Chương II Nghị định 24/2018/NĐ-CP: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Số hiệu: | 24/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 27/02/2018 | Ngày hiệu lực: | 15/04/2018 |
Ngày công báo: | 14/03/2018 | Số công báo: | Từ số 435 đến số 436 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 27/02/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 24/2018/NĐ-CP về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp.
Theo đó, bổ sung thêm trình tự khiếu nại mới đó là khiếu nại về việc làm và an toàn, vệ sinh lao động (quy định hiện hành không có 2 nhóm này).
Cụ thể, trình tự khiếu nại về việc làm được thực hiện như sau:
- Người bị xâm phạm thực hiện khiếu nại đến người đứng đầu tổ chức dịch vụ việc làm; tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia có thẩm quyền giải quyết (tổ chức) hoặc khởi kiện tại tòa án.
- Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn giải quyết khiếu nại thì có quyền khởi kiện tại tòa án hoặc khiếu nại lần hai đến Giám đốc Sở LĐTBXH nơi tổ chức đặt trụ sở chính.
- Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc quá thời hạn giải quyết khiếu nại thì người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án tại tòa án.
Trường hợp người bị khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính.
Nghị định 24/2018/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 15/4/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động; cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp; doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tổ chức dịch vụ việc làm, tổ chức có liên quan đến hoạt động tạo việc làm cho người lao động; tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người bị xâm phạm thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại khoản 1 Điều 15, khoản 1 Điều 16, khoản 1 Điều 17 và khoản 1 Điều 18 Nghị định này hoặc khởi kiện tại tòa án theo quy định tại
điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
2. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại Điều 23 hoặc quá thời hạn quy định tại Điều 20 Nghị định này mà khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khởi kiện tại tòa án theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định này hoặc thực hiện khiếu nại lần hai theo quy định sau đây:
a) Đối với khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động, người khiếu nại thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định này;
b) Đối với khiếu nại về giáo dục nghề nghiệp, người khiếu nại thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định này;
c) Đối với khiếu nại về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người khiếu nại thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định này;
d) Đối với khiếu nại về việc làm, người khiếu nại thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định này.
3. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai theo quy định tại Điều 31 hoặc quá thời hạn quy định tại Điều 28 Nghị định này mà khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án tại tòa án theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
4. Trường hợp người bị khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai theo quy định tại Điều 31 thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 11 Nghị định này.
1. Khiếu nại thực hiện bằng hình thức gửi đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp, được quy định như sau:
a) Khiếu nại bằng hình thức gửi đơn thì trong đơn khiếu nại ghi rõ nội dung sau đây: ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại (nếu có) và yêu cầu giải quyết khiếu nại. Đơn khiếu nại do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ;
b) Khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận khiếu nại ghi lại đầy đủ nội dung khiếu nại theo quy định tại điểm a khoản này và yêu cầu người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ vào văn bản.
2. Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì thực hiện như sau:
a) Khiếu nại bằng hình thức gửi đơn thì trong đơn ghi đầy đủ nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, có chữ ký của những người khiếu nại và cử người đại diện để trình bày khi có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại;
b) Khiếu nại trực tiếp thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức tiếp và đề nghị cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại; người tiếp nhận khiếu nại ghi lại đầy đủ nội dung khiếu nại theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và yêu cầu người đại diện ký tên hoặc điểm chỉ vào văn bản.
3. Trường hợp khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện thì người đại diện phải có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện và thực hiện khiếu nại theo quy định của Nghị định này.
1. Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 180 ngày, kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi của người sử dụng lao động, của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp, của doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, của tổ chức dịch vụ việc làm, tổ chức có liên quan đến hoạt động tạo việc làm cho người lao động, tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bị khiếu nại.
2. Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
1. Người khiếu nại có quyền rút khiếu nại ở bất cứ thời điểm nào trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
2. Việc rút khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại; đơn xin rút khiếu nại phải gửi đến người giải quyết khiếu nại.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn xin rút khiếu nại của người khiếu nại, người giải quyết khiếu nại ra quyết định về việc đình chỉ giải quyết khiếu nại và gửi cho người rút khiếu nại, cá nhân, tổ chức liên quan.
1. Quyết định, hành vi bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
2. Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp.
3. Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại.
4. Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại.
5. Thời hiệu khiếu nại theo quy định tại khoản 1 Điều 7 đã hết mà không có lý do theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này.
6. Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày, kể từ ngày có văn bản thông báo người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại.
7. Khiếu nại đã có quyết định giải quyết có hiệu lực pháp luật.
8. Khiếu nại đã được Tòa án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án, trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án.
1. Người khiếu nại có quyền sau đây:
a) Tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho người khác khiếu nại;
b) Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại;
c) Được biết, đọc, sao chụp, sao chép tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại; trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước hoặc bí mật của người bị khiếu nại theo quy định của pháp luật;
d) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp nội dung thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu và giao cho người giải quyết khiếu nại để giải quyết khiếu nại; trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước hoặc bí mật của người bị khiếu nại theo quy định của pháp luật;
đ) Yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định, hành vi bị khiếu nại;
e) Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng cứ đó;
g) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm hại do việc thi hành quyết định, hành vi bị khiếu nại;
h) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
i) Rút khiếu nại theo quy định tại Điều 8 Nghị định này;
k) Khiếu nại lần hai;
l) Khởi kiện vụ án tại Tòa án theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án
a) Người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự trong trường hợp sau đây:
- Có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động; tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp; doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
- Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại Điều 23 Nghị định này;
- Đã hết thời hạn quy định tại Điều 20 Nghị định này mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết.
b) Người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính trong trường hợp sau đây:
- Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai theo quy định tại Điều 31 Nghị định này;
- Đã hết thời hạn quy định tại Điều 28 Nghị định này mà khiếu nại lần hai không được giải quyết.
3. Người khiếu nại có nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện khiếu nại theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định này;
b) Trình bày trung thực sự việc, đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó;
c) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
4. Người khiếu nại thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Người bị khiếu nại có quyền sau đây:
a) Đưa ra chứng cứ về tính hợp pháp của quyết định, hành vi bị khiếu nại;
b) Được biết, đọc, sao chụp, sao chép tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại lần hai thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước hoặc bí mật của người khiếu nại theo quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp nội dung thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu và giao cho người giải quyết khiếu nại lần hai để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước hoặc bí mật của người khiếu nại theo quy định của pháp luật;
d) Nhận quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
đ) Khởi kiện vụ án tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính trong trường hợp không đồng ý với nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần hai theo quy định tại Điều 31 Nghị định này.
2. Người bị khiếu nại có nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện việc giải quyết khiếu nại lần đầu theo thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 15, khoản 1 Điều 16, khoản 1 Điều 17, khoản 1 Điều 18 Nghị định này;
b) Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại;
c) Chấp hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai;
d) Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai yêu cầu;
đ) Giải trình về tính hợp pháp, đúng đắn của quyết định, hành vi bị khiếu nại khi người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai yêu cầu;
e) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
3. Người bị khiếu nại thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Người giải quyết khiếu nại lần đầu có quyền sau đây:
a) Yêu cầu người khiếu nại, những người có liên quan đến việc khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu làm cơ sở để giải quyết khiếu nại;
b) Quyết định áp dụng, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.
2. Người giải quyết khiếu nại lần đầu có nghĩa vụ sau đây:
a) Tiếp nhận khiếu nại và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 19 Nghị định này;
b) Giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của mình bị khiếu nại;
c) Tổ chức đối thoại với người khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
d) Gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định tại
Điều 24 Nghị định này;
đ) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết khiếu nại của mình;
e) Cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung khiếu nại khi người khiếu nại yêu cầu;
g) Cung cấp hồ sơ giải quyết khiếu nại khi người giải quyết khiếu nại lần hai hoặc Tòa án yêu cầu.
3. Người giải quyết khiếu nại lần đầu thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Người giải quyết khiếu nại lần hai có quyền sau đây:
a) Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu làm cơ sở để giải quyết khiếu nại;
b) Quyết định áp dụng, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp theo quy định tại Điều 26 Nghị định này;
c) Trưng cầu giám định làm căn cứ giải quyết khiếu nại.
2. Người giải quyết khiếu nại lần hai có nghĩa vụ sau đây:
a) Tiếp nhận, thụ lý, lập hồ sơ vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết;
b) Kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại;
c) Tổ chức đối thoại giữa người khiếu nại, người bị khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
d) Ra quyết định và công bố quyết định giải quyết khiếu nại;
đ) Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại khi người khiếu nại, người bị khiếu nại yêu cầu;
e) Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, hồ sơ giải quyết khiếu nại lần hai khi Tòa án yêu cầu.
3. Người giải quyết khiếu nại lần hai thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Luật sư, trợ giúp viên pháp lý và người tham gia trợ giúp pháp lý có quyền sau đây:
a) Tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại theo đề nghị của người khiếu nại;
b) Thực hiện quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại khi đã nhận ủy quyền;
c) Xác minh, thu thập chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại theo yêu cầu của người khiếu nại và cung cấp chứng cứ cho người giải quyết khiếu nại;
d) Nghiên cứu hồ sơ vụ việc, sao chụp, sao chép tài liệu, chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại; trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước hoặc bí mật của người bị khiếu nại theo quy định của pháp luật.
2. Luật sư, trợ giúp viên pháp lý và người tham gia trợ giúp pháp lý có nghĩa vụ sau đây:
a) Xuất trình thẻ luật sư, thẻ trợ giúp viên pháp lý và quyết định phân công trợ giúp pháp lý, giấy yêu cầu giúp đỡ về pháp luật hoặc giấy ủy quyền của người khiếu nại;
b) Thực hiện đúng nội dung, phạm vi mà người khiếu nại đã ủy quyền.
3. Luật sư, trợ giúp viên pháp lý và người tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về lao động, an toàn, vệ sinh lao động của mình bị khiếu nại.
2. Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu theo quy định tại Điều 23 hoặc đã hết thời hạn quy định tại Điều 20 Nghị định này mà khiếu nại không được giải quyết.
3. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về điều tra tai nạn lao động theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động.
1. Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi của mình bị khiếu nại.
2. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
1. Người đứng đầu tổ chức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi của mình bị khiếu nại.
2. Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu theo quy định tại Điều 23 hoặc đã hết thời hạn quy định tại Điều 20 Nghị định này mà khiếu nại không được giải quyết.
1. Người đứng đầu tổ chức dịch vụ việc làm (bao gồm trung tâm dịch vụ việc làm và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm); tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi của mình bị khiếu nại.
2. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức dịch vụ việc làm, tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về việc làm khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại Điều 23 hoặc đã hết thời hạn theo quy định Điều 20 Nghị định này mà khiếu nại không được giải quyết.
1. Thụ lý giải quyết khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động
a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc phạm vi, thẩm quyền giải quyết của mình, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại và Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính;
b) Trường hợp khiếu nại do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác chuyển đến, ngoài việc thông báo theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến.
c) Trường hợp khiếu nại về điều tra tai nạn lao động thì giải quyết theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động.
2. Thụ lý giải quyết khiếu nại về giáo dục nghề nghiệp
a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc phạm vi, thẩm quyền giải quyết của mình, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại và Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
b) Trường hợp khiếu nại do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác chuyển đến, ngoài việc thông báo theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến.
3. Thụ lý giải quyết khiếu nại về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc phạm vi, thẩm quyền giải quyết của mình, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại và Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước;
b) Trường hợp khiếu nại do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác chuyển đến, ngoài việc thông báo theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến.
4. Thụ lý giải quyết khiếu nại về việc làm
a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc phạm vi, thẩm quyền giải quyết của mình, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại và Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi tổ chức dịch vụ việc làm đặt trụ sở chính;
b) Trường hợp khiếu nại do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác chuyển đến, ngoài việc thông báo theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều này, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến.
1. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
2. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
1. Trong thời hạn quy định tại Điều 20 Nghị định này, người giải quyết khiếu nại lần đầu tự mình hoặc giao cho bộ phận chuyên môn tiến hành kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại.
2. Việc kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại phải bảo đảm khách quan, chính xác, kịp thời.
3. Người có trách nhiệm kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại có quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Yêu cầu người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu và chứng cứ về nội dung khiếu nại;
b) Yêu cầu người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan giải trình bằng văn bản về nội dung khiếu nại;
c) Triệu tập người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
d) Trưng cầu giám định làm căn cứ giải quyết khiếu nại;
đ) Tiến hành biện pháp kiểm tra, xác minh khác theo quy định của pháp luật;
e) Báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh và chịu trách nhiệm về kết quả xác minh.
4. Báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh gồm nội dung chính sau đây:
a) Đối tượng kiểm tra, xác minh;
b) Thời gian tiến hành kiểm tra, xác minh;
c) Người tiến hành kiểm tra, xác minh;
d) Nội dung kiểm tra, xác minh;
đ) Kết quả kiểm tra, xác minh;
e) Kết luận và kiến nghị nội dung giải quyết khiếu nại;
g) Nội dung khác (nếu có).
1. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu thấy cần thiết, người giải quyết khiếu nại phải gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại; việc đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ.
2. Khi đối thoại, người giải quyết khiếu nại phải nêu rõ nội dung cần đối thoại; kết quả kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ liên quan đến khiếu nại và yêu cầu của mình.
3. Việc đối thoại phải được lập thành biên bản; biên bản phải ghi rõ ý kiến của những người tham gia, kết quả đối thoại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tham gia; biên bản đối thoại được lưu vào hồ sơ giải quyết khiếu nại.
4. Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.
1. Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại.
2. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải có nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên, địa chỉ người khiếu nại, người bị khiếu nại;
c) Nội dung khiếu nại;
d) Kết quả kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại;
đ) Kết quả đối thoại (nếu có);
e) Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
g) Kết luận nội dung khiếu nại; giải quyết vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại;
h) Việc bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại (nếu có);
i) Quyền khiếu nại lần hai, quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án.
3. Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì người giải quyết khiếu nại lần đầu căn cứ vào kết luận nội dung khiếu nại để ra quyết định giải quyết khiếu nại cho từng người hoặc ra quyết định giải quyết khiếu nại kèm theo danh sách những người khiếu nại.
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định sau đây:
a) Đối với quyết định giải quyết khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động: Gửi người khiếu nại, Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động bị khiếu nại đặt trụ sở chính và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
b) Đối với quyết định giải quyết khiếu nại về giáo dục nghề nghiệp: Gửi người khiếu nại, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
c) Đối với quyết định giải quyết khiếu nại về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: Gửi người khiếu nại, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
d) Đối với quyết định giải quyết khiếu nại về việc làm: Gửi người khiếu nại, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi tổ chức dịch vụ việc làm đặt trụ sở chính và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Trường hợp khiếu nại do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác chuyển đến, ngoài việc gửi quyết định giải quyết khiếu nại theo khoản 1 Điều này, người giải quyết khiếu nại phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến.
1. Việc giải quyết khiếu nại phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ giải quyết khiếu nại bao gồm:
a) Đơn khiếu nại hoặc văn bản ghi nội dung khiếu nại;
b) Thông báo thụ lý giải quyết khiếu nại;
c) Tài liệu, chứng cứ thu thập trong quá trình giải quyết khiếu nại;
d) Báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại;
đ) Kết quả giám định (nếu có);
e) Biên bản tổ chức đối thoại (nếu có);
g) Quyết định giải quyết khiếu nại;
h) Tài liệu khác có liên quan.
2. Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số theo trình tự thời gian và được lưu giữ theo quy định của pháp luật.
3. Hồ sơ giải quyết khiếu nại quy định tại khoản 1 Điều này được chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết khi có yêu cầu.
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành quyết định, hành vi bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục, thì người giải quyết khiếu nại phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định, hành vi đó. Thời hạn tạm đình chỉ không vượt quá thời gian còn lại của thời hạn giải quyết khiếu nại. Quyết định tạm đình chỉ phải được gửi cho người khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan và những người có trách nhiệm thi hành khác. Khi xét thấy lý do của việc tạm đình chỉ không còn thì phải hủy bỏ ngay quyết định tạm đình chỉ đó.
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 20 của Luật này mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, người giải quyết khiếu nại lần hai phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại.
3. Trường hợp khiếu nại do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác chuyển đến, ngoài việc thông báo cho người khiếu nại theo quy định tại khoản 2 Điều này, người giải quyết khiếu nại lần hai phải thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến.
4. Trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.
1. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
2. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 90 ngày, kể từ ngày thụ lý.
1. Trong thời hạn quy định tại Điều 28 Nghị định này, người giải quyết khiếu nại lần hai tự mình hoặc giao cho bộ phận chuyên môn tiến hành kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại. Việc kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 21 Nghị định này.
2. Ngoài quyền và nghĩa vụ của người có trách nhiệm kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định này, người có trách nhiệm kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại lần hai có quyền, nghĩa vụ yêu cầu người bị khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu và chứng cứ về nội dung khiếu nại; giải trình bằng văn bản về nội dung khiếu nại.
1. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại giữa người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Việc tổ chức đối thoại lần hai thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 22 Nghị định này.
1. Người giải quyết khiếu nại lần hai phải ra quyết định giải quyết khiếu nại.
2. Ngoài nội dung quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định này, quyết định giải quyết khiếu nại lần hai phải có nội dung:
a) Kết quả giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại lần đầu (nếu có);
b) Quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án.
3. Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì người giải quyết khiếu nại lần hai căn cứ vào kết luận nội dung khiếu nại để ra quyết định giải quyết khiếu nại cho từng người hoặc ra quyết định giải quyết khiếu nại kèm theo danh sách những người khiếu nại.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần hai phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển khiếu nại đến.
1. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu có hiệu lực pháp luật được quy định như sau:
a) Sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định mà người khiếu nại không khiếu nại lần hai hoặc không khởi kiện vụ án tại Tòa án theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định này;
b) Đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì sau 45 ngày, kể từ ngày ra quyết định mà người khiếu nại không khiếu nại lần hai hoặc không khởi kiện vụ án tại Tòa án theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
2. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực pháp luật được quy định như sau:
a) Sau 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định mà người khiếu nại không khởi kiện vụ án tại Tòa án theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định này hoặc người bị khiếu nại không khởi kiện vụ án tại Tòa án theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 11 Nghị định này;
b) Đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì sau 45 ngày, kể từ ngày ra quyết định mà người khiếu nại không khởi kiện vụ án tại Tòa án theo quy định tại
điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
3. Quyết định giải quyết khiếu nại phải được thi hành ngay sau khi có hiệu lực pháp luật.
1. Người giải quyết khiếu nại.
2. Người khiếu nại.
3. Người bị khiếu nại.
4. Người có quyền, nghĩa vụ liên quan.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
1. Người giải quyết khiếu nại trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật; trường hợp cần thiết, yêu cầu cơ quan chức năng có biện pháp để bảo đảm việc thi hành quyết định giải quyết khiếu hại có hiệu lực pháp luật; tổ chức thi hành hoặc chủ trì, phối hợp với tổ chức, cơ quan hữu quan thực hiện biện pháp nhằm khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại; kiến nghị cơ quan, tổ chức khác giải quyết những vấn đề liên quan đến việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có).
2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền để thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật; phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật khi được yêu cầu.
COMPLAINTS AND COMPLAINT HANDLING
Article 5. Procedures for filing a complaint
1. An individual is entitled to file a complaint to the officer who has the power to conduct first-time complaint handling as regulated in Clause 1 Article 15, Clause 1 Article 16, Clause 1 Article 17 and Clause 1 Article 18 hereof or file a lawsuit in the court as regulated in Point a Clause 2 Article 10 hereof if there are grounds for presuming that decisions or acts of an employer, a vocational education institution, an enterprise or organization providing Vietnamese guest worker programs, an employment service provider or an organization involved in creating employment for workers, or an organization organizing examination and issuance of national-level vocational certificates, are unlawful or infringe his/her legitimate rights and interests .
2. If a complainant disagrees with the first-time complaint handling decision as prescribed in Article 23 hereof or over the time limit prescribed in Article 20 hereof, the complaint remains unhandled, he/she is entitled to file a lawsuit in the court in accordance with regulations in Point a Clause 2 Article 10 hereof or carry out procedures for the second-time filing of complaint as follows:
a) With regard to a complaint related to labour or occupational safety and hygiene, the complainant shall file the complaint to the complaint handler prescribed in Clause 2 Article 15 hereof;
b) With regard to a vocational education-related complaint, the complainant shall file the complaint to the complaint handler prescribed in Clause 2 Article 16 hereof;
c) With regard to a Vietnamese guest worker-related complaint, the complainant shall file the complaint to the complaint handler prescribed in Clause 2 Article 17 hereof;
d) With regard to an employment-related complaint, the complainant shall file the complaint to the complaint handler prescribed in Clause 2 Article 18 hereof.
3. If a complainant still disagrees with the second-time complaint handling decision as prescribed in Article 31 hereof or over the time limit prescribed in Article 28 hereof, the complaint remains unhandled, he/she is entitled to file a lawsuit in the court in accordance with regulations in Point b Clause 2 Article 10 hereof.
4. If a defendant disagrees with the second-time complaint handling decision as prescribed in Article 31 hereof, he/she is entitled to bring an administrative case in accordance with regulations in Point dd Clause 1 Article 11 hereof.
1. A complaint may be made either in writing or orally. To be specific:
a) If a complaint is made in writing, the written complaint must clearly state the date of complaint, name and address of the complainant, name and address of the defendant, contents of or reasons for filing the complaint, documents used in the complaint (if any) and the complainant's expectations. The complainant is required to append his/her signature or fingerprints to this written complaint;
b) If an oral complaint is made, the person receiving the complaint shall instruct the complainant to make a written complaint or make a written record of the complaint with required details prescribed in Point a of this Clause and request the complaint to append his/her signature or fingerprints to the written record of the complaint.
2. If two or more people file complaint about the same content, the complaint shall be made as follows:
a) If a written complaint is made, it must include details prescribed in Point a Clause 1 of this Article, and bear signatures of all complainants who shall authorize a person to act as their representative to meet with the complaint handler as requested;
b) If oral complaints are made, the competent authority shall receive and request complainants to appoint a representative to state contents of the complaint; the person receiving the complaint shall make a written record of the complaint with details prescribed in Point a Clause 1 of this Article and request the representative to append his/her signature or fingerprints to this written record.
3. If a complaint is submitted by a representative, this representative is required to provide documents proving his/her capacity as a representative and carry out procedures for filing a complaint in accordance with regulations herein.
Article 7. Prescriptive period for complaints
1. The prescriptive period for filing the first complaint is 180 days after the person filing the complaint receives or perceives the decision or acts of an employer, of an organization or individual engaging in vocational education, of an enterprise or organization providing Vietnamese guest worker programs, of an employment service provider or an organization involved in creating employment for workers, or of an organization in charge of holding examination and issuing national-level vocational certificates that he/she deems unlawful.
2. If a person fails to exercise his/her right to complain by the prescriptive period as regulated in Clause 1 of this Article due to illness, disasters, enemy-inflicted destruction, travel for business trips or study or other objective obstacles, the length of time of such objective obstacles shall not be counted into the prescriptive period for complaint.
Article 8. Complaint withdrawal
1. A complainant is entitled to withdraw his/her complaint anytime during the filing and processing of the complaint.
2. A written application for withdrawal of complaint must be made, bear the signature or fingerprints of the complainant, and be sent to the competent complaint handler.
3. Within 03 working days from the receipt of the application for withdrawal of complaint, the complaint handler shall make a decision on suspension of the complaint handling, and send it to the applicant and relevant organizations/ individuals.
Article 9. Complaints to be declined to be considered as prescribed herein
1. The decision or acts about which the complaint is filed do not involve legitimate rights and interests of the complainant.
2. The complainant neither has full legal capacity nor a legal representative.
3. The complaint is filed by an illegal representative.
4. The complaint bears neither signature nor fingerprints of the complainant.
5. The complaint is filed after the prescriptive period set forth in Clause 1 Article 7 hereof but the complainant fails to give legitimate reasons as prescribed in Clause 2 Article 7 hereof.
6. The complainant fails to continue carrying out procedures for complaint within 30 days after a competent authority has given a written notification of suspension of the complaint handling.
7. The complaint has been closed according to a complaint handling decision in force.
8. The complaint has been lawfully received or handled by the Court according to the Court’s decision or sentence, except the Court’s decision on suspension of resolution of the case.
Section 2. RIGHTS AND DUTIES OF COMPLAINANTS, DEFENDANTS, COMPLAINT HANDLERS, LAWYERS, LEGAL AID OFFICERS AND PERSONS PARTICIPATING IN LEGAL AID
Article 10. Rights and duties of complainants
1. A complainant shall be entitled to:
a) Lodge a complaint by himself/herself or through an authorized representative;
b) Personally attend or authorize his/her legal representative to attend talks;
c) Access, read or make copies of documents and evidences obtained by the complaint handler during the complaint handling, except information and documents which are classified as state secrets or personal privacy of the complainant as regulated by applicable laws;
d) Request relevant individuals/ authorities/ organizations to provide information and documents concerning the matters of the complaint within 05 working days from the receipt of the complainant's request, and then transfer them to the complaint handler, pay in registration and accuracy, except those classified as state secrets or personal privacy of the complainant as regulated by applicable laws;
dd) Request the complaint handler to adopt emergency measures for preventing unexpected consequences that may arise from the implementation or performance of decision or acts against which the complaint is filed;
e) Provide evidences about the complaint and explanations for such evidences;
g) Reclaim legitimate rights and interests violated because of the implementation or performance of decision or acts against which the complaint is filed;
h) Claim compensation for damage as per the laws;
i) Withdraw the complaint as regulated in Article 8 herein;
k) Make the second-time complaint;
l) Bring the case to the court in accordance with regulations set forth in Clause 2 of this Article.
2. Right to file lawsuits in Court
a) The complainant is entitled to file a lawsuit in the Court in accordance with regulations of the Code of civil procedures in the following circumstances:
- There are grounds for presuming that the decision or acts of the employer, of the organization or individual participating in vocational education, or of the enterprise or state organization providing Vietnamese guest worker program are unlawful and infringe the complainant’s legitimate rights and interests;
- The complainant does not agree with the first-time complaint handling decision as regulated in Article 23 hereof;
- Over the time limit prescribed in Article 20 hereof, the first-time complaint remains unhandled.
b) The complainant is entitled to file a lawsuit in the Court in accordance with regulations of the Code of administrative procedures in the following circumstances:
- The complainant does not agree with the second-time complaint handling decision as regulated in Article 31 hereof;
- Over the time limit prescribed in Article 28 hereof, the second-time complaint remains unhandled.
3. A complainant shall bear the duties to:
a) Follow procedures for filing complaints set forth in this Decree;
b) Present matters in a honest manner, provide evidences about the complaint; provide relevant information and documents for the complaint handler; assume liabilities for his/her presentations and provided information and documents;
c) Obey effective complaint handling decisions.
4. The complainant shall perform other rights and obligations as regulated by laws.
Article 11. Rights and duties of a defendant
1. A defendant shall be entitled to:
a) Present evidences on the validity of the decision or acts against which the complaint is made;
b) Access, read or make copies of documents and evidences obtained by the second-time complaint handler during the complaint handling, except information and documents which are classified as state secrets or personal privacy of the complainant as regulated by applicable laws;
c) Request relevant individuals/ authorities/ organizations to provide information and documents concerning the matters of the complaint within 05 working days from the receipt of the request for provision of such information and documents, and then transfer them to the second-time complaint handler, except those classified as state secrets or personal privacy of the complainant as regulated by applicable laws;
d) Obtain the second-time complaint handling decision;
dd) File a lawsuit in Court in accordance with applicable regulations of the Code of administrative procedures if disagreeing with the second-time complaint handling decision issued under regulations in Article 31 hereof.
2. A defendant shall bear the duties to:
a) Handle the first-time complaint within his/her competence as regulated in Clause 1 Article 15, Clause 1 Article 16, Clause 1 Article 17 and Clause 1 Article 18 hereof;
b) Personally attend or authorize his/her legal representative to attend talks;
c) Obey the decision on verification of complaint matters given by the person or authority competent to handle the second-time complaint;
d) Provide information and documents concerning the complaint matters within 05 working days from the date of receipt of the request from the second-time complaint handler;
dd) Explain the legality and truthfulness of the decision or acts against which the complaint is filed at the request of the second-time complaint handler;
e) Obey effective complaint handling decisions.
3. The defendant shall perform other rights and obligations as regulated by laws.
Article 12. Rights and duties of first-time complaint handlers
1. A person who handles the complaint for the first time shall be entitled to:
a) Request the complainant and related parties to provide information, documents and evidences within 05 working days from the date of request so as to serve the complaint handling;
b) Make decision on application or cancellation of emergency measures as prescribed in Article 26 hereof.
2. A person who handles the complaint for the first time shall bear the duties to:
a) Receive complaint and give a written notification of the complaint handling to relevant individuals, authorities and organizations as prescribed in Article 19 hereof;
b) Handle the complaint against his/her decision or acts;
c) Hold talks with the complainant and related authorities/ organizations/ individuals;
d) Send complaint handling decision to relevant individuals, authorities and organizations as regulated in Article 24 hereof;
dd) Assume liabilities for his/her process of complaint handling;
e) Provide information, documents and evidences about the complaint matters at the request of the complainant;
g) Provide the complaint documentation at the request of the second-time complaint handler or the court.
