Mẫu TK01 thêm bị chú nơi sinh vào hộ chiếu? Hướng dẫn chi tiết thủ tục thêm bị chú nơi sinh vào hộ chiếu

Mẫu TK01 thêm bị chú nơi sinh vào hộ chiếu? Hướng dẫn chi tiết thủ tục
thêm bị chú nơi sinh vào hộ chiếu

1. Mẫu TK01 thêm bị chú nơi sinh vào hộ chiếu?

Bị chú trong hộ chiếu có thể hiểu đơn giản là nơi ghi các thông tin ghi chú, chú thích, là mục ghi chú đặc biệt do cơ quan có thẩm quyền thực hiện, nhằm bổ sung, làm rõ hoặc điều chỉnh thông tin liên quan đến người mang hộ chiếu.

Thông tin bị chú có thể bao gồm:

  • Thay đổi thông tin cá nhân: Như thay đổi họ tên, ngày tháng năm sinh, hoặc giới tính.
  • Bổ sung thông tin đặc biệt: Ví dụ, trẻ em dưới 14 tuổi đi cùng cha mẹ hoặc các thông tin cần thiết theo yêu cầu của quốc gia khác.
  • Giải thích hoặc ghi nhận tình trạng pháp lý: Ví dụ, việc thay đổi quốc tịch hoặc các nội dung khác cần được xác nhận.

Mẫu TK01 gồm các mục cần điền thông tin cá nhân và chi tiết về yêu cầu cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu. Bạn có thể làm theo hướng dẫn sau để điền chính xác:

Mẫu TK01
Ban hành kèm theo Thông tư số 68/2022/TT-BCA ngày 31/12 /2022 của Bộ Công an

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Ảnh
(2)

TỜ KHAI
(Dùng cho công dân Việt Nam đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước)1)

1. Họ…………….. Chữ đệm và tên…………………..(3) 2. Giới tính: Nam □ Nữ □

3. Sinh ngày………. tháng…………. năm………… Nơi sinh(4) (tỉnh, TP)………………………

4. Số ĐDCN/CMND (nếu có)

Ngày cấp:…../……./…….

5. Dân tộc………………………… 6. Tôn giáo ………….7. Số điện thoại………………………

8. Địa chỉ đăng ký thường trú ……………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………

9. Địa chỉ đăng ký tạm trú………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

10. Nghề nghiệp………………………11. Tên và địa chỉ cơ quan (nếu có)……………………

12. Cha: họ và tên ……………………………………………… sinh ngày …./….. / ……………….

Mẹ: họ và tên ……………………………………………… sinh ngày….. /….. / ………………

Vợ /chồng: họ và tên ……………………………………………… sinh ngày …./…../………..

13. Hộ chiếu PT lần gần nhất (nếu có) số ………………………………cấp ngày …../…../……….

14. Nội dung đề nghị(5) ………………………………………………………………………………

Cấp hộ chiếu không có gắn chip điện tử □ Cấp hộ chiếu có gắn chip điện tử □

Tôi xin cam đoan những thông tin trên là đúng sự thật.

Xác nhận của Trưởng Công an phường/xã/thị trấn(6)
(Ký, ghi rõ họ và tên, chức vụ, đóng dấu)

………… , ngày….. tháng..... năm……
Người đề nghị(7)
(Ký, ghi rõ họ và tên)

Ảnh
(2)

Chú thích:

(1) Người đề nghị điền đầy đủ thông tin ghi trong mẫu, không được thêm bớt.

(2) Ảnh mới chụp không quá 06 tháng, cỡ 4cm x 6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, trang phục lịch sự, phông ảnh nền trắng.

(3) Họ, chữ đệm và tên viết bằng chữ in hoa.

(4) Nếu sinh ra ở nước ngoài thì ghi tên quốc gia.

(5) Ghi cụ thể: Đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu hoặc từ lần thứ hai; đề nghị khác nếu có (ghi rõ lý do). Trường hợp đề nghị cấp hộ chiếu có (hoặc không) gắn chip điện tử thì đánh dấu (X) vào ô tương ứng.

(6) Áp dụng đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, người chưa đủ 14 tuổi. Trưởng Công an phường, xã, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận về thông tin điền trong tờ khai và ảnh dán trong tờ khai là của một người; đóng dấu giáp lai vào ảnh dán ở khung phía trên của tờ khai.

(7) Đối với người mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, người chưa đủ 14 tuổi thì người đại diện hợp pháp ký thay.

PHẦN A: THÔNG TIN CÁ NHÂN

  • Họ và tên (In hoa): Ghi đầy đủ họ tên của bạn bằng chữ in hoa, có dấu, theo giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân.
    • Ví dụ: NGUYỄN VĂN A
  • Ngày, tháng, năm sinh: Ghi chính xác theo định dạng ngày/tháng/năm.
    • Ví dụ: 15/03/1985
  • Giới tính: Chọn “Nam” hoặc “Nữ”.
  • Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: Ghi số chứng minh nhân dân (CMND), căn cước công dân (CCCD), hoặc số hộ chiếu hiện tại.
  • Nơi sinh: Ghi rõ tỉnh/thành phố bạn sinh ra (theo giấy khai sinh).
    • Ví dụ: Hà Nội
  • Quốc tịch: Ghi "Việt Nam".
  • Dân tộc: Ghi rõ dân tộc của bạn (Ví dụ: Kinh, Tày, Thái, v.v.).
  • Tôn giáo: Nếu bạn có theo tôn giáo, ghi rõ tên tôn giáo. Nếu không có, ghi “Không”.
  • Địa chỉ thường trú: Ghi đúng địa chỉ theo hộ khẩu thường trú.
    • Ví dụ: 123 Đường ABC, Phường XYZ, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
  • Địa chỉ hiện tại: Nếu khác với địa chỉ thường trú, ghi địa chỉ mà bạn đang cư trú hiện tại. Nếu trùng, có thể ghi "Như trên".

PHẦN B: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ 11.

  • Loại hộ chiếu đề nghị cấp, sửa đổi: Chọn mục "Sửa đổi, bổ sung" nếu bạn cần thêm bị chú nơi sinh. 12. Nội dung đề nghị: Ghi rõ yêu cầu của bạn, ví dụ: “Bổ sung bị chú nơi sinh vào hộ chiếu”. 13. Thông tin hộ chiếu cũ: Ghi số hộ chiếu cũ nếu bạn đã có hộ chiếu trước đó và cần sửa đổi thông tin.

PHẦN C: NGƯỜI ĐẠI DIỆN NỘP HỒ SƠ (nếu có)

  • Nếu bạn không trực tiếp nộp hồ sơ mà nhờ người đại diện (người thân, luật sư) nộp thay, điền thông tin của người đó vào phần này. Nếu tự nộp, bạn có thể bỏ qua phần này.

PHẦN D: CAM ĐOAN VÀ CHỮ KÝ

  • Cuối cùng, bạn ký và ghi rõ họ tên tại phần "Người khai". Ký đúng như chữ ký trên giấy tờ tùy thân của bạn.

Sau khi điền đầy đủ thông tin vào mẫu TK01, bạn nộp kèm với các giấy tờ yêu cầu (như hộ chiếu cũ, bản sao giấy khai sinh) đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc qua dịch vụ công trực tuyến

2. Hướng dẫn chi tiết thủ tục thêm bị chú nơi sinh vào hộ chiếu

Hướng dẫn chi tiết thủ tục thêm bị chú nơi sinh vào hộ chiếu
Hướng dẫn chi tiết thủ tục thêm bị chú nơi sinh vào hộ chiếu

Cơ quan nộp hồ sơ:

  • Cục quản lý xuất nhập cảnh
  • Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
  • Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Hồ sơ, thủ tục thực hiện:

  • Đối với công dân trình hộ chiếu cấp trong nước: Chủ thể có yêu cầu tiến hành nộp tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu theo mẫu TK01 cùng với hộ chiếu mẫu mới đã được cấp. Tại mục “đề nghị” của tờ khai ghi nội dung “bị chú nơi sinh vào hộ chiếu”
  • Đối với công dân trình hộ chiếu do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp: Ngoài tờ khai theo mẫu TK01 và hộ chiếu mẫu mới, công dân phải nộp thêm các giấy tờ chứng minh nơi sinh như Giấy khai sinh, Hộ chiếu mẫu cũ.
  • Đối với công dân đề nghị cấp hộ chiếu mẫu mới kèm ghi thêm bị chú nơi sinh, tại mục nội dung đề nghị trong tờ khai cấp hộ chiếu phải ghi rõ yêu cầu “cấp hộ chiếu và bị chú nơi sinh”.

Lệ phí: Khi yêu cầu ghi thêm bị chú nơi sinh vào hộ chiếu mẫu mới thì không cần nộp lệ phí

Thời hạn giải quyết:

  • 02 ngày khi nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh
  • 05 ngày khi nộp hồ sơ tại công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Hộ chiếu là gì? Hộ chiếu chứa đựng những thông tin gì?

Hộ chiếu (Passport) là một loại giấy tờ tùy thân quan trọng do cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia cấp cho công dân của mình. Hộ chiếu xác nhận danh tính, quốc tịch của người sở hữu và cho phép họ xuất cảnh từ quốc gia mình, nhập cảnh vào quốc gia khác theo quy định pháp luật quốc tế.

Hộ chiếu sẽ chứa đựng các thông tin: ảnh chân dung; họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp; ngày, tháng, năm hết hạn; số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phù hợp với yêu cầu đối ngoại.

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định như sau:

Giấy tờ xuất nhập cảnh

3. Thông tin trên giấy tờ xuất nhập cảnh bao gồm: ảnh chân dung; họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp; ngày, tháng, năm hết hạn; số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phù hợp với yêu cầu đối ngoại.

4. Mục đích của việc ghi bị chú là gì?

  • Mục đích của việc ghi “bị chú” nơi sinh vào hộ chiếu là để cung cấp thông tin chính xác và rõ ràng về nơi sinh của chủ sở hữu. Trong một số trường hợp, mẫu hộ chiếu mới của công dân Việt Nam không đáp ứng đầy đủ yêu cầu về thông tin cá nhân, đặc biệt là về nơi sinh. Điều này gây khó khăn cho công dân khi muốn nhập cảnh vào những quốc gia không chấp nhận mẫu hộ chiếu mới này.
  • Bằng cách ghi thêm thông tin về nơi sinh vào hộ chiếu, công dân có thể cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ về nơi sinh của mình. Điều này giúp đảm bảo quyền lợi của công dân và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc xác minh danh tính và nhập cảnh vào các quốc gia không thừa nhận mẫu hộ chiếu mới.
  • Việc ghi “bị chú” nơi sinh vào hộ chiếu cũng mang tính pháp lý. Nó là một biện pháp tạm thời để giải quyết tình huống khi không thể cập nhật ngay lập tức mẫu hộ chiếu mới hoặc thay đổi quy định chính thức. Điều này cho phép công dân tiếp tục sử dụng hộ chiếu mẫu mới để di chuyển và nhập cảnh mà không gặp rào cản pháp lý.

5. Có những loại hộ chiếu nào theo quy định hiện nay?

Có 3 loại hộ chiếu được phân biệt dựa trên mục đích sử dụng và đối tượng chủ sở hữu:

  • Hộ chiếu ngoại giao: Có trang bìa màu nâu đỏ (mẫu HCNG): Được cấp cho quan chức cấp cao của Nhà nước theo quy định tại Điều 8 của Luật Xuất nhập cảnh. Loại hộ chiếu này dành cho những người được cử hoặc cho phép ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ công tác.
  • Hộ chiếu công vụ: Có trang bìa màu xanh lá cây đậm (mẫu HCCV): Được cấp cho các đối tượng như cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên Công an, Quân đội… theo quy định tại Điều 9 của Luật Xuất nhập cảnh. Loại hộ chiếu này cũng dành cho những người được cử hoặc cho phép ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ công tác.
  • Hộ chiếu phổ thông: Có trang bìa màu xanh tím (mẫu HCPT): Được cấp cho công dân Việt Nam.

6. Các câu hỏi thường gặp

6.1 Số hộ chiếu là gì?

Số hộ chiếu là một dãy số duy nhất được cấp cho mỗi hộ chiếu, dùng để nhận dạng và quản lý hộ chiếu của một cá nhân. Số hộ chiếu thường được in trên trang thông tin cá nhân của hộ chiếu cùng với các thông tin khác như họ tên, ngày sinh và quốc tịch của người sở hữu. Số hộ chiếu rất quan trọng trong các thủ tục xuất nhập cảnh, xin visa và các giao dịch quốc tế liên quan đến việc đi lại.

6.2 Trang bị chú trong hộ chiếu là trang nào?

6.3 Quy định chụp ảnh hộ chiếu

Để đảm bảo hồ sơ hộ chiếu của bạn được xử lý nhanh chóng và hiệu quả, hãy chú ý đến những yêu cầu quan trọng sau khi chuẩn bị ảnh cho các tờ khai cấp hộ chiếu phổ thông :

  • Thời gian chụp ảnh: Chọn một bức ảnh được chụp trong vòng 6 tháng gần nhất.
  • Kích thước chuẩn: Đảm bảo ảnh có kích thước 4x6cm.
  • Trang phục: Mặc trang phục đơn giản, lịch sự.
  • Phông nền: Chọn ảnh có nền trắng.
  • Tư thế và gương mặt: Mắt nhìn thẳng, không đội mũ, tóc gọn gàng, lộ rõ khuôn mặt và hai tai.

6.4 Các nhầm lẫn thuờg gặp về bị chú trong hộ chiếu

  • Nhầm "bị chú" với thông tin cơ bản trên hộ chiếu: "Bị chú" không phải là thông tin cơ bản như họ tên, ngày sinh, quốc tịch hay số hộ chiếu. Đây là phần bổ sung hoặc điều chỉnh thông tin có sẵn, hoặc ghi chú thêm các chi tiết đặc biệt.
  • Hiểu sai "bị chú" là một loại hộ chiếu đặc biệt: "Bị chú" không phải là một loại hộ chiếu mà chỉ là ghi chú trong hộ chiếu, được thêm vào khi có yêu cầu hợp lệ hoặc theo quy định của pháp luật.
  • Cho rằng bất kỳ ai cũng có thể yêu cầu bị chú tùy ý: Chỉ các trường hợp đủ điều kiện (theo quy định pháp luật) mới được ghi chú trong hộ chiếu, ví dụ:
    • Thay đổi họ tên hoặc ngày sinh.
    • Bổ sung thông tin trẻ em đi cùng.
    • Yêu cầu đặc biệt từ nước nhập cảnh hoặc xuất cảnh.
  • Nghĩ rằng "bị chú" ảnh hưởng đến hiệu lực của hộ chiếu: Việc ghi chú không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hộ chiếu mà chỉ bổ sung thông tin để hỗ trợ người sử dụng trong các tình huống cần thiết.
  • Không biết rằng bị chú có thể sửa đổi hoặc bổ sung: Người mang hộ chiếu có thể yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung ghi chú nếu thông tin không còn chính xác hoặc cần thêm thông tin.