Chương IV Nghị định 21/2021/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ: Xử lý tài sản bảo đảm
Số hiệu: | 21/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 19/03/2021 | Ngày hiệu lực: | 15/05/2021 |
Ngày công báo: | 31/03/2021 | Số công báo: | Từ số 487 đến số 488 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
04 loại tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Theo đó, tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
(1) Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai;
Trừ trường hợp Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm.
(2) Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;
(3) Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;
(4) Tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.
Xem thêm chi tiết tại Nghị định 21/2021/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 15/5/2021).
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện đúng với thỏa thuận của các bên, quy định của Nghị định này và pháp luật liên quan.
Trường hợp tài sản bảo đảm là quyền khai thác khoáng sản, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên khác thì việc xử lý tài sản bảo đảm phải phù hợp theo quy định của pháp luật về khoáng sản, pháp luật về tài nguyên thiên nhiên khác và pháp luật có liên quan.
2. Bên nhận bảo đảm thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm trên cơ sở thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm thì không cần có văn bản ủy quyền hoặc văn bản đồng ý của bên bảo đảm.
3. Trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định tài sản đang dùng để bảo đảm phải xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác thì tài sản này được xử lý theo quy định đó.
4. Việc bên nhận bảo đảm xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không phải là hoạt động kinh doanh tài sản của bên nhận bảo đảm.
Trường hợp bên bảo đảm, người có nghĩa vụ được bảo đảm là cá nhân chết hoặc bị Tòa án ra quyết định tuyên bố là đã chết thì việc thực hiện nghĩa vụ và xử lý tài sản bảo đảm thực hiện theo hợp đồng bảo đảm hoặc thỏa thuận khác đã được xác lập trước thời điểm bên bảo đảm, người có nghĩa vụ được bảo đảm chết hoặc trước thời điểm bị Tòa án ra quyết định tuyên bố là đã chết.
Trường hợp xác định được người hưởng di sản mà di sản đó đang là tài sản bảo đảm, người quản lý di sản mà di sản đó đang là tài sản bảo đảm thì bên nhận bảo đảm phải thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm cho người này theo địa chỉ được xác định như thông báo cho bên bảo đảm quy định tại Điều 51 Nghị định này.
Trường hợp chưa xác định được người hưởng di sản mà di sản đó đang là tài sản bảo đảm, người quản lý di sản mà di sản đó đang là tài sản bảo đảm mà nghĩa vụ được bảo đảm đã đến hạn thực hiện thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
1. Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm có nội dung chủ yếu sau đây:
a) Lý do xử lý tài sản bảo đảm;
b) Tài sản bảo đảm sẽ bị xử lý;
c) Thời gian, địa điểm xử lý tài sản bảo đảm.
2. Phương thức thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm thực hiện theo thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận thì bên nhận bảo đảm gửi trực tiếp văn bản thông báo cho bên bảo đảm hoặc thông qua ủy quyền, dịch vụ bưu chính, phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu hoặc phương thức khác đến địa chỉ được bên bảo đảm cung cấp.
Trường hợp bên bảo đảm thay đổi địa chỉ mà không thông báo cho bên nhận bảo đảm biết thì địa chỉ của bên bảo đảm được xác định theo địa chỉ đã được bên bảo đảm cung cấp trước đó, theo hợp đồng bảo đảm hoặc theo thông tin được lưu trữ tại cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm.
3. Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ hoặc được giữ bởi người khác thì văn bản thông báo phải được gửi đồng thời cho bên bảo đảm, các bên cùng nhận bảo đảm khác (nếu có) và người giữ tài sản bảo đảm.
Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ mà có nhiều bên cùng nhận bảo đảm thì ngoài phương thức thông báo quy định tại khoản 2 Điều này còn có thể thực hiện bằng phương thức đăng ký văn bản thông báo xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm.
4. Thời hạn thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm phải thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm hoặc thỏa thuận khác. Trường hợp không có thỏa thuận thì phải thực hiện trong thời hạn hợp lý, nhưng trước ít nhất 10 ngày đối với động sản hoặc trước ít nhất 15 ngày đối với bất động sản tính đến thời điểm xử lý tài sản bảo đảm, trừ trường hợp tài sản bảo đảm bị xử lý ngay theo quy định tại khoản 1 Điều 300 của Bộ luật Dân sự.
Trường hợp tài sản bảo đảm là chứng khoán niêm yết, hàng hóa trên sàn giao dịch hàng hóa hoặc động sản khác có thể xác định được giá cụ thể, rõ ràng trên thị trường thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định này.
1. Các bên có thể thỏa thuận về việc giao, xử lý một phần hoặc toàn bộ tài sản bảo đảm.
Trường hợp một nghĩa vụ được bảo đảm bằng nhiều tài sản mà các bên không có thỏa thuận về việc lựa chọn tài sản bảo đảm để xử lý và pháp luật liên quan không có quy định khác thì bên nhận bảo đảm có quyền lựa chọn tài sản bảo đảm để xử lý hoặc xử lý tất cả các tài sản bảo đảm.
2. Trường hợp các bên thỏa thuận về xử lý tài sản cầm cố, thế chấp theo phương thức đấu giá và có thỏa thuận riêng về thủ tục đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản thì việc xử lý tài sản thực hiện theo thỏa thuận này. Trường hợp không có thỏa thuận riêng thì thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
3. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm mà tài sản bảo đảm là chứng khoán niêm yết, hàng hóa trên sàn giao dịch hàng hóa hoặc động sản khác có thể xác định được giá cụ thể, rõ ràng trên thị trường thì bên nhận bảo đảm được bán theo giá tại thị trường giao dịch chứng khoán hoặc tại sàn giao dịch liên quan khác nhưng phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác (nếu có) biết trước khi bán.
4. Thời hạn xử lý tài sản bảo đảm thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm hoặc thỏa thuận khác. Trường hợp không có thỏa thuận thì bên nhận bảo đảm quyết định thời hạn xử lý sau khi thực hiện nghĩa vụ thông báo quy định tại khoản 4 Điều 51 Nghị định này.
5. Bên bảo đảm hoặc người đang giữ tài sản bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm theo thông báo về xử lý tài sản bảo đảm quy định tại Điều 51 Nghị định này.
6. Trường hợp bên bảo đảm hoặc người đang giữ tài sản không giao tài sản bảo đảm thì bên nhận bảo đảm có quyền xem xét, kiểm tra thực tế tài sản bảo đảm để ngăn chặn việc tẩu tán tài sản bảo đảm, để xử lý hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết.
7. Trường hợp người giữ tài sản bảo đảm là người thứ ba thì bên bảo đảm và người giữ tài sản có trách nhiệm phối hợp với bên nhận bảo đảm thực hiện việc xem xét, kiểm tra thực tế tài sản bảo đảm.
8. Bên bảo đảm hoặc người đang giữ tài sản bảo đảm không giao tài sản bảo đảm theo thỏa thuận hoặc không giao tài sản bảo đảm theo quy định tại Điều 301 của Bộ luật Dân sự, không phối hợp hoặc có hành vi cản trở việc xem xét, kiểm tra thực tế tài sản bảo đảm mà gây thiệt hại cho bên nhận bảo đảm thì phải bồi thường.
1. Bên nhận bảo đảm có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn tài sản bảo đảm trong trường hợp giữ tài sản bảo đảm để xử lý.
2. Trong thời gian chờ xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm được khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm hoặc cho phép bên bảo đảm hoặc ủy quyền cho người thứ ba khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm theo đúng tính năng và công dụng của tài sản. Việc cho phép, ủy quyền hoặc xử lý hoa lợi, lợi tức phát sinh từ việc khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm phải được lập thành văn bản.
3. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ việc khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm được dùng để thanh toán nghĩa vụ được bảo đảm cho bên nhận bảo đảm sau khi trừ các chi phí cần thiết cho việc khai thác, sử dụng tài sản.
1. Bên nhận bảo đảm được xử lý đồng thời toàn bộ các phần, các bộ phận của tài sản bảo đảm là vật đồng bộ. Trường hợp tài sản bảo đảm bao gồm nhiều tài sản gắn liền mà có thể chia được thì xử lý theo từng tài sản, không chia được thì xử lý đồng thời.
2. Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu người thứ ba là người có nghĩa vụ thanh toán, nghĩa vụ trả nợ hoặc có nghĩa vụ khác chuyển giao khoản tiền hoặc tài sản khác cho mình. Bên nhận bảo đảm phải chứng minh quyền của mình trong trường hợp người có nghĩa vụ có yêu cầu.
3. Bên nhận bảo đảm xử lý tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá, chứng khoán, số dư tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định tại Điều 52 Nghị định này.
4. Bên nhận bảo đảm khi thực hiện quyền chiếm hữu đối với hàng hóa ghi trên tài sản bảo đảm là vận đơn, chứng từ vận chuyển có nghĩa vụ xuất trình vận đơn, chứng từ vận chuyển theo thủ tục được pháp luật về hàng hải, hàng không hoặc pháp luật khác liên quan quy định. Trường hợp pháp luật này không quy định thì việc xử lý hàng hóa ghi trên vận đơn, chứng từ vận chuyển áp dụng quy định tại Điều 52 Nghị định này.
5. Trường hợp bên nhận bảo đảm đồng thời là người có nghĩa vụ thanh toán thì bên nhận bảo đảm được bù trừ nghĩa vụ từ khoản tiền hoặc tài sản thu được quy định tại Điều này.
Việc xử lý tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai thực hiện theo thỏa thuận của các bên. Thỏa thuận này có thể có các nội dung sau đây:
1. Trường hợp tài sản bảo đảm chưa hình thành hoặc đã hình thành nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận trong trường hợp thuộc đối tượng phải đăng ký theo quy định của pháp luật thì bên nhận bảo đảm có thể chuyển nhượng hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng khác về xác lập quyền đối với tài sản hình thành trong tương lai, nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm hoặc bán tài sản hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật;
2. Trường hợp tài sản bảo đảm đã hình thành và bên bảo đảm đã xác lập quyền sở hữu đối với tài sản thì bên nhận bảo đảm có thể nhận chính tài sản này để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm hoặc xử lý theo quy định chung về xử lý tài sản bảo đảm đối với tài sản hiện có.
1. Trường hợp đầu tư vào tài sản thế chấp quy định tại Điều 20 Nghị định này làm phát sinh tài sản mới hoặc tài sản tăng thêm do đầu tư (sau đây gọi là tài sản mới phát sinh) không thuộc tài sản thế chấp theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp thì giải quyết như sau:
a) Tài sản mới phát sinh có thể tách rời khỏi tài sản thế chấp mà không làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp so với giá trị của tài sản đó trước khi được đầu tư thì việc xử lý tài sản không bao gồm tài sản mới phát sinh, phần tài sản này được bên nhận thế chấp giao lại cho bên đầu tư;
b) Tài sản mới phát sinh không thể tách rời như quy định tại điểm a khoản này thì tài sản được xử lý bao gồm cả phần tài sản mới phát sinh, bên đầu tư được bên nhận thế chấp thanh toán giá trị phần tài sản này.
2. Trường hợp tài sản mới phát sinh vừa tiếp tục được dùng để thế chấp vừa được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác thì áp dụng quy định về một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ.
3. Trường hợp tài sản mới phát sinh không tiếp tục dùng để thế chấp nhưng được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác thì giải quyết như sau:
a) Tài sản mới phát sinh có thể tách rời khỏi tài sản thế chấp mà không làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp so với giá trị của tài sản đó trước khi được đầu tư thì bên nhận bảo đảm mới có quyền tách phần tài sản mà mình nhận bảo đảm;
b) Tài sản mới phát sinh không thể tách rời như quy định tại điểm a khoản này thì tài sản được xử lý theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Giá trị tài sản mới phát sinh được bên nhận thế chấp thanh toán cho bên nhận bảo đảm khác.
4. Bên nhận thế chấp được thanh toán khoản tiền bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 4 Điều 20 Nghị định này từ số tiền thu được trong xử lý tài sản thế chấp.
5. Việc xử lý tài sản bảo đảm được đầu tư thuộc biện pháp bảo đảm khác mà các bên không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật liên quan không quy định khác thì áp dụng các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
1. Bên bảo đảm được nhận lại tài sản bảo đảm trong trường hợp sau đây:
a) Hoàn thành nghĩa vụ quy định tại Điều 302 của Bộ luật Dân sự;
b) Tài sản bảo đảm đã được thay thế, được trao đổi bằng tài sản khác;
c) Nghĩa vụ được bảo đảm đã được thanh toán bằng phương thức bù trừ nghĩa vụ;
d) Trường hợp khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định tài sản bảo đảm không bị xử lý.
2. Trường hợp thuộc khoản 1 Điều này mà pháp luật về đấu giá tài sản, pháp luật khác liên quan có quy định về nghĩa vụ phải thực hiện trước khi được nhận lại tài sản bảo đảm thì bên bảo đảm chỉ được nhận lại tài sản sau khi nghĩa vụ này được hoàn thành.
1. Người mua, người nhận chuyển nhượng, người nhận chuyển giao khác về quyền sở hữu tài sản bảo đảm (sau đây gọi là người nhận chuyển giao) có quyền sở hữu tài sản, được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.
Người nhận chuyển giao tài sản bảo đảm là cổ phần, phần vốn góp trong pháp nhân thương mại, pháp nhân phi thương mại là doanh nghiệp xã hội kế thừa quyền, nghĩa vụ của bên bảo đảm đối với cổ phần, phần vốn góp này trong pháp nhân.
2. Trường hợp tài sản bảo đảm đã được xử lý và được chuyển giao quyền sở hữu thì cơ quan có thẩm quyền áp dụng một trong các văn bản sau đây để thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu cho người nhận chuyển giao:
a) Hợp đồng mua bán, hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng chuyển giao khác về quyền sở hữu tài sản bảo đảm giữa chủ sở hữu tài sản hoặc người có quyền bán tài sản với người nhận chuyển giao;
b) Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá;
c) Hợp đồng bảo đảm hoặc văn bản khác chứng minh việc chuyển quyền sở hữu tài sản bảo đảm.
3. Trường hợp pháp luật quy định việc chuyển giao quyền sở hữu phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu, văn bản thỏa thuận giữa chủ sở hữu tài sản, người có quyền bán tài sản với người nhận chuyển giao hoặc giữa người phải thi hành án với người nhận chuyển giao về việc xử lý tài sản bảo đảm thì những văn bản quy định tại khoản 2 Điều này được dùng để thay thế cho các loại giấy tờ đó.
4. Người mua được tài sản bảo đảm thông qua đấu giá tài sản tại tổ chức có thẩm quyền được bảo vệ quyền lợi theo quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Đấu giá tài sản, luật khác liên quan.
1. Trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm thỏa thuận về xử lý tài sản bảo đảm theo phương thức bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm thì bên nhận bảo đảm được xác lập quyền sở hữu theo quy định tại Điều 223 của Bộ luật Dân sự.
2. Bên nhận bảo đảm phải cung cấp hợp đồng bảo đảm hoặc văn bản khác có thỏa thuận về việc mình có quyền được nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm, Giấy chứng nhận về tài sản bảo đảm (nếu có) cho cơ quan có thẩm quyền để thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật liên quan.
REALIZATION OF COLLATERAL
Article 49. General provisions regarding realization of collateral
1. Realization of collateral must conform to agreement of parties, this Decree and relevant law provisions.
In case collateral is right to extract minerals or right to extract other natural resources, realization of collateral must conform to regulations and law on minerals, other natural resources and relevant law provisions.
2. In case secured parties realize collateral on the basis of agreements under security contracts, letter of attorney or written consent of securing parties is not required.
3. In case the Civil Code or other relevant law provisions prescribe properties used as security must be realized to enable securing parties to fulfill other obligations, the properties shall then be realized according to said regulations.
4. Realization of collateral conducted by secured parties to recover debt is not a business activity involving properties of the secured parties.
Article 50. Resolution for cases where securing parties or persons with secured obligations are deceased or decided by courts to have been deceased
In case securing parties or persons with secured obligations are deceased or decided by courts to have been deceased, fulfillment of obligations and realization of collateral shall conform to security contracts or other agreements established prior to the point where securing parties or persons with secured obligations are deceased or decided by courts to have been deceased.
In case individuals inheriting the properties which is collateral or individuals managing the properties that are collateral are identified, secured parties must inform these individuals about realization of collateral using defined address in a manner similar to how they would inform securing parties according to Article 51 hereof.
In case individuals inheriting the properties which is collateral or individuals managing the properties which is collateral are not identified while secured obligations reach deadline for fulfillment, secured parties have the rights to request courts for resolution.
Article 51. Notice on realization of collateral
1. Written notice on realization of collateral shall contain following basic details:
a) Reasons for realization of collateral;
b) Collateral to be realized;
c) Time and location of realizing collateral.
2. Methods of informing about realization of collateral shall conform to agreements. In case no agreement is reached, secured parties shall send written notice in person to securing parties or via authorized personnel, post service, data message or other methods to address provided by securing parties.
In case securing parties change address without informing secured parties, address of securing parties shall be determined to be the originally provided address, address under contracts or according to information stored in agencies registering security measures.