3. The first-time complaint handler shall perform other rights and obligations as regulated by laws.
Article 13. Rights and duties of second-time complaint handlers
1. A person who handles the complaint for the second time shall be entitled to:
a) Request the complainant, defendant and related authorities, organizations and individuals to provide information, documents and evidences within 05 working days from the date of request so as to serve the complaint handling;
b) Make decision on application or cancellation of emergency measures as prescribed in Article 26 hereof;
c) Requisite expert examination which shall be used as the basis for handling the complaint.
2. A person who handles the complaint for the second time shall bear the duties to:
a) Receive, accept and document the complaint within its handling capacity;
b) Consider and verify the complaint matters;
c) Hold talks between the complainant, defendant and related authorities/ organizations/ individuals;
d) Make and announce the complaint handling decision;
dd) Provide information and documents concerning the complaint matters at the request of the complainant or defendant;
e) Provide information and documents concerning the complaint matters and the second-time complaint documentation at the request of the court.
3. The second-time complaint handler shall perform other rights and obligations as regulated by laws.
Article 14. Rights and duties of lawyers, legal aid officers and other persons providing legal aid
1. Lawyers, legal aid officers and persons participating in legal aid shall be entitled to:
a) Participate in the complaint handling process at the request of the complainant;
b) Exercise rights and perform duties of the complaint when being authorized;
c) Verify and collect evidences on the complaint matters at the request of the complainant and provide such evidences for the complaint handler;
d) Consider the complaint, and make copies of documents and evidences about the complaint matters to protect legitimate rights and interests of the complainant, except information and documents which are classified as state secrets or personal privacy of the complainant as regulated by applicable laws.
2. Lawyers, legal aid officers and persons participating in legal aid shall bear the duties to:
a) Present lawyer’s card, legal aid officer’s card and decision on assignment with legal aid tasks, the written request for legal aid or the power of attorney made by the complainant;
b) Perform acts within the scope of authorization by the complainant.
3. Lawyers, legal aid officers and persons participating in legal aid shall exercise and perform other rights and duties as per the laws.
Section 3. AUTHORITY TO HANDLE COMPLAINTS
Article 15. Authority to handle complaints related to labour, and occupational safety and hygiene
1. Employers shall have the power to handle complaints for the first time with regard to complaints against their decisions on or acts of labour or occupational safety and hygiene.
2. Chief Inspector of Department of Labour, War Invalids and Social Affairs of province where the employer’s head office is located shall have the power to handle complaints related to labour or occupational safety and hygiene for the second time in case the complainant disagrees with the first-time complaint handling decision as regulated in Article 23 or over the time limit prescribed in Article 20, the complaint remains unhandled.
3. Authority to handle complaints about occupational accident investigation shall follow provisions set forth in Article 17 of the Government’s Decree No. 39/2016/ND-CP dated May 15, 2016.
Article 16. Authority to handle occupational education-related complaints
1. Heads of vocational education institutions shall have the power to handle complaints against their decisions or acts for the first time.
2. Each Director of Provincial Department of Labour, War Invalids and Social Affairs shall have the power to handle complaints against vocational education institutions to whom it issued certificates of vocational education registration for the second time; the Director General of the Directorate of Vocational Education and Training shall have the power to handle complaints against vocational education institutions to whom it issued certificates of vocational education registration for the second time.
Article 17. Authority to handle Vietnamese guest worker-related complaints
1. Heads of organizations providing Vietnamese guest worker programs shall have the power to handle complaints against their decisions or acts for the first time.
2. The Director of the Department of Overseas Labour shall have the power to handle Vietnamese guest worker-related complaints for the second time in case the complainant disagrees with the first-time complaint handling decision as regulated in Article 23 hereof or over the time limit prescribed in Article 20 hereof, the complaint remains unhandled.
Article 18. Authority to handle employment-related complaints
1. Heads of employment service providers (including employment service centers and enterprises) and heads of organizations conducting examination and issuance of national-level vocational certificates shall have the power to handle complaints against their decisions or acts for the first time.
2. Each Director of Department of Labour, War Invalids and Social Affairs of province where the head office of the employment service provider, or of the organization conducting examination and issuance of national-level vocational certificates, is located shall have the power to handle employment-related complaints for the second time in case the complainant disagrees with the first-time complaint handling decision as regulated in Article 23 hereof or over the time limit prescribed in Article 20 hereof, the complaint remains unhandled.
Section 4. PROCEDURES AND TIME LIMITS FOR FIRST-TIME COMPLAINT HANDLING
Article 19. Accepting first-time complaints
1. Accepting complaints related to labour, and occupational safety and hygiene for resolution
a) Within a duration of 07 working days from the receipt of a complaint under his/her handling capacity, the first-time complaint handler must consider accepting the complaint and give a written notification of accepting the complaint for resolution to the complainant and the Chief Inspector of the Department of Labour, War Invalids and Social Affairs of province where the employer’s head office is located;
b) If a complaint is transferred from an authority, organization or individual, apart from the sending of notification as prescribed in Point a Clause 1 of this Article, the first-time complaint handler must send a written notification of accepting the complaint for resolution to that transferring authority, organization or individual.
c) Complaints about occupational accident investigation shall be resolved according to provisions set forth in Article 17 of the Government’s Decree No. 39/2016/ND-CP dated May 15, 2016.
2. Accepting vocational education-related complaints for resolution:
a) Within a duration of 07 working days from the receipt of a complaint under his/her handling capacity, the first-time complaint handler must consider accepting the complaint and give a written notification of accepting the complaint for resolution to the complainant and the Director of Provincial Department of Labour, War Invalids and Social Affairs if the complaint is filed against a vocational education institution to whom it issued the certificate of vocational education registration or the Director General of the Directorate of Vocational Education and Training if the complaint is filed against a vocational education institution to whom it issued the certificate of vocational education registration;
b) If a complaint is transferred from an authority, organization or individual, apart from the sending of notification as prescribed in Point a Clause 2 of this Article, the first-time complaint handler must send a written notification of accepting the complaint for resolution to that transferring authority, organization or individual.
3. Accepting Vietnamese guest worker-related complaints for resolution:
a) Within a duration of 07 working days from the receipt of a complaint under his/her handling capacity, the first-time complaint handler must consider accepting the complaint and give a written notification of accepting the complaint for resolution to the complainant and the Director of the Department of Overseas Labour;
b) If a complaint is transferred from an authority, organization or individual, apart from the sending of notification as prescribed in Point a Clause 3 of this Article, the first-time complaint handler must send a written notification of accepting the complaint for resolution to that transferring authority, organization or individual.
4. Accepting employment-related complaints for resolution:
a) Within a duration of 07 working days from the receipt of a complaint under his/her handling capacity, the first-time complaint handler must consider accepting the complaint and give a written notification of accepting the complaint for resolution to the complainant and the Director of the Department of Labour, War Invalids and Social Affairs of province where the employment service provider’s head office is located;
b) If a complaint is transferred from an authority, organization or individual, apart from the sending of notification as prescribed in Point a Clause 4 of this Article, the first-time complaint handler must send a written notification of accepting the complaint for resolution to that transferring authority, organization or individual.
Article 20. Time limits for resolution of first-time complaints
1. The time limit for first-time complaint handling is not exceeding 30 days after the complaint is accepted. The time limit for handling a complicated complaint may be extended but must not exceed 45 days after it is accepted for handling.
2. The time limit for first-time complaint handling in remote and isolated areas is not exceeding 45 days after the complaint is accepted. The time limit for handling a complicated complaint in such areas may be extended but must not exceed 60 days after it is accepted for handling.
Article 21. Considering and verifying first-time complaint matters
1. Within the time limit prescribed in Article 20 hereof, the first-time complaint handler must directly or assign a specialized department to consider and verify the complaint matters.
2. Considering and verifying the complaint matters must ensure objectiveness, accuracy and punctuality.
3. The person in charge of considering and verifying the complaint matters shall have the following rights and duties:
a) Request the complainant, and relevant authorities/ organizations/ individuals to provide information, documents and evidences about the complaint matters;
b) Request the complainant, and relevant authorities/ organizations/ individuals to provide written explanations about the complaint matters;
c) Summon the complainant and related authorities/ organizations/ individuals;
d) Requisite expert examination which shall be used as the basis for handling the complaint;
dd) Adopt appropriate verification methods as per the laws;
e) Provide and assume liabilities for results of consideration and verification of the complaint matters.
4. A report on consideration and verification of the complaint matters includes:
a) Subjects of the consideration and verification;
b) The period of consideration and verification;
c) The person in charge of considering and verifying the complaint matters;
d) Contents of consideration and verification;
dd) Consideration and verification results;
e) Conclusions and recommendations;
g) Other contents (if any).
Article 22. Holding first talk
1. During the resolution of the first-time complaint, the complaint handler must meet and talk with the complainant, persons having related rights and duties, and relevant authorities/ organizations/ individuals about the complaint matters, the complainant’s expectations and solutions for handling the complaint if it deems necessary; such talk must be conducted in a public and democratic manner.
2. The complaint handler must clearly state the contents of the talk; results of consideration and verification of the complaint matters; participants in the talk shall have the right to present their ideas and evidences on their complaint and their expectations.
3. The contents of the talk must be recorded; the record of the talk must include ideas given by participants, results of the talk, and bear signatures or fingerprints of participants; this record of talk must be consolidated in the complaint documentation.
4. Results of the talk are considered as grounds for resolving the complaint.
Article 23. First-time complaint handling decision
1. The first-time complaint handler must make a decision on complaint handling results.
2. A first-time complaint handling decision includes:
a) Date of the decision;
b) Name and address of the complainant, and of the defendant;
c) The complaint matters;
d) Results of consideration and verification of the complaint matters;
dd) Results of the talk (if any);
e) Legal grounds for handling the complaint;
g) Conclusions; resolution of each complaint matter;
h) Compensation for damage suffered by the aggrieved party (if any);
i) The right to file the second-time complaint, the right to initiate the lawsuit in court.
3. If there are two or more persons file complaint about the same matter, the first-time complaint handler shall consult the conclusions on the complaint to make complaint handling decision to each complainant or make a complaint handling decision accompanied with the list of complainants.
Article 24. Sending first-time complaint handling decision
1. Within 03 working days from the date of the complaint handling decision, the first-time complaint handler shall send such decision to relevant parties. To be specific:
a) A decision on handling of a complaint related to labour or occupational safety and hygiene shall be sent to the complainant, the Chief Inspector of the Department of Labour, War Invalids and Social Affairs of province where the defendant’s head office is located and relevant authorities/ organizations/ individuals;
b) A decision on handling of a vocational education-related complaint shall be sent to the complainant, the Director of Provincial Department of Labour, War Invalids and Social Affairs if the complaint is filed against a vocational education institution to whom it issued the certificate of vocational education registration or the Director General of the Directorate of Vocational Education and Training if the complaint is filed against a vocational education institution to whom it issued the certificate of vocational education registration, and relevant authorities/ organizations/ individuals;
c) A decision on handling of a Vietnamese guest worker-related complaint shall be sent to the complainant, the Director of the Department of Overseas Labour, and relevant authorities/ organizations/ individuals;
d) A decision on handling of an unemployment-related complaint shall be sent to the complainant, the Director of the Department of Labour, War Invalids and Social Affairs of province where the employment service provider’s head office is located, and relevant authorities/ organizations/ individuals.2. If a complaint is transferred from an authority, organization or individual, apart from the sending of the complaint handling decision as prescribed in Clause 1 of this Article, the complaint handler must also send the complaint handling decision to that transferring authority, organization or individual.
Article 25. First-time complaint documentation
1. The complaint must be documented. Complaint documentation includes:
a) The written complaint or the written record of the complaint;
b) The written notification of accepting the complaint for resolution;
c) Documents and evidences collected during the complaint handling process;
d) Report on results of consideration and verification of the complaint matters;
dd) Examination results given by the expert (if any);
e) The record of the talk (if any);
g) The complaint handling decision;
h) Relevant documents.
2. Documents included in the complaint documentation must be numbered in chronological order and retained in accordance with applicable laws.
3. The complaint documentation prescribed in Clause 1 of this Article must be transferred to the second-time complaint handler or the competent court as requested.
Article 26. Application of emergency measures
During the complaint resolution, if the complaint handler deems that the implementation or performance of decision or acts against which the complaint is filed shall result in adverse consequences, he/she must make decision on suspension of the implementation or performance of such decision or acts. The length of time of such suspension must not exceed the remaining time limit for handling the complaint. Such decision on suspension must be sent to the complainant, persons having related rights and duties, and other responsible persons. Such decision on suspension must be annulled where it deems that the events resulting in such suspension no longer exist.
Section 5. PROCEDURES FOR SECOND-TIME COMPLAINT HANDLING
Article 27. Accepting second-time complaints for resolution
1. Within 30 days from the end of the time limit for handling complaints prescribed in Article 20 hereof, if the first-time complaint remains unresolved, or from the receipt of the first-time complaint handling decision, if the complainant disagrees with that decision, he/she shall have the right to file the complaint to the person competent to handle second-time complaint; in remote and isolated areas, this time limit may be extended but shall not exceed 45 days.
2. Within a duration of 07 working days from the receipt of a complaint under his/her handling capacity, the second-time complaint handler must consider accepting the complaint and give a written notification of accepting the complaint for resolution to the complainant.
3. If a complaint is transferred from an authority, organization or individual, apart from the sending of a notification to the complainant as prescribed in Point a Clause 2 of this Article, the second-time complaint handler must send a written notification of accepting the complaint for resolution to that transferring authority, organization or individual.
4. If a complaint is refused, legitimate reasons for such refusal must be given.
Article 28. Time limits for resolution of second-time complaints
1. The time limit for handling the second-time complaint is not exceeding 45 days after it is accepted. The time limit for handling a complicated complaint may be extended but must not exceed 60 days after it is accepted for handling.
2. The time limit for handling a second-time complaint in remote and isolated areas is not exceeding 60 days after it is accepted. The time limit for handling a complicated complaint in such areas may be extended but must not exceed 90 days after it is accepted for handling.
Article 29. Considering and verifying second-time complaint matters
1. Within the time limit prescribed in Article 28 hereof, the second-time complaint handler must personally or assign a specialized department to consider and verify the complaint matters. Consideration and verification of the complaint matters shall be carried out in accordance with regulations laid down in Clause 2, Clause 3 and Clause 4 Article 21 hereof.
2. Apart from rights and duties of the person responsible for considering and verifying the complaint matters prescribed in Clause 3 Article 21 hereof, the person responsible for considering and verifying the second-time complaint matters shall have the right and duties to request the complainant to provide information, documents and evidences on the complaint matters as well as written explanations about such complaint matters.
Article 30. Holding second talk
1. During the resolution of the second-time complaint, the complaint handler shall hold a talk between the complainant, the defendant, persons having related rights and duties, and relevant authorities/ organizations/ individuals.
2. The second talk shall be held in accordance with regulations in Clause 2 and Clause 3 Article 22 hereof.
Article 31. Second-time complaint handling decision
1. The second-time complaint handler must make a decision on complaint handling results.
2. In addition to the contents prescribed in Clause 2 Article 23 hereof, the second-time complaint handling decision must include:
a) Complaint handling results given by the first-time complaint handler (if any);
b) Right to file a lawsuit in Court.
3. If there are two or more persons file complaint about the same matter, the second-time complaint handler shall consult the conclusions on the complaint to make complaint handling decision to each complainant or make a complaint handling decision accompanied with the list of complainants.
Article 32. Sending of second-time complaint handling decision
Within 03 working days from the date of issue of the second-time complaint handling decision, the second-time complaint handler must send that decision to the complainant, the defendant, persons having related rights and duties, and the authority, organization or individual that transferred such complaint.
Article 33. Second-time complaint documentation
Second-time complaint documentation is prepared according to regulations in Article 25 hereof, and includes the first-time complaint documentation (if any).
Section 6. Effect of a complaint handling decision and implementation thereof
Article 34. Effect of a complaint handling decision
1. The first-time complaint handling decision shall come into effect
a) 30 days after the date on which it is made if the complainant does not file the second-time complaint or bring a lawsuit in court as prescribed in Point a Clause 2 Article 10 hereof; or
b) 45 days after the date on which it is made if the complaint arises in a remote and isolated area and the complainant does not file the second-time complaint or bring a lawsuit in court as prescribed in Point a Clause 2 Article 10 hereof.
2. The second-time complaint handling decision shall come into effect
a) 30 days after the date on which it is made if the complainant does not file a lawsuit in court as prescribed in Point b Clause 2 Article 10 hereof or the defendant does not bring a lawsuit in court prescribed in Point dd Clause 1 Article 11 hereof; or
b) 45 days after the date on which it is made if the complaint arises in a remote and isolated area and the complainant does not bring a lawsuit in court as prescribed in Point b Clause 2 Article 10 hereof.
3. The complaint handling decision must be implemented immediately after it comes into effect.
Article 35. Persons bearing duties to implement an effective complaint handling decision
1. The complaint handler.
2. The complainant.
3. The defendant.
4. Persons having related rights and duties.
5. Relevant authorities, organizations and individuals.
Article 36. Implementation of an effective complaint handling decision
1. The complaint handler shall, within the ambit of his/her duties and powers, instruct authorities/ organizations/ individuals under his/her management to organize the implementation of an effective complaint handling decision; request competent authorities to adopt measures for ensuring the implementation of that effective complaint handling decision, where necessary; put in responsibility and adequacy; organize the implementation or take charge and cooperate with authorities/ organizations that may concern to implement measures for restoring legitimate rights and interests for the complainant; request other authorities/ organizations to settle issues concerning the implementation of the complaint handling decision (if any).
2. Within the scope of duties and powers, relevant authorities/ organizations/ individuals shall comply with decisions by competent authorities on implementation of an effective complaint handling decision; cooperate with competent authorities/ organizations/ individuals to organize the implementation of an effective complaint handling decision as requested.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực