- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (212)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (113)
- Mã số thuế (109)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Tiền lương (79)
- Tạm trú (78)
- Bảo hiểm xã hội (76)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (53)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Chung cư (40)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Pháp luật (35)
- Hành chính (31)
- Lương cơ bản (30)
- Nhà ở (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Đăng ký mã số thuế (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Thai sản (29)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Tra cứu mã số thuế (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Hưởng BHTN (20)
- Xử phạt hành chính (19)
- Thương mại (19)
- Hàng hóa (17)
- Nộp thuế (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Kết hôn (16)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
- Đóng thuế TNCN (15)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Văn hóa xã hội (14)
- Đầu tư (14)
- Kinh doanh (14)
- Thường trú (13)
- Phụ cấp (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
- Công ty TNHH (13)
- Ly hôn (13)
- Thủ tục tố tụng (12)
- Y tế (12)
- Quyền sử dụng đất (12)
Quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật
1. Quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con cái
1.1. Nghĩa vụ chung của cha mẹ đối với con cái
- Theo Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cha mẹ có trách nhiệm trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của con. Nghĩa vụ này áp dụng cho con chưa thành niên, cũng như con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi sống. Cả cha và mẹ đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chăm sóc và nuôi dạy con.
- Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ chăm sóc và nuôi dưỡng con cái. Điều 81 của Luật quy định người không trực tiếp nuôi dưỡng vẫn có quyền và nghĩa vụ thăm nom, chăm sóc con và không ai được cản trở quyền này.
Ví dụ: Nếu anh A và chị B ly hôn khi con trai họ, bé D, 6 tuổi, tòa án quyết định giao quyền nuôi dưỡng bé D cho chị B. Anh A vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng hàng tháng và có quyền thăm nom con mà không bị ngăn cản. Nếu anh A lạm dụng quyền thăm nom để gây rối hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến việc nuôi dạy bé D, chị B có quyền yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nom của anh A.
1.2. Nghĩa vụ khi cha mẹ bị hạn chế quyền nuôi dưỡng
- Trong trường hợp cha hoặc mẹ vi phạm nghĩa vụ nghiêm trọng hoặc bị kết án về các tội xâm phạm quyền lợi của con cái, tòa án có thể ra quyết định hạn chế quyền nuôi dưỡng theo Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Khi đó, quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục và quản lý tài sản của con sẽ được giao cho người còn lại hoặc người giám hộ hợp pháp.
Ví dụ, nếu cha hoặc mẹ bị kết án về tội bạo hành con cái hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền lợi của con, tòa án có thể tước quyền nuôi dưỡng. Người còn lại sẽ được giao trách nhiệm nuôi dạy con và đại diện pháp luật cho con.
2. Quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng của con cái đối với cha mẹ
- Theo Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, con cái có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt là khi cha mẹ già yếu, mất năng lực hành vi dân sự, hoặc không có khả năng lao động. Nếu gia đình có nhiều con, thì các con phải cùng nhau thực hiện trách nhiệm này để đảm bảo quyền lợi của cha mẹ.
- Ngoài ra, con chưa thành niên và con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự vẫn được bảo vệ quyền lợi và có quyền được cha mẹ trông nom, chăm sóc cho đến khi đủ khả năng tự lo cho bản thân hoặc khi cha mẹ không còn khả năng thực hiện nhiệm vụ này.
3. Quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa các thành viên khác trong gia đình
- Bên cạnh quan hệ cha mẹ và con cái, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa các thành viên khác trong gia đình. Cụ thể, Điều 104 quy định ông bà nội, ông bà ngoại có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục cháu nếu cháu chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự mà không có ai nuôi dưỡng. Ngược lại, cháu cũng có nghĩa vụ chăm sóc và phụng dưỡng ông bà khi họ không có ai khác nuôi dưỡng.
- Điều 105 và Điều 106 tiếp tục mở rộng quy định về nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với anh, chị, em, cô, dì, chú, bác ruột trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng nuôi dưỡng con cái. Các thành viên này phải hỗ trợ, yêu thương, và nuôi dưỡng lẫn nhau trong các trường hợp cần thiết.
4. Vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng sẽ không được hưởng thừa kế
Tại Điều 621 Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định cụ thể về các trường hợp không được hưởng quyền di sản như sau:
1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
Như vậy, nếu một người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản thì sẽ không được quyền hưởng di sản. Tuy nhiên, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc thị họ vẫn được hưởng di sản.
Xem thêm các bài viết có liên quan:
Ly hôn đơn phương là gì? Hồ sơ và thủ tục ly hôn đơn phương cập nhật mới nhất 2024
Mẫu đơn khởi kiện ly hôn [mới nhất 2024]