3. In case a property is used as security for multiple obligations or held by other individuals, written notice must be sent simultaneously to all securing parties, co-secured parties (if any) and individuals holding collateral.
In case a property is used as security for multiple obligations under multiple secured parties, in addition to informing methods under Clause 2 of this Article, registration for notice on realization of collateral is also available according to regulations and law on registration for security measures.
4. Deadline for informing securing parties about realization of collateral must conform to security contracts or other agreements. In case no agreement is reached, perform within a reasonable period but not more than 10 days for movable properties or 15 days for immovable properties until the point of realizing collateral, except for cases of immediate realization according to Clause 1 Article 300 of the Civil Code.
In case collateral is posted securities, commodities on the market or other movable properties that can be specifically evaluated on the market, conform to Clause 3 Article 52 hereof.
Article 52. Delivery of collateral, realization of pledged properties, mortgaged properties
1. Parties may agree on delivering and/or realizing parts or all of collateral.
In case an obligation is secured by multiple properties while parties do not reach agreements on selecting collateral for realization and relevant law provisions do not specify otherwise, secured parties have the rights to select collateral for realization or realize all collateral.
2. In case parties agree on realizing pledged properties or mortgaged properties in form of bidding and produce separate agreements on bidding procedures and/or organizing property bidding, property realization shall conform to these agreements. In case no separate agreements are produced, conform to regulations and law on property bidding.
3. In case parties do not produce agreements on methods of realizing collateral which is posted securities, commodities on the market or other movable properties that can be specifically evaluated on the market, secured parties may realize according to price of stock market or relevant trading platforms as long as they must inform securing parties and other co-secured parties (if any) before realizing the properties.
4. Deadline for realizing collateral must conform to security contracts or other agreements. In case no agreements are produced, secured parties shall decide on deadline for realization after informing as specified under Clause 4 Article 51 hereof.
5. Securing parties or individuals holding collateral are obliged to hand over collateral to secured parties according to notice on realization of collateral specified under Article 51 hereof.
6. In case securing parties or individuals holding properties do not hand over collateral, secured parties have the rights to consider and conduct physical inspection of collateral to prevent dispersion of collateral, realize or request courts for resolution.
7. In case individuals holding collateral are third individuals, securing parties and individuals holding properties are responsible for cooperating with secured parties in considering and conducting physical inspection of collateral.
8. Securing parties or individuals holding collateral that do not hand over collateral according to agreements, do not hand over collateral according to Article 301 of the Civil Code, do not cooperate or obstruct consideration or physical inspection of collateral thereby causing damage to secured parties must pay damages.
Article 53. Rights and obligations of secured parties during the period where collateral has not been realized
1. Secured parties are responsible for preserving collateral in case they hold collateral for realization.
2. While waiting for realization of collateral, secured parties may extract, use collateral or allow securing parties or authorize third parties to extract, use collateral according to characteristics and functions of the collateral. Permission, authorization or disposal of profit generated from extraction and use of collateral must be recorded in written form.
3. Profit generated from extraction and use of collateral shall be used for paying secured parties for secured obligations after subtracting necessary costs for extraction and use of collateral.
Article 54. Realization of collateral that is integrated objects; properties with attaching properties; rights for demanding debt repayment, collectible, other payments; valuable instruments, securities, deposit balance; bill of lading and transport documents
1. Secured parties may simultaneously realize all parts and sections of collateral that is integrated objects. In case collateral includes multiple attaching properties which can be divided, realize each property individually otherwise realize all properties simultaneously.
2. Secured parties have the rights to request third parties who hold obligations to make payments, repay debt or other obligations to transfer money or other properties to the secured parties. Secured parties must prove their rights at request of obligors.
3. Secured parties shall realize collateral that is valuable instruments, securities, balance of deposit in credit institutions or branches of foreign banks according to agreements of parties or Article 52 hereof.
4. Secured parties upon exercising possessory right for commodities specified on collateral which is bill of lading or transport documents shall have obligations to present bill of lading or transport documents according to maritime laws, aviation laws or relevant law provisions. In case law provisions mentioned above do not prescribe, realization of commodities specified bill of lading or transport documents shall conform to Article 52 hereof.
5. In case secured parties are also persons with payment obligations, secured parties may offset obligations originating from generated money or properties specified under this Article.
Article 55. Realization of collateral that is off-plan properties
Realization of collateral that is off-plan properties shall conform to agreements of parties. These agreements may contain following details:
1. In case collateral that has not been created or has not been issued with certificates after being created are required by the law for registration, secured parties may transfer property sale agreements and other contracts regarding establishing rights for off-plan properties, receiving collateral to replace fulfillment of secured obligations or realizing off-plan properties as per the law;
2. In case collateral has been created and securing parties have established ownership for the collateral, secured parties may receive this collateral as substitute for fulfillment of secured obligations or realize currently available properties according to general provisions on realizing collateral.
Article 56. Realization of mortgaged properties under investment
1. In case investment in mortgaged properties specified under Article 20 hereof results in creation of new properties or additional properties created from investment (hereinafter referred to as “created properties”) are not affiliated to mortgaged properties according to mortgage agreements, proceed as follows:
a) In case created properties can be separated from mortgaged properties without causing loss or reduction in value of mortgage properties, realization of properties shall not include created properties which are handed over to investors by the secured parties;
b) In case created properties cannot be separated as specified under Point a of this Clause, properties to be realized shall include the created properties and investors shall receive payment for the created properties incurred by the secured parties.
2. In case created projects are used both for mortgaging and as security for fulfillment of other obligations simultaneously, comply with regulations on one property used as security for fulfillment of multiple obligations.
3. In case created properties are no longer used for mortgaging but are still used as security for fulfillment of other obligations, proceed as follows:
a) In case created properties can be separated from mortgaged properties without causing loss or reduction in value of the mortgaged properties, secured parties may then separate the properties which they receive as security;
b) In case created properties cannot be separated as specified under Point a of this Clause, properties shall be realized according to Point b Clause 1 of this Article. Value of created projects shall be paid by mortgagees to other secured parties.
4. Mortgagees shall receive damages according to Clause 4 Article 20 hereof taken from profits generated by realization of collateral.
5. In case of realization of invested collateral within other security measures where parties have no other agreements or the law does not otherwise regulate, comply with Clauses 1, 2, 3, and 4 of this Article.
Article 57. Receiving returned collateral
1. Secured parties shall receive returned collateral in case:
a) obligations have been fulfilled according to Article 302 of the Civil Code; or
b) collateral has been replaced or substituted by other properties;
c) secured obligations have been paid for by offsetting obligations;
d) other cases were collateral is not realized according to agreements, the Civil Code or other regulations and law.
2. For cases under Clause 1 of this Article where regulations and law on property bidding or other relevant laws prescribe obligations to be fulfilled before receiving returned collateral, securing parties shall only receive properties again after these obligations are fulfilled.
Article 58. Purchase, receipt of transfer or receipt of other change regarding ownership of collateral
1. Buyers, receivers of transfer and receivers of other change regarding ownership of collateral (hereinafter collectively referred to as “transfer receivers”) holding ownership of properties shall be issued with certificates by competent agencies as per the law.
Transfer receivers for collateral that is shares and/or stakes in commercial juridical persons, non-commercial juridical persons that are social enterprises shall inherit rights and obligations of securing parties for these shares and/or stakes in the juridical persons.
2. In case collateral has been realized and eligible for ownership transfer, competent agencies shall comply with any of the following documents to adopt procedures for transferring ownership to transfer receivers:
a) Sale contracts, transfer contracts, other transfer contracts for ownership of collateral between property owners or individuals holding right to sell properties and transfer receivers;
b) Sale contracts of bidding properties;
c) Security contracts or other documents proving transfer of collateral ownership.
3. In case regulations and law require transfer of ownership to include written consent of owners, written agreements between property owners, individuals holding right to sell properties with transfer receivers or between judgment debtors with transfer receivers regarding realization of collateral, documents specified under Clause 2 of this Article shall be used instead of the aforementioned written instruments.
4. Buyers who buy collateral via property bidding in competent organizations shall receive protection for their rights according to the Civil Code, Law on Property Bidding and other relevant law provisions.
Article 59. Accepting collateral as substitutes for fulfillment of secured obligations
1. In case securing parties and secured parties agree on realizing collateral in a manner where secured parties accept collateral as substitutes for fulfillment of secured obligations, secured parties may establish ownership according to article 223 of the Civil Code.
2. Secured parties must provide security contracts or other documents proving that they hold the right to accept collateral as substitutes for fulfillment, certificates regarding collateral (if any) for competent agencies to adopt procedures for transferring property ownership, land use right as per relevant laws.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực