- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (212)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (113)
- Mã số thuế (107)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Tiền lương (79)
- Tạm trú (78)
- Bảo hiểm xã hội (76)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (53)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Pháp luật (35)
- Hành chính (31)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Đăng ký mã số thuế (30)
- Thai sản (29)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Tra cứu mã số thuế (21)
- Hưởng BHTN (20)
- Xử phạt hành chính (19)
- Thương mại (19)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Nộp thuế (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Hàng hóa (17)
- Kết hôn (16)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
- Đóng thuế TNCN (15)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Văn hóa xã hội (14)
- Kinh doanh (14)
- Đầu tư (14)
- Phụ cấp (13)
- Ly hôn (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
- Công ty TNHH (13)
- Thường trú (13)
- Thủ tục tố tụng (12)
- Hộ kinh doanh (12)
- Khiếu nại (12)
Cách chia tài sản sau ly hôn theo năm 2024
1. Phân chia tài sản sau ly hôn là gì?
Theo quy định của pháp luật, việc phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn có thể được thực hiện thông qua thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án. Thỏa thuận giữa các bên là hình thức giải quyết được khuyến khích, tuy nhiên, trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, các bên có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết.
2. Nguyên tắc chung khi chia tài sản
- Tài sản chung: Tài sản được hình thành trong thời gian hôn nhân, trừ tài sản riêng của mỗi người.
- Nguyên tắc chia đôi: Thông thường, tài sản chung sẽ được chia đôi cho mỗi người sau khi trừ đi các khoản nợ chung.
Theo khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi. Tuy nhiên, việc chia đôi này cần xem xét các yếu tố sau:
+ Hoàn cảnh của gia đình nói chung và vợ, chồng nói riêng;
+ Công sức của vợ, chồng đóng góp vào việc xây dựng, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Trong đó, lao động của vợ và chồng trong gia đình được tính là lao động có thu nhập;
+ Bảo vệ lợi ích tối đa của vợ, chồng trong sản xuất, kinh doanh để cả hai bên đều có đủ điều kiện tiếp tục lao động tạo ra thu nhập;
+ Sai sót của mỗi bên có vi phạm đến quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng.
Nguyên tắc chia đôi tài sản khi ly hôn có thể hiểu một cách đơn giản là mỗi bên được sở hữu một nửa (½) giá trị tài sản có được trong thời kỳ hôn nhân. Tuy vậy, trong quá trình thẩm định sẽ còn dựa vào một số yếu tố khác như hoàn cảnh riêng của mỗi bên, công sức lao động đóng góp, sai sót của vợ, chồng… Nghĩa là, không phải trường hợp nào cũng áp dụng chia đôi 50 50 giá trị tài sản mà có thể linh hoạt hơn theo tình huống thực tế. Có rất nhiều trường hợp đặc biệt khối tài sản tạo lập được chia theo tỷ lệ 70:30 hay 80:20 vẫn được xem là hợp pháp và đúng với quy định.
- Tài sản riêng: Tài sản có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế hoặc được tặng riêng cho một người sẽ là tài sản riêng và không thuộc diện chia.
- Thỏa thuận: Vợ chồng có thể tự thỏa thuận cách chia tài sản, miễn là không trái pháp luật và đảm bảo quyền lợi của các bên, đặc biệt là quyền lợi của con cái.
3. Cách xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng?
Theo quy định tại Điều 33, 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về việc xác định tài sản chung và tài sản riêng như sau:
3.1 Cách xác định tài sản riêng của vợ chồng
Tài sản riêng của vợ chồng được bao gồm các tài sản:
+ Tải sản mà mỗi người có trước khi kết hôn: Căn cứ vào ngày đăng ký kết hôn nếu tài sản đó có trước ngày đó thì về nguyên tắc nó là tài sản riêng của bên đứng tên quyền sở hữu tài sản đó.
+ Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân: Căn cứ vào hình thức được thừa kế RIÊNG, tặng cho RIÊNG để xác định tài sản riêng.
+ Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng (theo các Điều 38, 39 và 40 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014).
+ Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và các tài sản khác theo quy định của pháp luật.
3.2 Cách xác định tài sản chung của vợ chồng
Quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, cụ thể tài sản chung bao gồm:
Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân
Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
4. Thủ tục yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn
Trong trường hợp vợ, chồng không thống nhất được vấn đề phân chia tài sản chung sau khi ly hôn thì vợ/chồng có quyền khởi kiện ra tòa để yêu cầu Tòa án chia tài sản chung của hai vợ chồng.
Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cùng với Nghị định 126/2014/NĐ-CP, hồ sơ dùng để chia tài sản chung sau khi ly hôn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Đơn khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung sau khi ly hôn;
- Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của vợ và chồng;
- Sổ hộ khẩu;
- Bản án hoặc quyết định của Tòa án về giải quyết yêu cầu ly hôn;
- Giấy tờ chứng minh nguồn gốc tài sản chung và tài sản riêng của cả hai bên;
- Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản chung của vợ chồng.
Thủ tục chia tài sản sau khi ly hôn sẽ được tiến hành theo thủ tục vụ kiện dân sự quy định theo Bộ luật Dân sự năm 2015.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật