Người lao động phải làm gì khi công ty nợ lương?

Người lao động phải làm gì khi công ty nợ lương?

1. Quy định về việc trả lương cho người lao động như thế nào?

Theo quy định tại Điều 94 Bộ luật Lao động 2019, về nguyên tắc trả lương có nêu:

Nguyên tắc trả lương

1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

Bên cạnh đó, tại khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định như sau:

Kỳ hạn trả lương

...

4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Như vậy, khi trả lương cho người lao động, người sử dụng lao động cần đảm bảo trả lương theo đúng nguyên tắc và đúng quy định về kỳ hạn trả lương theo pháp luật.

2. Người lao động phải làm gì khi công ty nợ lương?

2.1. Kiểm tra hợp đồng lao động và quy định công ty

Trước tiên, người lao động nên xem lại hợp đồng lao động của mình và các quy định nội bộ của công ty liên quan đến việc trả lương. Điều này giúp xác định rõ ràng về thời hạn thanh toán lương, mức lương, và các điều khoản liên quan. Nếu công ty vi phạm các điều khoản này, người lao động có cơ sở để yêu cầu thanh toán.

2.2. Gửi yêu cầu thanh toán đến công ty

- Người lao động có thể trực tiếp gửi yêu cầu đến ban lãnh đạo công ty yêu cầu giải quyết tiền lương. Cách này ít tốn kém nhất, tuy nhiên nếu công ty đã cố tình nợ lương người lao động một thời gian dài thì việc gửi yêu cầu trực tiếp ban lãnh đạo giải quyết có thể khó khăn hơn.

- Nếu lương vẫn chưa được thanh toán sau ngày quy định, người lao động nên lập một yêu cầu thanh toán chính thức gửi đến phòng nhân sự hoặc quản lý. Trong yêu cầu này, cần ghi rõ thông tin cá nhân, thời gian làm việc, số tiền lương còn thiếu và yêu cầu công ty giải quyết vấn đề. Việc gửi yêu cầu bằng văn bản sẽ tạo thành một bằng chứng trong trường hợp cần thiết.

2.3 Thu thập bằng chứng

Thu thập các bằng chứng như hợp đồng lao động, bảng chấm công, biên bản giao nhận công việc,... để làm cơ sở khi khiếu nại.

2.4 Thực hiện các bước khiếu nại

- Gửi đơn khiếu nại đến người quản lý trực tiếp hoặc bộ phận nhân sự của công ty.

- Trường hợp công ty từ chối giải quyết hoặc người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết của công ty thì căn cứ theo Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động gửi đơn khiếu nại đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở để được giải quyết.Khiếu nại đến Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

2.5. Khởi kiện nếu cần thiết

Khởi kiện nếu cần thiết
Khởi kiện nếu cần thiết

Trong trường hợp công ty vẫn không trả lương sau khi đã thực hiện các bước trên, người lao động có quyền khởi kiện công ty tại Tòa án hoặc yêu cầu can thiệp từ Thanh tra lao động. Việc khởi kiện có thể giúp bảo vệ quyền lợi của người lao động và yêu cầu công ty phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Tuy nhiên, người lao động cần lưu ý theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019, tranh chấp về tiền lương bắt buộc phải trải qua thủ tục hòa giải bởi Hòa giải viên Lao động, sau đó mới được khởi kiện tại Tòa án.

Căn cứ khoản 3 Điều 190 Bộ luật Lao động năm 2019, thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp là 01 năm kể từ ngày phát hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

3. Công ty nợ lương người lao động sẽ bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ khoản 2 và điểm a khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về tiền lương như sau:

Lưu ý: Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP mức xử lý hành chính này là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân, đối với công ty (tổ chức) mức phạt tiền sẽ gấp 02 lần.

Như vậy hành vi nợ lương của người lao động là hành vi vi phạm về tiền lương, công ty sẽ bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đồng thời phải trả đủ tiền cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động.

4. Các khó khăn thường gặp khi người lao động yêu cầu công ty trả lương do nợ lương

- Thiếu thông tin cần thiết: Nhiều người lao động không chuẩn bị đầy đủ thông tin khi yêu cầu thanh toán lương, chẳng hạn như hợp đồng lao động, bảng lương, hoặc các chứng từ liên quan đến việc làm và lương. Việc thiếu sót này có thể khiến yêu cầu không được xem xét một cách nhanh chóng và chính xác.

- Không ghi rõ số tiền nợ: Khi yêu cầu thanh toán, một số người lao động không chỉ rõ số tiền lương mà công ty đang nợ. Điều này có thể gây khó khăn cho người quản lý khi xem xét và xử lý yêu cầu.

- Bỏ qua quy trình khiếu nại: Khi yêu cầu thanh toán không được giải quyết, một số người lao động không tuân thủ quy trình khiếu nại chính thức hoặc không biết đến quy trình này. Việc này có thể dẫn đến mất thời gian và không thể bảo vệ quyền lợi của bản thân.

- Bỏ qua thời hạn khởi kiện: Một lỗi thường gặp khác là người lao động không chú ý đến thời hạn khởi kiện khi công ty nợ lương. Theo quy định của pháp luật, thời hạn khởi kiện là rất quan trọng và có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.

Theo khoản 3 Điều 190 Bộ luật Lao động năm 2019, thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động là 01 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động bị xâm phạm. Theo đó, thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Hệ quả của việc bỏ qua thời hạn: Nếu người lao động không khởi kiện trong khoảng thời gian này, họ có thể mất quyền yêu cầu thanh toán lương, ngay cả khi có đủ chứng cứ để chứng minh công ty nợ lương. Điều này sẽ dẫn đến việc người lao động không thể bảo vệ quyền lợi của mình.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Mức lương tăng ca, làm thêm giờ theo Bộ luật lao động

Lương của người lao động sẽ tăng sau khi hết thời gian thử việc phải không?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, lương sử dụng lao động part-time là bao nhiêu tiền/1 giờ