Số hiệu: | 21/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 19/03/2021 | Ngày hiệu lực: | 15/05/2021 |
Ngày công báo: | 31/03/2021 | Số công báo: | Từ số 487 đến số 488 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
04 loại tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Theo đó, tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
(1) Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai;
Trừ trường hợp Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm.
(2) Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;
(3) Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;
(4) Tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.
Xem thêm chi tiết tại Nghị định 21/2021/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 15/5/2021).
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 5 năm 2021.
2. Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
1. Hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm được xác lập, thực hiện trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì áp dụng Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.
2. Hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm quy định tại khoản 1 Điều này mà chưa được thực hiện hoặc đang được thực hiện có nội dung khác với quy định của Nghị định này thì các bên có thể thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm phù hợp với Nghị định này và để áp dụng quy định của Nghị định này.
1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp tổ chức thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
IMPLEMENTATION
1. This Decree comes into force from May 15, 2021.
2. Decree No. 163/2006/ND-CP dated December 29, 2006 of the Government on secured transactions, Decree No. 11/2012/ND-CP dated February 22, 2012 of the Government on amendment to Decree No. 163/2006/ND-CP dated December 29, 2006 of the Government on secured transactions expire from the effective date hereof.
Article 61. Transition clauses
1. Security contracts and security measures established and/or executed before effective date hereof shall comply with Decree No. 163/2006/ND-CP dated December 29, 2006 of the Government on secured transactions, Decree No. 11/2012/ND-CP dated February 22, 2012 of the Government on amendment to Decree No. 163/2006/ND-CP dated December 29, 2006 of the Government on secured transactions expire from the effective date hereof.
2. In case of security contracts and security measures specified under Clause 1 of this Article that are not being executed in conformity with this Decree, parties may agree on revising security contracts and/or security measures according to this Decree and in order to comply with this Decree.
Article 62. Responsibilities for implementation
1. Minister of Justice shall organize implementation of this Decree.
2. Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities, relevant agencies, organizations and individuals are responsible for the implementation of this Decree.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực