Pháp luật quy định trường hợp nào UBND được từ chối đăng ký kết hôn?

Ủy ban nhân dân địa phương có thẩm quyền từ chối đăng ký kết hôn trong một số trường hợp cụ thể, nhằm bảo vệ và tuân thủ các quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình. Vậy Ủy ban nhân dân được từ chối đăng ký kết hôn trong những trường hợp nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chính xác nhất về vấn đề này!
Pháp luật quy định trường hợp nào UBND được từ chối đăng ký kết hôn?
Pháp luật quy định trường hợp nào UBND được từ chối đăng ký kết hôn?

1. Ủy ban nhân dân được từ chối đăng ký kết hôn trong những trường hợp nào?

Điều 33 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 33. Từ chối đăng ký kết hôn

1. Việc đăng ký kết hôn bị từ chối nếu một hoặc cả hai bên vi phạm điều cấm hoặc không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam.

2. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện từ chối đăng ký kết hôn, Phòng Tư pháp thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho hai bên nam, nữ”.

Ngoài ra, khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”.

Như vậy, UBND được từ chối đăng ký kết hôn trong 03 trường hợp sau đây:

- Một hoặc cả 2 bên nam nữ vi phạm điều cấm của Luật Hôn nhân gia đình, bao gồm:

+ Kết hôn giả tạo;

+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn;

+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn với người đang có chồng, có vợ;

+ Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

(Căn cứ điểm a,b,c,d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

- Một hoặc cả 2 bên nam nữ không đủ điều kiện kết hôn, bao gồm các điều kiện về độ tuổi, sự tự nguyện, năng lực hành vi dân sự như sau:

+ Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

+ Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

(Căn cứ Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

- Hôn nhân giữa những người cùng giới tính

Theo đó, Ủy ban nhân dân sẽ từ chối đăng ký kết hôn nếu một hoặc cả hai bên vi phạm điều cấm của pháp luật, không đủ điều kiện kết hôn hoặc đăng ký kết hôn giữa những người đồng tính.

2. Việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền được xử lý như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký kết hôn?

Điều 13 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về xử lý việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền như sau:

Xử lý việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền

Trong trường hợp việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền thì khi có yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận kết hôn theo quy định của pháp luật về hộ tịch và yêu cầu hai bên thực hiện lại việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ ngày đăng ký kết hôn trước”.

Theo quy định nêu trên, trong trường hợp việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận kết hôn theo quy định của pháp luật về hộ tịch và yêu cầu hai bên thực hiện lại việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ ngày đăng ký kết hôn trước.

Căn cứ quy định tại Điều 17Điều 37 Luật Hộ tịch 2014, thẩm quyền đăng ký kết hôn thuộc về:

- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn đối với trường hợp hai công dân Việt Nam kết hôn.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện trong trường hợp đăng ký kết hôn:

+ Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;

+ Giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;

+ Giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;

+ Giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.

+ Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam.

Việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền được xử lý như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký kết hôn?
Việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền được xử lý như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký kết hôn?

3. Đang hưởng án treo thì có được đăng ký kết hôn không?

Điều kiện được kết hôn quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể:

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Dựa vào điều kiện và các hành vi bị cấm nêu trên thì không có quy định về việc người đang chấp hành hình phạt tù không được kết hôn. Do đó, trong trường hợp một bên đang chấp hành án treo nhưng cả hai bên thỏa mãn điều kiện kết hôn và không thuộc hành vi bị cấm thì vẫn được kết hôn như mọi công dân khác.

4. Người bị lừa dối kết hôn có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn đó không?

Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

“Điều 10. Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật

1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:

a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật”.

Trong đó, lừa dối kết hôn là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn; nếu không có hành vi này thì bên bị lừa dối đã không đồng ý kết hôn (theo khoản 3 Điều 2 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP).

Như vậy, khi bị lừa dối kết hôn tức là một bên hoặc người thứ ba có hành vi cố ý nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn, nếu không có hành vi này thì bên bị lừa dối đã không đồng ý kết hôn thì có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định về điều kiện kết hôn.

Người bị lừa dối kết hôn có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn đó không?
Người bị lừa dối kết hôn có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn đó không?

5. Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật được quy định như thế nào?

Điều 12 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật như sau:

Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật

1. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.

2. Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.

3. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật này”.

Như vậy, khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì:

- Hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.

- Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.

- Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất

Chưa ký Giấy đăng ký kết hôn mà ký tờ khai đăng ký kết hôn có là vợ chồng?

Họ 4 đời có được lấy nhau không?

Anh chị em kế, anh em nuôi, anh em họ, anh em cùng cha khác mẹ có được lấy nhau không?

Thủ tục đăng ký lại kết hôn mới nhất

Tin cùng chuyên mục

Bạo lực gia đình bị phạt bao nhiêu tiền mới nhất 2025?

Bạo lực gia đình bị phạt bao nhiêu tiền mới nhất 2025?

Bạo lực gia đình bị phạt bao nhiêu tiền mới nhất 2025?

Bạo lực gia đình là một hành vi vi phạm nghiêm trọng các giá trị đạo đức và pháp luật, gây tổn thương đến sức khỏe, tinh thần và quyền lợi của các thành viên trong gia đình. Để ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi này, pháp luật Việt Nam quy định các hình thức xử phạt hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình. Theo các quy định mới nhất năm 2025, mức phạt tiền đối với hành vi bạo lực gia đình đã được cập nhật, căn cứ vào mức độ vi phạm và hậu quả gây ra. Bài viết sau đây sẽ làm rõ các mức phạt hành chính được áp dụng hiện hành cũng như các biện pháp xử lý bổ sung đối với các trường hợp vi phạm.

Tiền cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn là bao nhiêu mới nhất 2025?

Tiền cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn là bao nhiêu mới nhất 2025?

Tiền cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn là bao nhiêu mới nhất 2025?

Sau ly hôn, một trong những vấn đề quan trọng mà cả cha mẹ và tòa án cần quan tâm là mức cấp dưỡng nuôi con. Đây không chỉ là trách nhiệm pháp lý mà còn là nghĩa vụ đạo đức nhằm đảm bảo cho con cái có điều kiện phát triển toàn diện. Tuy nhiên, không ít người băn khoăn về việc tiền cấp dưỡng nuôi con được tính toán như thế nào, liệu pháp luật có quy định mức cụ thể hay không, và có thể thay đổi số tiền này trong trường hợp đặc biệt hay không? Bài viết này sẽ giải đáp các thắc mắc xoay quanh vấn đề tiền cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn, dựa trên các quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam năm 2025.

Bạo lực gia đình có đơn phương ly hôn được không mới nhất 2025?

Bạo lực gia đình có đơn phương ly hôn được không mới nhất 2025?

Bạo lực gia đình có đơn phương ly hôn được không mới nhất 2025?

Trong mối quan hệ hôn nhân, bạo lực gia đình không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn làm tổn hại nghiêm trọng đến sự an toàn và phẩm giá của người bị hại. Trước thực trạng này, pháp luật hôn nhân gia đình hiện hành đã quy định quyền ly hôn đơn phương như một biện pháp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nạn nhân. Theo các quy định pháp luật mới nhất năm 2025, người bị bạo lực gia đình hoàn toàn có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương mà không cần sự đồng ý của bên kia, nhằm đảm bảo môi trường sống an toàn và chấm dứt tình trạng bạo lực. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về vấn đề bạo lực gia đình có đơn phương ly hôn được không mới nhất 2025?

Bị bạo lực gia đình thì cần làm gì, báo cho ai mới nhất 2025?

Bị bạo lực gia đình thì cần làm gì, báo cho ai mới nhất 2025?

Bị bạo lực gia đình thì cần làm gì, báo cho ai mới nhất 2025?

Bạo lực gia đình không chỉ gây tổn thương nghiêm trọng đến thể chất và tinh thần của nạn nhân mà còn ảnh hưởng xấu đến sự ổn định của gia đình và xã hội. Trong bối cảnh pháp luật ngày càng chú trọng bảo vệ quyền lợi của các nạn nhân, việc nhận biết, ứng phó và báo cáo bạo lực gia đình đã được quy định chi tiết trong các văn bản pháp luật mới nhất năm 2025. Khi đối mặt với tình huống này, nạn nhân cần biết rõ các bước cần thực hiện để bảo vệ bản thân, tìm kiếm sự hỗ trợ từ cơ quan chức năng và cộng đồng. Bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn cụ thể và các thông tin cần thiết để giúp nạn nhân hành động hiệu quả, đồng thời làm rõ các đầu mối liên hệ, bao gồm cơ quan công an, cơ quan bảo vệ trẻ em và phụ nữ, và các tổ chức xã hội liên quan.

16 hành vi được coi là bạo lực gia đình mới nhất 2025

16 hành vi được coi là bạo lực gia đình mới nhất 2025

16 hành vi được coi là bạo lực gia đình mới nhất 2025

Bạo lực gia đình không chỉ là một hành vi vi phạm đạo đức mà còn là hành vi trái pháp luật, gây tổn hại đến sự ổn định và an toàn của gia đình. Để bảo vệ các thành viên gia đình và đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, quy định về các hành vi bạo lực gia đình đã được cụ thể hóa và cập nhật trong năm 2025. Theo đó, có 16 hành vi điển hình được xác định là bạo lực gia đình, bao gồm các hành vi gây tổn thương về thể chất, tinh thần, kinh tế và các hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của các thành viên trong gia đình. Bài viết sẽ cung cấp thông tin chi tiết về những hành vi này và các chế tài xử lý mới nhất theo quy định pháp luật hiện hành.

Bạo lực gia đình là gì? Hành vi bạo lực gia đình bị xử lý thế nào mới nhất 2025?

Bạo lực gia đình là gì? Hành vi bạo lực gia đình bị xử lý thế nào mới nhất 2025?

Bạo lực gia đình là gì? Hành vi bạo lực gia đình bị xử lý thế nào mới nhất 2025?

Bạo lực gia đình không chỉ là một vấn đề xã hội nghiêm trọng mà còn là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền con người và sự ổn định của gia đình. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, bạo lực gia đình bao gồm các hành vi gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế, hoặc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên trong gia đình. Năm 2025, các biện pháp xử lý hành vi bạo lực gia đình đã được tăng cường nhằm bảo vệ quyền lợi của nạn nhân và đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Bài viết sẽ làm rõ khái niệm bạo lực gia đình, các hình thức phổ biến, cũng như các chế tài xử lý mới nhất theo quy định hiện hành.

Khi nào người bố được quyền nuôi con mới nhất 2025?

Khi nào người bố được quyền nuôi con mới nhất 2025?

Khi nào người bố được quyền nuôi con mới nhất 2025?

Quyền nuôi con sau khi cha mẹ ly hôn hoặc ly thân luôn là một vấn đề nhạy cảm và quan trọng, không chỉ đối với cha mẹ mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển và hạnh phúc của trẻ nhỏ. Trong các tranh chấp pháp lý liên quan, câu hỏi thường được đặt ra là. Ai sẽ được quyền nuôi con? Đặc biệt, nhiều người thắc mắc rằng liệu người bố có cơ hội giành quyền nuôi con hay không, và nếu có, thì cần phải đáp ứng những điều kiện nào? Bài viết này sẽ phân tích các quy định pháp luật hiện hành và các yếu tố mà tòa án xem xét để quyết định quyền nuôi con, nhằm giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn và chuẩn bị tốt cho quá trình giải quyết tranh chấp liên quan đến vấn đề này.

Ngoài người vợ thì ai có quyền yêu cầu chia tài sản khi người chồng mất mới nhất 2025?

Ngoài người vợ thì ai có quyền yêu cầu chia tài sản khi người chồng mất mới nhất 2025?

Ngoài người vợ thì ai có quyền yêu cầu chia tài sản khi người chồng mất mới nhất 2025?

Trong trường hợp người chồng qua đời, quyền yêu cầu chia tài sản không chỉ giới hạn ở người vợ mà còn bao gồm các đối tượng khác theo quy định của pháp luật. Luật Thừa kế năm 2025 tiếp tục bảo đảm quyền lợi cho các hàng thừa kế của người đã khuất, bao gồm con cái, cha mẹ, và các thành viên khác trong gia đình, tùy thuộc vào hoàn cảnh và mối quan hệ với người để lại di sản. Bài viết này sẽ phân tích chi tiết các trường hợp, quyền lợi của từng đối tượng thừa kế, cũng như quy trình yêu cầu chia tài sản để bảo vệ quyền lợi hợp pháp.

Thủ tục đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú mới nhất 2025?

Thủ tục đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú mới nhất 2025?

Thủ tục đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú mới nhất 2025?

Đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú là quyền lợi và nghĩa vụ quan trọng của cha mẹ nhằm bảo đảm danh tính và các quyền hợp pháp cho trẻ. Vậy thủ tục, hồ sơ và quy trình đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú được pháp luật quy định như thế nào? Ai là người có trách nhiệm thực hiện? Bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết, đầy đủ và cập nhật nhất về thủ tục đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú theo quy định của Luật Hộ tịch và các văn bản pháp luật liên quan.

Con ngoài giá thú có được mang họ cha trên Giấy khai sinh không mới nhất 2025?

Con ngoài giá thú có được mang họ cha trên Giấy khai sinh không mới nhất 2025?

Con ngoài giá thú có được mang họ cha trên Giấy khai sinh không mới nhất 2025?

Con ngoài giá thú có được mang họ cha không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Theo quy định của Luật Hôn nhân & Gia đình 2014 và các văn bản pháp luật liên quan, việc xác định họ cho con ngoài giá thú phụ thuộc vào thủ tục xác định cha con hợp pháp. Bài viết này sẽ phân tích chi tiết điều kiện, thủ tục và các bước pháp lý cần thiết để con ngoài giá thú được mang họ cha, giúp bạn hiểu rõ quyền lợi và cách bảo vệ quyền lợi chính đáng cho trẻ.