Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm