Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 số 49/2019/QH14
Số hiệu: | 49/2019/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 22/11/2019 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2020 |
Ngày công báo: | 26/12/2019 | Số công báo: | Từ số 995 đến số 996 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Xuất cảnh là việc công dân Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.
2. Nhập cảnh là việc công dân Việt Nam từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.
3. Hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.
4. Hộ chiếu có gắn chíp điện tử là hộ chiếu có gắn thiết bị điện tử lưu giữ thông tin được mã hóa của người mang hộ chiếu và chữ ký số của người cấp.
5. Giấy thông hành là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam để qua lại biên giới theo điều ước quốc tế giữa Việt Nam với nước có chung đường biên giới.
6. Kiểm soát xuất nhập cảnh là việc kiểm tra, giám sát, kiểm chứng người và giấy tờ xuất nhập cảnh theo quy định của Luật này.
7. Tạm hoãn xuất cảnh là việc dừng, không được xuất cảnh có thời hạn đối với công dân Việt Nam.
8. Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam là tập hợp các thông tin của công dân Việt Nam có liên quan đến hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh được số hóa, lưu trữ, quản lý, khai thác bằng cơ sở hạ tầng thông tin.
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Bảo đảm công khai, minh bạch, thuận lợi cho công dân Việt Nam; chặt chẽ, thống nhất trong quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
3. Bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam trong hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh.
4 . Mọi hành vi vi phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của cơ quan, tổ chức, cá nhân phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
1. Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục hoặc về báo mất giấy tờ xuất nhập cảnh.
2. Làm giả, sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh giả để xuất cảnh, nhập cảnh hoặc đi lại, cư trú ở nước ngoài.
3. Tặng, cho, mua, bán, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố giấy tờ xuất nhập cảnh; hủy hoại, tẩy xóa, sửa chữa giấy tờ xuất nhập cảnh.
4. Sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh trái quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước.
5. Lợi dụng xuất cảnh, nhập cảnh để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.
6. Xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tổ chức, môi giới, giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục theo quy định.
7. Cản trở, chống người thi hành công vụ trong việc cấp giấy tờ xuất nhập cảnh hoặc kiểm soát xuất nhập cảnh.
8. Nhũng nhiễu, gây phiền hà, tự đặt thêm các loại giấy tờ, phí, lệ phí, kéo dài thời hạn khi giải quyết các thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh; cản trở công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật này.
9. Cấp giấy tờ xuất nhập cảnh không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng; không ngăn chặn theo thẩm quyền hành vi vi phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
10. Hủy hoại, làm sai lệch, làm lộ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam trái quy định của pháp luật.
11. Thu giữ, không cấp giấy tờ xuất nhập cảnh, tạm hoãn xuất cảnh, giải quyết xuất cảnh trái quy định của pháp luật.
1. Công dân Việt Nam có các quyền sau đây:
a) Được cấp giấy tờ xuất nhập cảnh theo quy định của Luật này;
b) Người từ đủ 14 tuổi trở lên có quyền lựa chọn cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc hộ chiếu không gắn chíp điện tử;
c) Được xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của Luật này;
d) Được bảo đảm bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, trừ trường hợp phải cung cấp thông tin, tài liệu theo quy định của pháp luật;
đ) Yêu cầu cung cấp thông tin về xuất cảnh, nhập cảnh của mình; yêu cầu cập nhật, chỉnh sửa thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, giấy tờ xuất nhập cảnh của mình để bảo đảm đầy đủ, chính xác;
e) Sử dụng hộ chiếu của mình để thực hiện giao dịch hoặc thủ tục khác theo quy định của pháp luật;
g) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện, yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Công dân Việt Nam có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và pháp luật của nước đến khi ra nước ngoài;
b) Thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy tờ xuất nhập cảnh, gia hạn hộ chiếu, khôi phục giá trị sử dụng hộ chiếu theo quy định của Luật này;
c) Sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp để xuất cảnh, nhập cảnh;
d) Chấp hành yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc kiểm tra người, hành lý, giấy tờ xuất nhập cảnh khi làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh;
đ) Nộp lệ phí cấp giấy tờ xuất nhập cảnh theo quy định của pháp luật.
3. Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi thông qua người đại diện hợp pháp của mình thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật này.
1. Giấy tờ xuất nhập cảnh bao gồm:
a) Hộ chiếu ngoại giao;
b) Hộ chiếu công vụ;
c) Hộ chiếu phổ thông;
2. Hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc không gắn chíp điện tử cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên. Hộ chiếu không gắn chíp điện tử được cấp cho công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi hoặc cấp theo thủ tục rút gọn.
3. Thông tin trên giấy tờ xuất nhập cảnh bao gồm: ảnh chân dung; họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp; ngày, tháng, năm hết hạn; số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phù hợp với yêu cầu đối ngoại.
1. Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm; có thể được gia hạn một lần không quá 03 năm.
2. Thời hạn của hộ chiếu phổ thông được quy định như sau:
a) Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn;
b) Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm và không được gia hạn;
c) Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.
3. Giấy thông hành có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.
1. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng, cơ quan khác do Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng thành lập, Văn phòng Trung ương Đảng; Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng; Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy thành phố trực thuộc trung ương, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương; đặc phái viên, trợ lý, thư ký của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; trợ lý của Ủy viên Bộ Chính trị.
2. Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, Ủy viên Thường trực cơ quan của Quốc hội; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội; Tổng Kiểm toán nhà nước, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước; đại biểu Quốc hội; trợ lý, thư ký của Chủ tịch Quốc hội.
3. Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; đặc phái viên, trợ lý, thư ký của Chủ tịch nước.
4. Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác do Chính phủ thành lập; người đứng đầu Tổng cục hoặc tương đương; sĩ quan tại ngũ, đang công tác có cấp bậc hàm Thiếu tướng, Chuẩn đô đốc Hải quân trở lên; đặc phái viên, trợ lý, thư ký của Thủ tướng Chính phủ.
5. Nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ.
6. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
7. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
8. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
9. Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, Ủy viên Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
10. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Bí thư thứ nhất, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
11. Người đang phục vụ trong ngành ngoại giao đã được phong hàm ngoại giao hoặc giữ chức vụ từ Tùy viên trở lên tại cơ quan đại diện ngoại giao, phái đoàn thường trực tại các tổ chức quốc tế liên Chính phủ, cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
12. Giao thông viên ngoại giao, giao thông viên lãnh sự.
13. Vợ hoặc chồng của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ cùng đi theo hành trình công tác.
14. Vợ hoặc chồng, con chưa đủ 18 tuổi của người được quy định tại khoản 11 Điều này cùng đi theo hoặc thăm người này trong nhiệm kỳ công tác.
15. Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào yêu cầu đối ngoại, lễ tân nhà nước hoặc tính chất chuyến đi công tác, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện việc cấp hộ chiếu ngoại giao theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc xem xét cấp hộ chiếu ngoại giao theo đề nghị của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 11 của Luật này cho những người không thuộc diện quy định tại Điều này.
1. Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
2. Viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:
a) Người đứng dầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó tổ chức cấu thành đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ;
b) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó tổ chức cấu thành đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các Ban và cơ quan tương đương của Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội;
c) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó tổ chức cấu thành đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Tổng cục, Cục và tương đương trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; Tỉnh ủy, Thành ủy thành phố trực thuộc trung ương; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh;
d) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Huyện ủy, Quận ủy, Thị ủy, Thành ủy thuộc Tỉnh ủy, Thành ủy thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện;
đ) Người giữ vị trí việc làm gắn với nhiệm vụ quản lý nhà nước trong đơn vị sự nghiệp công lập được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước.
3. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu.
4. Nhân viên cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài; phóng viên thông tấn và báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài.
5. Vợ hoặc chồng, con chưa đủ 18 tuổi của người được quy định tại khoản 4 Điều này đi theo hoặc đi thăm những người này trong nhiệm kỳ công tác.
6. Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào yêu cầu và tính chất của chuyến đi, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện việc cấp hộ chiếu công vụ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc xem xét cấp hộ chiếu công vụ theo đề nghị của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 11 của Luật này cho những người không thuộc diện quy định tại Điều này.
Công dân Việt Nam được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Thuộc đối tượng quy định tại Điều 8 hoặc Điều 9 của Luật này;
2. Được cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 11 của Luật này cử hoặc cho phép ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ công tác.
1. Bộ Chính trị; Ban Bí thư; Ban, Ủy ban, cơ quan thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; cơ quan khác do Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng thành lập; Văn phòng Trung ương Đảng; Tỉnh ủy, Thành ủy thành phố trực thuộc trung ương.
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội; cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Tổng Kiểm toán nhà nước.
3. Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập.
4. Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước.
5. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
6. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
7. Thường trực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
8. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
9. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
10. Đối với nhân sự thuộc diện quản lý của Bộ Chính trị, Ban Bí thư thì thực hiện theo các quy định liên quan.
11. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho người đứng đầu đơn vị trực thuộc trong việc cử hoặc cho phép cán bộ, công chức, viên chức đi công tác nước ngoài và thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền cấp hộ chiếu.
1. Người đề nghị cấp, gia hạn hộ chiếu nộp tờ khai theo mẫu đã điền đầy đủ thông tin, 02 ảnh chân dung và giấy tờ liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều này tại Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan được Bộ Ngoại giao ủy quyền.
2. Giấy tờ liên quan đến đề nghị cấp, gia hạn hộ chiếu bao gồm:
a) Quyết định cử hoặc văn bản cho phép người ra nước ngoài của cơ quan, người có thẩm quyền ghi rõ đối tượng thuộc diện đề nghị cấp;
b) Văn bản đồng ý của cơ quan, người có thẩm quyền cử người ra nước ngoài đối với đối tượng quy định tại khoản 13 và khoản 14 Điều 8, khoản 5 Điều 9 của Luật này và quyết định, văn bản đồng ý của Bộ Ngoại giao đối với đối tượng quy định tại khoản 14 Điều 8, khoản 5 Điều 9 của Luật này;
c) Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ cấp lần gần nhất; trường hợp hộ chiếu bị mất phải có thông báo bằng văn bản của cơ quan quản lý trực tiếp của người được cấp hộ chiếu;
d) Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ còn giá trị sử dụng dưới 12 tháng đối với trường hợp đề nghị gia hạn hộ chiếu;
đ) Bản chụp Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân khác và xuất trình bản chính để đối chiếu;
e) Bản chụp Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân, Giấy khai sinh, trích lục khai sinh hoặc giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi đối với trường hợp chưa đủ 18 tuổi quy định tại khoản 14 Điều 8, khoản 5 Điều 9 của Luật này và xuất trình bản chính để đối chiếu;
g) Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức đối với trường hợp người đại diện nộp thay; người đại diện nộp thay phải xuất trình giấy tờ tùy thân.
3. Người được giao nhiệm vụ có trách nhiệm tiếp nhận tờ khai, ảnh chân dung, giấy tờ liên quan; kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; chụp ảnh, thu thập vân tay của người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử lần đầu; cấp giấy hẹn trả kết quả.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan được Bộ Ngoại giao ủy quyền thực hiện cấp, gia hạn hộ chiếu, cấp công hàm hỗ trợ xin thị thực và trả kết quả; trường hợp chưa cấp, gia hạn hộ chiếu thì phải trả lời bằng văn bản, nêu lý do.
5. Người đề nghị cấp, gia hạn hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ ở trong nước có yêu cầu nhận kết quả tại địa điểm khác với cơ quan theo quy định tại khoản 4 Điều này thì phải trả phí dịch vụ chuyển phát.
1. Cấp, gia hạn hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ ở nước ngoài trong các trường hợp sau đây:
a) Người có hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ bị mất, hỏng, hết trang hoặc hết thời hạn sử dụng trong thời gian công tác ở nước ngoài;
b) Người đang là thành viên của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc cơ quan thông tấn, báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài có thay đổi về chức vụ;
c) Người đang ở nước ngoài được bổ nhiệm làm thành viên của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc cơ quan thông tấn, báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài;
d) Vợ, chồng, con chưa đủ 18 tuổi đang ở nước ngoài đi thăm, đi theo, con mới sinh ở nước ngoài của thành viên Cơ quan đại diện hoặc cơ quan thông tấn, báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài.
2. Người đề nghị cấp, gia hạn hộ chiếu nộp tờ khai theo mẫu đã điền đầy đủ thông tin, 02 ảnh chân dung và giấy tờ liên quan theo quy định tại khoản 3 Điều này tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
3. Giấy tờ liên quan đến việc cấp, gia hạn hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ ở nước ngoài được quy định như sau:
a) Quyết định cử hoặc văn bản cho phép người ra nước ngoài của cơ quan, người có thẩm quyền ghi rõ đối tượng thuộc diện đề nghị cấp đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm d khoản 1 Điều này; trường hợp con mới sinh ở nước ngoài thì phải có bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh;
b) Văn bản của cơ quan, người có thẩm quyền về việc bổ nhiệm chức vụ hoặc thay đổi vị trí công tác đối với trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này;
c) Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ còn giá trị sử dụng dưới 12 tháng đối với trường hợp đề nghị gia hạn hộ chiếu;
d) Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ cấp lần gần nhất; trường hợp hộ chiếu bị mất phải có đơn báo với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
4. Người được giao nhiệm vụ có trách nhiệm tiếp nhận tờ khai, ảnh chân dung, giấy tờ liên quan; kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; chụp ảnh, thu thập vân tay của người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử lần đầu; cấp giấy hẹn trả kết quả.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp, gia hạn hộ chiếu, cấp công hàm hỗ trợ xin thị thực và trả kết quả; trường hợp chưa cấp hộ chiếu, phải kéo dài thời gian để xác minh hoặc chưa gia hạn thì phải trả lời bằng văn bản, nêu lý do và thông báo bằng văn bản cho Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao trong trường hợp chưa kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
1. Người đề nghị cấp hộ chiếu nộp tờ khai theo mẫu đã điền đầy đủ thông tin, 02 ảnh chân dung và giấy tờ liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều này; xuất trình Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
2. Giấy tờ liên quan đến việc cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước bao gồm:
a) Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi;
b) Hộ chiếu phổ thông cấp lần gần nhất đối với người đã được cấp hộ chiếu; trường hợp hộ chiếu bị mất phải kèm đơn báo mất hoặc thông báo về việc đã tiếp nhận đơn của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 28 của Luật này;
c) Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân đối với trường hợp có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu đã cấp lần gần nhất;
d) Bản chụp có chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi. Trường hợp bản chụp không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.
3. Đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc nơi tạm trú; trường hợp có Thẻ căn cước công dân thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi.
4. Người đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thuộc một trong các trường hợp sau đây có thể lựa chọn thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an:
a) Có giấy giới thiệu hoặc đề nghị của bệnh viện về việc ra nước ngoài để khám bệnh, chữa bệnh;
b) Có căn cứ xác định thân nhân ở nước ngoài bị tai nạn, bệnh tật, bị chết;
c) Có văn bản đề nghị của cơ quan trực tiếp quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong lực lượng vũ trang, người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
d) Vì lý do nhân đạo, khẩn cấp khác do người đứng đầu Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an quyết định.
5. Đề nghị cấp hộ chiếu từ lần thứ hai thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi hoặc Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.
6. Người được giao nhiệm vụ có trách nhiệm tiếp nhận tờ khai, ảnh chân dung, giấy tờ liên quan; kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; chụp ảnh, thu thập vân tay của người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử lần đầu; cấp giấy hẹn trả kết quả.
7. Trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh trả kết quả cho người đề nghị. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an trả kết quả cho người đề nghị. Đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận. Trường hợp chưa cấp hộ chiếu, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh trả lời bằng văn bản, nêu lý do.
8. Người đề nghị cấp hộ chiếu có yêu cầu nhận kết quả tại địa điểm khác với cơ quan theo quy định tại khoản 7 Điều này thì phải trả phí dịch vụ chuyển phát
1. Người đề nghị cấp hộ chiếu nộp tờ khai theo mẫu đã điền đầy đủ thông tin, 02 ảnh chân dung, giấy tờ liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này và xuất trình hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ tùy thân do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Trường hợp không có hộ chiếu Việt Nam, giấy tờ tùy thân do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp thì xuất trình giấy tờ tùy thân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ làm căn cứ để xác định quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch.
2. Đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thực hiện tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước người đó cư trú. Đề nghị cấp hộ chiếu từ lần thứ hai thực hiện tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi thuận lợi.
3. Người được giao nhiệm vụ có trách nhiệm tiếp nhận tờ khai, ảnh chân dung, giấy tờ liên quan; kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; chụp ảnh, thu thập vân tay của người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử lần đầu; cấp giấy hẹn trả kết quả.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu và 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị cấp hộ chiếu lần thứ hai trở đi, nếu đủ căn cứ để cấp hộ chiếu, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tại nơi tiếp nhận đề nghị cấp hộ chiếu trả kết quả cho người đề nghị và thông báo bằng văn bản cho Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao trong trường hợp chưa kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Trường hợp chưa đủ căn cứ để cấp hộ chiếu hoặc cần kéo dài thời gian để xác định căn cứ cấp hộ chiếu, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trả lời bằng văn bản cho người đề nghị, nêu lý do.
5. Thời gian kéo dài để xác định căn cứ cấp hộ chiếu theo quy định tại khoản 4 Điều này được quy định như sau:
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gửi văn bản theo mẫu về Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an để xác minh theo thẩm quyền;
b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản trao đổi, Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an trả lời bằng văn bản cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài;
c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được trả lời của Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp hộ chiếu và trả kết quả cho người đề nghị; trường hợp chưa cấp hộ chiếu, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trả lời bằng văn bản cho người đề nghị, nêu lý do.
6. Người đề nghị cấp hộ chiếu có yêu cầu nhận kết quả tại địa điểm khác với cơ quan theo quy định tại khoản 2 Điều này thì phải trả phí dịch vụ chuyển phát
1. Người ra nước ngoài có thời hạn bị mất hộ chiếu phổ thông, có nguyện vọng về nước ngay.
2. Người có quyết định trục xuất bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước sở tại nhưng không có hộ chiếu.
3. Người phải về nước theo điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế về việc nhận trở lại công dân.
4. Người được cấp hộ chiếu phổ thông vì lý do quốc phòng, an ninh.
1. Cấp hộ chiếu phổ thông cho người ra nước ngoài có thời hạn bị mất hộ chiếu, có nguyện vọng về nước ngay được quy định như sau:
a) Người đề nghị cấp hộ chiếu nộp đơn báo mất hộ chiếu, tờ khai theo mẫu đã điền đầy đủ thông tin, 02 ảnh chân dung và xuất trình giấy tờ tùy thân do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp nếu có;
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài xem xét, quyết định cấp hộ chiếu, trả kết quả cho người đề nghị và thông báo bằng văn bản cho Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an trong trường hợp chưa kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam;
c) Trường hợp chưa đủ căn cứ để cấp hộ chiếu thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gửi văn bản theo mẫu về Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an để xác minh, đồng thời thông báo bằng văn bản cho người đề nghị;
d) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản trao đổi, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an trả lời bằng văn bản cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về việc cấp hộ chiếu;
đ) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được trả lời, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp hộ chiếu và trả kết quả cho người đề nghị; trường hợp chưa cấp thì trả lời bằng văn bản, nêu lý do;
e) Trường hợp thông qua thân nhân ở trong nước điền vào tờ khai theo mẫu, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an tiếp nhận, kiểm tra, trả lời cho thân nhân và thông báo bằng văn bản cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị; trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thu nhận ảnh của người đề nghị, cấp hộ chiếu phổ thông, trả kết quả.
2. Cấp hộ chiếu phổ thông cho người có quyết định trục xuất bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước sở tại nhưng không có hộ chiếu được quy định như sau:
a) Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tiếp nhận quyết định trục xuất của cơ quan có thẩm quyền nước sở tại kèm 02 ảnh chân dung của người bị trục xuất;
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định trục xuất của nước sở tại, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gửi thông tin của người bị trục xuất theo mẫu về Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an;
c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an xác minh, trả lời bằng văn bản cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài;
d) Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp hộ chiếu phổ thông có thời hạn theo thông báo của Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.
3. Cấp hộ chiếu phổ thông cho người phải về nước theo điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế về việc nhận trở lại công dân được quy định như sau:
a) Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an tiếp nhận, xử lý các yêu cầu của phía nước ngoài theo điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế đã ký về việc nhận trở lại công dân;
b) Trường hợp tiếp nhận thì cấp hộ chiếu phổ thông có thời hạn không quá 06 tháng và trao cho phía nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế.
4. Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an cấp hộ chiếu phổ thông hoặc thông báo bằng văn bản cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp hộ chiếu phổ thông theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an đối với trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh.
1. Công dân Việt Nam cư trú ở đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh có chung đường biên giới với nước láng giềng.
2. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của tỉnh có chung đường biên giới với nước láng giềng.
3. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở trung ương, địa phương khác nhưng có trụ sở đóng tại tỉnh có chung đường biên giới với nước láng giềng.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Người đề nghị cấp giấy thông hành nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp không cấp giấy thông hành, cơ quan có thẩm quyền hoặc người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm trả lời và nêu rõ lý do cho người đề nghị biết.
2. Công an xã, phường, thị trấn, công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh tiếp giáp đường biên giới với nước láng giềng cấp giấy thông hành cho các trường hợp quy định tại Điều 19 của Luật này.
3. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp giấy thông hành; quy định việc thu hồi, hủy giá trị sử dụng của giấy thông hành.
1. Người chưa chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 hoặc 7 Điều 4 của Luật này.
2. Người bị tạm hoãn xuất cảnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 12 Điều 37 của Luật này.
3. Trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.
1. Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này, thời hạn chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh được tính đến thời điểm chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
2. Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 21 của Luật này, thời hạn chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh được tính theo thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp đó.
3. Trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 21 của Luật này, thời hạn chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh được tính đến khi không còn ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.
1. Giữ gìn, bảo quản giấy tờ xuất nhập cảnh; báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền khi bị mất giấy tờ xuất nhập cảnh; làm thủ tục cấp mới khi giấy tờ xuất nhập cảnh bị hư hỏng, thay đổi thông tin về nhân thân, đặc điểm nhận dạng, xác định lại giới tính.
2. Chỉ được sử dụng một loại giấy tờ xuất nhập cảnh còn giá trị sử dụng cho mỗi lần xuất cảnh, nhập cảnh.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, phải nộp lại hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ cho cơ quan, người quản lý hộ chiếu quy định tại khoản 1 Điều 24 của Luật này, trừ trường hợp có lý do chính đáng do người đứng đầu cơ quan quyết định.
4. Khi thay đổi cơ quan làm việc, phải báo cáo cơ quan, người quản lý hộ chiếu nơi chuyển đi và chuyển đến để thực hiện việc quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ theo quy định của Luật này.
1. Cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 11 của Luật này hoặc cơ quan, người được ủy quyền quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có trách nhiệm sau đây:
a) Quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu thuộc phạm vi quản lý của mình;
b) Quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ của người thân quy định tại khoản 13 và khoản 14 Điều 8, khoản 5 Điều 9 của Luật này của người thuộc phạm vi quản lý của mình cùng đi theo hành trình công tác hoặc đi thăm những người này trong nhiệm kỳ công tác.
2. Trình tự, thủ tục quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ được quy định như sau:
a) Lập sổ theo dõi việc giao, nhận hộ chiếu và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho hộ chiếu khi được lưu giữ tại cơ quan quản lý hộ chiếu;
b) Bàn giao hộ chiếu cho người được cấp khi có quyết định cử đi công tác nước ngoài. Việc bàn giao hộ chiếu phải có ký nhận;
c) Chuyển hộ chiếu cho cơ quan, người quản lý hộ chiếu mới khi người được cấp hộ chiếu được điều chuyển công tác;
d) Báo cáo bằng văn bản cho cơ quan, người có thẩm quyền về việc người được cấp hộ chiếu cố tình không giao hộ chiếu cho cơ quan, người quản lý hộ chiếu, sử dụng hộ chiếu không đúng quy định;
đ) Thông báo ngay bằng văn bản cho cơ quan cấp hộ chiếu thuộc Bộ Ngoại giao và Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an về việc hộ chiếu do cơ quan mình quản lý bị mất, bị hỏng;
e) Chuyển cho cơ quan cấp hộ chiếu thuộc Bộ Ngoại giao để hủy giá trị sử dụng hộ chiếu của người không còn thuộc đối tượng được sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ;
g) Báo cáo cơ quan có thẩm quyền để xử lý vi phạm đối với việc sử dụng và quản lý hộ chiếu không đúng mục đích.
1. Người được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ trong trường hợp đi nước ngoài theo quyết định cử hoặc văn bản đồng ý của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 11 của Luật này, trừ trường hợp đi học tập ở nước ngoài với thời hạn trên 06 tháng.
2. Việc sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ đi công tác nước ngoài phù hợp với quyết định cử đi công tác và tính chất công việc thực hiện ở nước ngoài.
1. Công dân Việt Nam được cấp hộ chiếu phổ thông được sử dụng hộ chiếu phổ thông để xuất cảnh, nhập cảnh, trừ trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh.
2. Công dân Việt Nam được cấp giấy thông hành được sử dụng giấy thông hành để qua lại biên giới và hoạt động tại nước láng giềng theo điều ước quốc tế giữa Việt Nam với nước có chung đường biên giới, trừ trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh.
1. Hủy giá trị sử dụng hộ chiếu còn thời hạn bị mất
2. Thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu của người được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
3. Thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ còn thời hạn đối với trường hợp không còn thuộc đối tượng được sử dụng.
4. Thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu đã cấp cho người thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này.
1. Việc hủy giá trị sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ được quy định như sau:
a) Cơ quan quản lý trực tiếp của người được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ gửi thông báo bằng văn bản việc mất hộ chiếu trong thời gian sớm nhất cho Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao, cơ quan được Bộ Ngoại giao ủy quyền cấp hộ chiếu hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi thuận lợi;
b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo mất hộ chiếu, Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao, cơ quan được Bộ Ngoại giao ủy quyền cấp hộ chiếu hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện hủy giá trị sử dụng hộ chiếu và thông báo theo mẫu cho cơ quan gửi thông báo và Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao trong trường hợp chưa kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
2. Việc hủy giá trị sử dụng hộ chiếu phổ thông được quy định như sau:
a) Trong thời hạn 48 giờ kể từ khi phát hiện hộ chiếu phổ thông bị mất, người bị mất hộ chiếu trực tiếp nộp hoặc gửi đơn báo mất theo mẫu cho Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh nơi thuận lợi, cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi thuận lợi. Trường hợp vì lý do bất khả kháng, thời hạn nộp hoặc gửi đơn báo mất có thể dài hơn nhưng trong đơn phải giải thích cụ thể về lý do bất khả kháng;
b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn báo mất hộ chiếu phổ thông, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm thông báo theo mẫu cho Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an và người gửi đơn. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an thực hiện hủy giá trị sử dụng hộ chiếu.
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định cho thôi quốc tịch, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp gửi văn bản thông báo đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an nếu người được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam đang cư trú ở trong nước hoặc gửi văn bản thông báo đến cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nếu người được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản thông báo, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an kiểm tra, thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu còn thời hạn.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản thông báo, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài kiểm tra, thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu còn thời hạn, thông báo kết quả cho Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao trong trường hợp chưa kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
1. Trường hợp không còn thuộc đối tượng được sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ bao gồm:
a) Người đã được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ bị chết hoặc bị mất tích;
b) Người được cấp hộ chiếu ngoại giao do thay đổi chức vụ, chức danh hoặc quan hệ gia đình mà không còn thuộc đối tượng quy định tại Điều 8 của Luật này;
c) Người đã được cấp hộ chiếu công vụ do thay đổi vị trí việc làm hoặc quan hệ gia đình mà không còn thuộc đối tượng quy định tại Điều 9 của Luật này.
2. Khi có trường hợp không còn thuộc đối tượng được sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, cơ quan, người quản lý hộ chiếu gửi văn bản đề nghị thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ theo mẫu cho Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan được Bộ Ngoại giao ủy quyền cấp hộ chiếu.
3. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan được Bộ Ngoại giao ủy quyền cấp hộ chiếu thực hiện việc hủy giá trị sử dụng hộ chiếu, thông báo bằng văn bản cho Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an trong trường hợp chưa kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
1. Khi có căn cứ xác định người thuộc trường hợp chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này, cơ quan cấp hộ chiếu kiểm tra, yêu cầu người đã được cấp hộ chiếu nộp lại hộ chiếu còn thời hạn để hủy giá trị sử dụng.
2. Trường hợp không thu hồi được hộ chiếu còn thời hạn thì cơ quan cấp hộ chiếu thực hiện việc hủy giá trị sử dụng hộ chiếu.
1. Hộ chiếu phổ thông đã bị hủy giá trị sử dụng do bị mất ở trong nước, sau khi tìm lại được còn nguyên vẹn và có thị thực do nước ngoài cấp còn thời hạn thì được xem xét khôi phục.
2. Người đề nghị khôi phục giá trị sử dụng hộ chiếu điền đầy đủ thông tin vào tờ khai theo mẫu kèm theo hộ chiếu và nộp tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi.
3. Người được giao nhiệm vụ có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu thông tin trong tờ khai với thông tin trong hộ chiếu và cấp giấy hẹn trả kết quả.
4. Việc khôi phục giá trị sử dụng hộ chiếu phổ thông được thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.
5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an trả hộ chiếu đã được khôi phục giá trị sử dụng cho người đề nghị; trường hợp không đồng ý khôi phục giá trị sử dụng hộ chiếu thì phải trả lời bằng văn bản, nêu lý do.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh trả hộ chiếu đã được khôi phục giá trị sử dụng cho người đề nghị; trường hợp không đồng ý khôi phục giá trị sử dụng hộ chiếu thì phải trả lời bằng văn bản, nêu lý do.
1. Công dân Việt Nam được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng; đối với hộ chiếu phải còn hạn sử dụng từ đủ 6 tháng trở lên;
b) Có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực;
c) Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật.
2. Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này phải có người đại diện hợp pháp đi cùng.
Công dân Việt Nam được nhập cảnh khi có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng.
1. Công dân Việt Nam khi xuất cảnh, nhập cảnh xuất trình cho người làm nhiệm vụ kiểm soát xuất nhập cảnh hoặc cổng kiểm soát tự động các giấy tờ theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 33, Điều 34 của Luật này, trừ trường hợp đi trên phương tiện quốc phòng, an ninh để ra, vào lãnh thổ Việt Nam thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 33 của Luật này, người đại diện hợp pháp phải xuất trình giấy tờ chứng minh việc đại diện hợp pháp.
2. Người làm nhiệm vụ kiểm soát xuất nhập cảnh có trách nhiệm kiểm tra điều kiện xuất cảnh, điều kiện nhập cảnh theo quy định tại Điều 33 và Điều 34 của Luật này, đối chiếu với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và giải quyết như sau:
a) Trường hợp đủ điều kiện thì giải quyết cho xuất cảnh, nhập cảnh;
b) Trường hợp không đủ điều kiện xuất cảnh thì lập biên bản không giải quyết cho xuất cảnh;
c) Trường hợp không đủ điều kiện nhập cảnh thì xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, sau đó giải quyết cho nhập cảnh;
d) Trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 21 của Luật này thì thực hiện kiểm tra theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc kiểm soát xuất nhập cảnh bằng cổng kiểm soát tự động; quy định việc kiểm soát xuất nhập cảnh đối với người đi trên phương tiện quốc phòng, an ninh để ra, vào lãnh thổ Việt Nam thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
1. Bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
2. Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
3. Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.
4. Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.
5. Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
6. Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
7. Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
8. Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh.
9. Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
1. Bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
2. Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
3. Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.
4. Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.
5. Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
6. Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
7. Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
8. Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh.
9. Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
1. Thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
2. Cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện, thi hành án treo, thi hành án phạt cải tạo không giam giữ có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật này.
3. Thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
4. Thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 36 của Luật này thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
5. Người đứng đầu cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 36 của Luật này.
6. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 36 của Luật này trên cơ sở đề nghị của người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền quản lý.
7. Người đứng đầu cơ quan thanh tra, kiểm tra trung ương có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 36 của Luật này.
8. Bộ trưởng Bộ Y tế có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 36 của Luật này.
9. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 36 của Luật này.
10. Người có thẩm quyền quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này chỉ được ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và đối với trường hợp liên quan đến vụ án, vụ việc đang thuộc thẩm quyền giải quyết.
11. Người có thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh thì có thẩm quyền ra quyết định gia hạn, hủy bỏ quyết định tạm hoãn xuất cảnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
12. Trong trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Công an thống nhất với người ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh về việc cho phép người bị tạm hoãn xuất cảnh được xuất cảnh.
1. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh được quy định như sau:
a) Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;
b) Trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh kết thúc khi người vi phạm, người có nghĩa vụ chấp hành xong bản án hoặc quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này;
c) Trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 01 năm và có thể gia hạn, mỗi lần không quá 01 năm;
d) Trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 06 tháng và có thể gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 06 tháng;
đ) Trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh được tính đến khi không còn ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Trường hợp đã bị tạm hoãn xuất cảnh, nếu không được hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh và không bị gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này thì đương nhiên được hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh.
1. Người có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh có trách nhiệm gửi văn bản theo mẫu đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, đồng thời thông báo ngay bằng văn bản theo mẫu cho người bị tạm hoãn xuất cảnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 36 của Luật này.
2. Trong thời gian tạm hoãn xuất cảnh, khi có đủ căn cứ để hủy bỏ quyết định tạm hoãn xuất cảnh, người có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Luật này gửi văn bản hủy bỏ quyết định tạm hoãn xuất cảnh theo mẫu đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, đồng thời thông báo ngay bằng văn bản theo mẫu cho người đã bị tạm hoãn xuất cảnh biết.
3. Trước khi hết thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, nếu cần gia hạn thì người có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Luật này gửi văn bản theo mẫu đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, đồng thời thông báo ngay bằng văn bản theo mẫu cho người bị gia hạn tạm hoãn xuất cảnh biết.
4. Người có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Luật này có trách nhiệm thường xuyên tổ chức rà soát các trường hợp đã bị tạm hoãn xuất cảnh thuộc thẩm quyền để quyết định gia hạn hoặc hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức thực hiện ngay việc tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh sau khi tiếp nhận quyết định của người có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Luật này.
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam được xây dựng và quản lý tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, được kết nối đồng bộ đến các cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, cơ quan quản lý cửa khẩu, cơ quan cấp giấy tờ xuất nhập cảnh, đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao.
2. Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam được xây dựng bảo đảm kết nối với các cơ sở dữ liệu về dân cư, căn cước công dân, tội phạm, quốc tịch và các cơ sở dữ liệu khác, đáp ứng tiêu chuẩn về cấu trúc cơ sở dữ liệu và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin, bảo đảm duy trì liên tục, ổn định, thông suốt, an toàn, bảo mật.
3. Tuân thủ các quy định, chế độ về công tác hồ sơ và giao dịch điện tử, công nghệ thông tin.
4. Thu thập, cập nhật thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời; bảo đảm hoạt động ổn định, an toàn và bảo mật.
1. Nội dung thông tin được thu thập, cập nhật bao gồm:
a) Họ, chữ đệm và tên khai sinh; họ, chữ đệm và tên hiện dùng;
c) Giới tính;
d) Ảnh chân dung;
đ) Vân tay;
e) Số, ngày, tháng, năm và nơi cấp giấy tờ xuất nhập cảnh;
g) Số chứng minh nhân dân hoặc số định danh cá nhân;
h) Quá trình xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam;
i) Ngày, tháng, năm công dân thông báo mất giấy tờ xuất nhập cảnh;
k) Thu hồi, hủy, khôi phục giá trị sử dụng của giấy tờ xuất nhập cảnh;
l) Các thông tin khác có liên quan.
2. Việc thu thập, cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 42 của Luật này.
1. Thông tin về công dân Việt Nam được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam từ các nguồn sau đây:
a) Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác;
b) Thu thập thông tin về nhân thân; ảnh chân dung; vân tay của công dân trong quá trình làm thủ tục đề nghị cấp hộ chiếu và kiểm soát xuất nhập cảnh;
c) Công dân yêu cầu cập nhật, chỉnh sửa thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, giấy tờ xuất nhập cảnh của mình;
d) Thông tin do các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp có liên quan đến hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
2. Việc thu thập, cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam tuân thủ các quy định sau đây:
a) Thông tin chỉ được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam khi thông tin đó được kiểm tra là chính xác;
b) Trường hợp thông tin được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau mà không thống nhất về nội dung thì cơ quan có trách nhiệm cập nhật phải kiểm tra tính pháp lý của thông tin trước khi cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và chịu trách nhiệm về thông tin được cập nhật.
3. Trách nhiệm thu thập, cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam được quy định như sau:
a) Cơ quan cấp giấy tờ xuất nhập cảnh, đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh có trách nhiệm thu thập, xử lý ngay thông tin liên quan đến việc cấp hộ chiếu, hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; chịu trách nhiệm về thông tin đã được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam;
b) Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác có liên quan có trách nhiệm bảo đảm kết nối liên tục, thông suốt với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam;
c) Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh của Bộ Công an có trách nhiệm thu thập, cập nhật thông tin thuộc phạm vi quản lý; bảo vệ, bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật.
4. Công dân, cơ quan, tổ chức khác có trách nhiệm tạo điều kiện, cung cấp thông tin để cơ quan cấp giấy tờ xuất nhập cảnh, đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam là cơ sở dữ liệu dùng chung cho công tác cấp, quản lý giấy tờ xuất nhập cảnh, kiểm soát về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam do Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an chịu trách nhiệm quản lý.
2. Khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam được thực hiện như sau:
a) Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an chịu trách nhiệm thống nhất phạm vi khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam;
b) Cơ quan cấp giấy tờ xuất nhập cảnh, cơ quan quản lý cửa khẩu, đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc quản lý, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; quy định dịch vụ công trực tuyến phục vụ cấp, quản lý, kiểm soát hộ chiếu của công dân Việt Nam.
2. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, các Bộ, ngành liên quan soạn thảo, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; hướng dẫn việc thực hiện tạm hoãn, gia hạn, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao quy định về quy trình thu thập vân tay của người đề nghị cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu phổ thông có gắn chíp điện tử; hướng dẫn cụ thể quy trình cấp, thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu phổ thông.
3. Ban hành các mẫu giấy tờ xuất nhập cảnh và các giấy tờ khác có liên quan theo quy định của Luật này sau khi trao đổi với các Bộ, ngành liên quan; in ấn, quản lý và cung ứng giấy tờ xuất nhập cảnh để cấp cho công dân.
4. Tổ chức thực hiện cấp hộ chiếu phổ thông, giấy thông hành, kiểm tra, kiểm soát xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu do Bộ Công an quản lý.
5. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan xây dựng, quản lý, thu thập, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; xây dựng, quản lý hệ thống thông tin tiếp nhận, lưu trữ, khai thác chứng thư số phục vụ công tác cấp, quản lý hộ chiếu có gắn chíp điện tử, được kết nối với Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế để xác thực, kiểm soát hộ chiếu có gắn chíp điện tử.
6. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
7. Trang bị phương tiện, đào tạo, huấn luyện người làm công tác quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
8. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng quy định việc kiểm soát xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu theo quy định của Luật này.
9. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
10. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao ký kết thỏa thuận quốc tế trong việc tiếp nhận công dân Việt Nam không được phía nước ngoài cho cư trú theo phân công của Chính phủ; phối hợp với Bộ Ngoại giao trong việc ký kết điều ước quốc tế liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
11. Cung cấp cho Bộ Quốc phòng thông tin, tài liệu về các cá nhân, tổ chức vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam để phục vụ công tác kiểm soát xuất nhập cảnh.
12. Thống kê nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
1. Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn cụ thể quy trình cấp, gia hạn, thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ do Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và cơ quan được Bộ Ngoại giao ủy quyền thực hiện; phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn cụ thể quy trình cấp, thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu phổ thông tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
3. Tổ chức thực hiện cấp, gia hạn, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ cho công dân Việt Nam ở trong nước.
4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an giới thiệu các mẫu giấy tờ xuất nhập cảnh cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
5. Phối hợp với Bộ Công an xây dựng, thu thập, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; cung cấp cho Bộ Công an thông tin định danh của người có thẩm quyền cấp giấy tờ xuất nhập cảnh thuộc Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
7. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong việc ký kết điều ước quốc tế liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và tiếp nhận công dân Việt Nam không được phía nước ngoài cho cư trú.
1. Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao trong việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn cụ thể quy trình kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý.
3. Kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý.
4. Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam tại cửa khẩu thuộc phạm vi quản lý.
5. Phối hợp với Bộ Công an xây dựng, thu thập, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; cung cấp cho Bộ Công an thông tin, tài liệu về cá nhân, tổ chức vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
6. Phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an trong việc ký kết điều ước quốc tế liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
1. Thực hiện việc cấp, gia hạn, thu hồi, hủy giá trị sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh theo quy định của Luật này.
2. Phối hợp với Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an trong việc thu thập, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; thông báo bằng văn bản cho Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an và Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao thông tin định danh của người có thẩm quyền cấp giấy tờ xuất nhập cảnh, trường hợp chưa kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam thì thông báo bổ sung danh sách những người được cấp, gia hạn, thu hồi, hủy giá trị sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh.
1. Cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ phục vụ công tác cấp, quản lý hộ chiếu có gắn chíp điện tử.
2. Hướng dẫn các Bộ, cơ quan có liên quan sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ phục vụ công tác cấp, quản lý hộ chiếu có gắn chíp điện tử.
3. Phối hợp với Bộ Công an xây dựng hệ thống thông tin tiếp nhận, lưu trữ, khai thác chứng thư số phục vụ công tác cấp, quản lý hộ chiếu có gắn chíp điện tử, được kết nối với Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế để xác thực, kiểm soát hộ chiếu có gắn chíp điện tử.
1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật.
2. Bộ, ngành ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chế quản lý cán bộ, công chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu thuộc thẩm quyền trong hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh.
3. Cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu tổ chức thực hiện pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và quy chế quy định tại khoản 2 Điều này.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.
Giấy tờ xuất nhập cảnh đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có giá trị sử dụng đến hết thời hạn ghi trong giấy tờ xuất nhập cảnh.
NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
Law No. 49/2019/QH14 |
Hanoi, November 22, 2019 |
LAW
ENTRY AND EXIT OF VIETNAMESE CITIZENS
Pursuant to Constitutions of Socialist Republic of Vietnam;
National Assembly promulgates Law on Entry and Exit of Vietnamese Citizens.
GENERAL PROVISIONS
This Law prescribe entry and exit of Vietnamese citizens; responsibilities of immigration regulatory agencies and relevant agencies, organizations and individuals.
Article 2. Term interpretation
In this Law, terms below are construed as follows:
1. “Exit” refers to activity of Vietnamese citizens leaving Vietnam territory via border checkpoints of Vietnam.
2. “Entry” refers to activity of Vietnamese citizens entering into Vietnam territory via border checkpoints of Vietnam from foreign countries.
3. “Passports” are documents owned by the Government and issued by competent authorities of Vietnam to Vietnamese citizens to make entry, exit and prove nationality and personal record.
4. “Passport containing electronic chips” refers to a passport embedded with electronic equipment storing encoded information of its holder and digital signature of issuing body.
5. “Laissez-passers” refer to documents issued by competent authorities of Vietnam to Vietnamese citizens to enable travel across borders according to international agreements between Vietnam and countries sharing borders.
6. “Entry and exit control” refers to examination, inspection and verification of persons and papers of entry and exit as specified in this Law.
7. “Exit suspension” refers to suspension or restriction from making exit for a definite period of Vietnamese citizens.
8. “National database for entry and exit of Vietnamese citizens” refers to collection of information of Vietnamese citizens relating to entry and exit that is digitalized, stored, managed and extracted by information infrastructure.
Article 3. Principles of entry and exit
1. Comply with Constitution, regulations and law of Vietnam and relevant international agreements to which Vietnam is a signatory.
2. Ensure openness, transparency and advantages for Vietnamese citizens; stringency and consolidation in managing entry and exit of Vietnamese citizens.
3. Ensure national security, social order and safety; protect legal rights and interests of Vietnamese citizens in entry and exit activities.
4 . Detect and take actions promptly and stringently as per the law against all violations regarding entry and exit of agencies, organizations and individuals.
1. Provide on purpose false information to be issued, extended or restored or false information relating to loss of entry and exit documents.
2. Fabricate or use fabricated entry and exit documents to make entry or exit, or travel or reside in foreign countries.
3. Gift, give, purchase, sell, borrow, lend, rent, lease, mortgage or receive collateral as entry and exit documents; destroy, erase or falsify entry and exit documents.
4. Use entry and exit documents against regulations and law negatively impacting trustworthiness or damaging interests of Government.
5. Take advantage of entry and exit to violate national security, social security and order of Vietnam, legal rights and interests of agencies and organizations, or lives, health, legal rights and interests of individuals
6. Make entry or exit illegally; organize, arrange, assist, conceal, harbor or enable others to illegally make entry or exit; cross national borders without following procedures as per the law.
7. Obstruct or interfere with law enforcers in issuing entry or exit documents or controlling entry or exit activities.
8. Corrupt, bother or require additional documents, fees and charges, prolong period of dealing with procedures for entry and exit; obstruct citizens exercising rights and obligations as specified in this Law.
9. Issue entry or exit documents ultra vires or for wrong subjects; fail to deter within one’s competence violations against regulations and law on entry and exit of Vietnamese citizens.
10. Destroy, falsify and leak information in National database for entry and exit of Vietnamese citizens; extract information on the national database for entry and exit of Vietnamese citizen against violations and law.
11. Appropriate or reject to issue entry and exit documents, suspend entry and exit or deal with entry and exit against regulations and law.
Article 5. Rights and obligations of Vietnamese citizens
1. A Vietnamese citizen shall hold following rights:
a) Be issued with entry and exit documents as specified in this Law;
b) Choose issuance of a passport containing electronic chips or a passport without electronic chips with respect to persons from 14 years of age;
c) Make entry and exit according to this Law;
d) Ensure privacy of personal and family information on the National database for entry and exit of Vietnamese citizens, except for cases in which provision of information and documents is required by regulations and law;
dd) Request information on entry and exit of himself/herself; request update or revision of information on the National database for entry and exit of Vietnamese citizens and his/her entry and exit documents to ensure adequacy and accuracy;
e) Use his/her passport to perform trade or other procedures as per the law;
g) Complain, accuse, file lawsuits and request compensation as per the law.
2. A Vietnamese citizen shall hold following obligations:
a) Comply with regulations and law of Vietnam regarding entry and exit of Vietnamese citizens and law of country of destination when travelling abroad;
b) Adopt procedures for requesting issuance of entry and permit documents, extension of passports and restoration of passport uses as specified in this Law;
c) Use entry and exit documents issued by competent agencies of Vietnam to make entry and exit;
d) Comply with commands of competent agencies and individuals in inspecting physically, luggage and entry and exit documents during entry and exit procedures;
dd) Submit fees for issuance of entry and exit documents as per the law.
3. Incapacitated persons, persons having limited recognition or behavioral control as specified in Civil Code and persons under 14 years of age shall exercise their rights and obligations as specified in this Law via their legal representatives.
ENTRY AND EXIT DOCUMENTS
Article 6. Entry and exit documents
1. Entry and exit documents include:
a) Diplomatic passports;
b) Service passports;
c) Regular passports;
d) Laissez-passers.
2. Passports containing or not containing electronic chips issued for Vietnamese citizens from 14 years of age. Passports not containing electronic chips shall be issued to Vietnamese citizens less than 14 years of age of issued by shortened procedures.
3. Information on entry and exit documents include: pictures; family name, middle name and first name; date of birth; gender; nationality; symbol, entry and exit documents number; date of issue and issuing body; date of expiry; personal identification number or ID number; positions or titles in case of diplomatic passports and service passports satisfactory to diplomatic purposes.
Article 7. Validity of entry and exit documents
1. Diplomatic passports and service passports shall be effective from 1 to 5 years; can be extended no more than 3 years per instance.
2. Validity of regular passports is as follows:
a) Regular passports issued to persons from 14 years of age shall be effective for 10 years and shall not be extended;
b) Regular passports issued to persons under 14 years of age shall be effective for 05 years and shall not be extended;
c) Regular passports issued by shortened procedures shall be effective for no more than 12 months and shall not be extended.
3. Laissez-passers shall be effective for no more than 12 months and shall not be extended.
ISSUANCE AND DELAYED ISSUANCE OF ENTRY AND EXIT DOCUMENTS
Section 1. ISSUANCE OF DIPLOMATIC PASSPORTS AND SERVICE PASSPORTS
Article 8. Persons to be issued with diplomatic passports
1. General Secretary of Central Committee of the Communist Party, members of Political Bureau, Secretary of Central Communist Party, members of Central Committee of the Communist Party, alternative members of Central Committee of the Communist Party; heads and vices of agencies affiliated to Central Committee of Communist Party, other agencies established by Central Committee of the Communist Party, Political Bureau and Secretariat of the Central Committee of the Communist Party, and Office of the Party Central Committee; Members of Central Inspection Commission of the Central Committee of the Communist Party of Vietnam; Secretary, Deputy Secretary of Party Executive Committees of provinces and central-affiliated cities, Executive Communist Party of central government authorities and central enterprises; commissioners, assistants and secretary of General Secretary of Central Committee of the Communist Party; assistants of members of Political Bureau.
2. Chairperson of National Assembly, Vice Chairperson of National Assembly; heads, vices and standing members of agencies of National Assembly; heads and vices of agencies affiliated to Standing Committee of National Assembly and Office of the National Assembly; State Auditor General, Vice State Auditor General; members of National Assembly; assistants and secretaries of Chairperson of National Assembly.
3. President, Vice President; Chairperson and Vice Chairperson of the Office of the President; commissioners, assistants and secretaries of President.
4. Prime Minister, Deputy Prime Minister; heads and vices of ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and other agencies established by the Government; heads of General Department or similar rank; active officers with Major General or Rear Admiral ranks or higher; commissioners, assistants and secretaries of Prime Minister.
5. Former General Secretary of Central Committee of the Communist Party, former President, former Chairperson of National Assembly, former Prime Minister, former members of Political Bureau, former Secretary of Central Committee of the Communist Party of Vietnam, former Vice President, former Vice Chairperson of National Assembly, former Deputy Prime Minister.
6. Chief Justice and Deputy Chief Justices of the Supreme People’s Court.
7. Procurator General and Deputy Procurator General of Supreme People’s Procuracy.
8. Chairperson and Vice Chairperson of People's Councils and People's Committees of provinces.
9. Chairperson, Vice Chairperson, Secretary General, members of Standing Committee of
10. Presidents, Vice Presidents of Vietnam General Confederation of Labor, Vietnam Farmers' Union, Vietnam Women's Union and Vietnam Veterans Association; First Secretary, Standing Secretary of Ho Chi Minh Central Communist Youth Union.
11. Individuals serving in diplomatic sector and holding diplomatic ranks or positions of attachés or higher in diplomatic missions, standing delegations in inter-government international organizations, consular representative offices of Vietnam in foreign countries.
12. Diplomatic couriers and consular couriers.
13. Spouses of General Secretary of Central Committee of the Communist Party, President, Chairperson of National Assembly, Prime Minister, members of Political Bureau, Secretary of Central Communist Party, Vice President, Vice Chairperson of National Assembly, Deputy Prime Minister accompanying on work trips.
14. Spouses and children under 18 years of age of persons specified in Clause 11 of this Article accompanying or visiting such persons during their missions.
15. If necessary, based on diplomatic requests, state protocol or nature of the work trip, Minister of Foreign Affairs shall issue diplomatic passports as directed by Prime Minister or consider issuance of diplomatic passports at request of competent agencies and individuals specified in Article 11 of this Law for persons not listed under this Article.
Article 9. Persons to be issued with service passports
1. Officials according to regulations and law on officials.
2. Public employees of public service providers including:
a) Heads and vices of public service providers; persons holding executive ranks and deputy ranks of organizations inferior to public service provider affiliated to Political Bureau, Secretariat, Standing Committee of National Assembly and Government;
b) Heads and vices of public service providers; persons holding executive ranks and persons holding deputy ranks of organizations inferior to public service provider of departments and similar agencies of Central Communist Party, Office of the President, Office of the National Assembly, State Audit Office of Vietnam, People’s Supreme Procuracy, ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and other agencies established by Government and Prime Minister; Central Committee of Vietnamese Fatherland Front and central agencies of socio-political organizations;
c) Heads and vices of public service provider; persons holding executive ranks and persons holding deputy ranks of organizations inferior to public service providers affiliated to General Departments, Departments and similar affiliated to ministries, ministerial agencies; Party Executive Committees of provinces and central-affiliated cities; People’s Committees of provinces; Provincial Committees of Vietnamese Fatherland Front and socio-political organizations of provinces;
d) Heads of public service providers affiliated to Party Executive Committees of districts, wards, provinces and central-affiliated cities; specialized agencies affiliated to People’s Committees of provinces and wards;
dd) Persons holding positions whose tasks include state management in public service providers assigned to perform state management.
3. Officers and non-commissioned officers in People's Army and People’s Public Security; persons conducting cipher activities in cipher organizations.
4. Employees of representative offices of Vietnam in foreign countries; state news reporters and journalists of Vietnam residing overseas.
5. Spouses and children under 18 years of age of persons specified in Clause 4 of this Article accompanying or visiting such persons during their missions.
6. If necessary, based on requirement and nature of the work trip, Minister of Foreign Affairs shall issue service passports as directed by Prime Minister or consider issuance of service passports at request of competent agencies and individuals specified in Article 11 of this Law for persons not listed under this Article.
Article 10. Conditions for issuance of diplomatic passports and service passports
Vietnamese citizens shall be issued with diplomatic passports or service passports if they:
1. are specified in Article 8 or Article 9 of this Law; and
2. are assigned or permitted overseas travel by competent agencies and individuals specified in Article 11 of this Law to perform missions.
Article 11. Authorization for permission or assignment of persons to be issued with diplomatic passports or service passports
1. Political Bureau; Secretariat; boards, committees and agencies affiliated to Central Committee of the Communist Party; other agencies established by Central Committee of the Communist Party, Political Bureau and Secretariat of Central Communist Party; Office of the Party Central Committee; Party Executive Committees of provinces and central-affiliated cities.
2. Standing Committee of National Assembly; Ethnic Minorities Council, committees affiliated to National Assembly; agencies affiliated to Standing Committee of National Assembly; Chairperson of Office of the National Assembly; State Auditor General.
3. Prime Minister; ministers, ministerial agencies, heads of Governmental agencies and other agencies established by Government or Prime Minister.
4. Chairperson of Office of the President.
5. Chief Justice of the Supreme People’s Court.
6. Procurator General of Supreme People’s Procuracy.
7. Standing People's Councils and People's Committees of provinces.
8. Central Committee of Vietnamese Fatherland Front.
9. Vietnam General Confederation of Labor, Vietnam Farmers' Union, Vietnam Women's Union, Vietnam Veterans Association and Ho Chi Minh Central Communist Youth Union.
10. Personnel under management of Political Bureau and Secretariat are subject to relevant provisions of the laws.
11. Ministries, ministerial agencies, heads of Governmental agencies, other agencies established by Government or Prime Minister and Chairperson of People’s Committees of provinces may authorize heads of affiliated entities in assigning or permitting officials and employees to go abroad on work trips and submit written notice to competent agencies for issuance of passports.
Article 12. Domestic issuance and extension of diplomatic passports and service passports
1. Persons applying for issuance or extension of passports shall submit completed applications form using defined templates, 2 pictures and relevant documents as specified in Clause 2 of this Article to consular missions of Ministry of Foreign Affairs or agencies authorized by Ministry of Foreign Affairs.
2. Documents relating to application for issuance and extension of passports include:
a) Decision on assignment or documents permitting persons to travel abroad issued by competent agencies and individuals and specifying in details eligibility of persons applying for issuance or extension; and
b) Acceptance documents of competent agencies and individuals assigning persons to go abroad with respect to persons specified in Clauses 13 and 14 Article 8, Clause 5 Article 9 of this Law and decisions and acceptance documents of Ministry of Foreign Affairs with respect to persons specified in Clause 14 Article 8, Clause 5 Article 9 of this Law; and
c) The most recently issued diplomatic passports or service passports; in case passports are lost, supervisory authorities of persons to be issued with passports must submit written notice; and
d) Diplomatic passports or service passports with less than 12 months in terms of passport validity in case of application for passport extension; and
dd) Photocopies of ID cards, Citizen Identity Cards or other identification documents and original copies thereof for comparison; and
e) Photocopies of ID cards, Citizen Identity Cards, birth certificates, extracts of birth certificates or certificates of adoption in case of under 18 years of age specified in Clause 14 Article 8, Clause 5 Article 9 of this Law and original copies thereof for comparison; and
g) Letters of introduction of agencies and organizations in case applications are applied by representatives; the representatives must present identification documents.
3. Assigned persons are responsible for accessing the application, pictures and relevant documents; examining and comparing with information on the national database for entry and export of Vietnamese citizens; taking photos and collecting fingerprints of persons applying for issuance of passports containing electronic chips for the first time; issuing notice of result collection.
4. Within 5 working days from the date of receipt, consular missions of Ministry of Foreign Affairs or agencies authorized by Ministry of Foreign Affairs shall issue or extend passports, issue diplomatic notes for visas and return the results; in case of failure to issue or extend passports, produce written response stating reasons.
5. Persons applying for issuance or extension of diplomatic passports or service passports domestically wishing to receive results in locations other than the agencies specified in Clause 4 of this Article shall pay fees for delivery services.
Article 13. Overseas issuance and extension of diplomatic passports and service passports
1. A person shall be issued with a diplomatic passport or service passport or extended his/her diplomatic passport or service passport if:
a) His/her diplomatic passport or service passport is lost, damaged, running out of pages or expired during his/her overseas work trip; or
b) He/she who is currently a member of an overseas representative office of Vietnam or a state news agency, press agency of Vietnam and residing overseas undergoes changes to his/her job title; or
c) He/she who is living overseas is assigned to be a member of a representative office of Vietnam or a state news agency, press agency of Vietnam residing overseas; or
d) He/she is a spouse, child under 18 years of age visiting or accompanying, or an overseas newborn child of a member of a representative office or a state news agency, press agency of Vietnam residing overseas.
2. Persons applying for issuance or extension of passports shall submit completed applications form using defined templates, 2 pictures and relevant documents as specified in Clause 3 of this Article to Vietnam representative offices located overseas.
3. Documents relating to issuance and extension of diplomatic passports and service passports overseas include:
a) Decisions on assignment or documents permitting persons to travel abroad of competent agencies and individuals specifying in details eligibility of persons applying for issuance or extension with respect to cases specified in Points a and d Clause 1 of this Article; in case of overseas newborn children, copies of birth certificates or extracts thereof are required; and
b) Documents of competent agencies or individuals regarding assignment or changes to job title with respect to cases specified in Points b and c Clause 1 of this Article; and
c) Diplomatic passports or service passports with less than 12 months in terms of passport validity in case of application for passport extension; and
d) The most recently issued diplomatic passports or service passports; in case of lost passports, submit written notice to Vietnam representative offices located overseas.
4. Assigned persons are responsible for accessing the application, pictures and relevant documents; examining and comparing with information on the national database for entry and export of Vietnamese citizens; taking photos and collecting fingerprints of persons applying for issuance of passports containing electronic chips for the first time; issuing notice of result collection.
5. Within 5 working days from the date of receipt, Vietnam representative offices located overseas shall issue or extend passports, issue diplomatic notes for visas and return the results; in case of failure to issue passports, prolonged issuance period due to verification or failure to extend passports, specify reasons and issue written notice to consular missions of Ministry of Foreign Affairs in case the representative offices have not connected to the National database for entry and exit of Vietnamese citizens.
Section 2. ISSUANCE OF REGULAR PASSPORTS
Article 14. Persons to be issued with regular passports
Vietnamese citizens not specified in Article 21 of this Law shall be considered for issuance of regular passports.
Article 15. Domestic issuance of regular passports
1. Persons applying for issuance of passports shall submit completed application forms using defined templates, 2 pictures and relevant documents specified in Clause 2 of this Article; present valid ID cards, Citizen Identity Cards or passports.
2. Documents relating to domestic issuance of regular passports include:
a) Copies of birth certificates or extracts thereof with respect to persons under 14 years of age; and
b) The most recently issued regular passports with respect to persons who have been issued with passports; in case of lost passports, attach notice of loss or notice of receipt of competent agencies specified in Article 28 of this Law; and
c) Photocopies of ID cards or Citizen Identity Cards with respect to changes to personal information compared to information in the most recently issued passports; and
d) Verified photocopies of documents issued by competent agencies proving authorized legal representatives for incapacitated persons, persons having limited recognition or behavioral control as specified in Civil Code and persons under 14 years of age. In case photocopies are not verified, present original copies for examination and comparison.
3. A person shall apply for issuance of passport for the first time at immigration authority of provincial police where he/she temporarily or permanently resides; in case he/she has Citizen Identity Cards, he/she shall apply at immigration authority of provincial police wherever suitable.
4. A person applying for passport issuance for the first time may choose to do so at immigration authority of Ministry of Public Security if:
a) He/she has letter of introduction or recommendation of hospitals regarding travelling abroad for medical diagnosis and/or treatment; or
b) His/her overseas relatives are identified to be in accidents, diseased or deceased according to well-grounded basis; or
c) Supervisory authority of his/hers who is an employee, official, officer, non-commissioned officer, professional serviceman or cadre in armed forces or personnel of cipher organization issues documents requesting issuance; or
d) He/she applies due to other humanitarian or emergency reasons decided by heads of the immigration authority of Ministry of Public Security.
5. A person shall apply for issuance of passport for the second time at immigration authority of provincial police of choice or immigration authority of Ministry of Public Security.
6. Assigned persons are responsible for accessing the application, pictures and relevant documents; examining and comparing with information on the national database for entry and export of Vietnamese citizens; taking photos and collecting fingerprints of persons applying for issuance of passports containing electronic chips for the first time; issuing notice of result collection.
7. Within 8 working days from the date of receipt, immigration authorities of provincial police shall return results to applicants. Within 5 working days from the date of receipt, immigration authorities of Ministry of Public Security shall return results to applicants. Processing times for cases specified in Clause 4 of this Article shall last no longer than 3 working days from the date of receipt. In case of delayed issuance of passports, immigration authorities shall respond in written form and state reasons.
8. Persons applying for issuance of passports wishing to receive results in locations other than the agencies specified in Clause 7 of this Article shall pay fees for delivery services.
Article 16. Overseas issuance of regular passports
1. Persons applying for issuance of passports shall submit completed application forms using defined templates. 2 pictures and relevant documents specified in Clause 2 Article 15 of this Law, and present Vietnamese passports or personal identification documents issued by Vietnamese competent authorities.
In case of failure of obtain Vietnamese passports or personal identification documents issued by Vietnamese competent authorities, present personal identification documents issued by foreign competent authorities and documents proving Vietnamese nationality or documents serving as basis for determination of Vietnamese nationality according to regulations and law on nationality.
2. A person shall application for issuance of passport for the first time at a Vietnam representative office where he/she resides. He/she shall request for issuance of passport for the second time at a Vietnam representative office of his/her choice.
3. Assigned persons are responsible for accessing the application, pictures and relevant documents; examining and comparing with information on the national database for entry and export of Vietnamese citizens; taking photos and collecting fingerprints of persons applying for issuance of passports containing electronic chips for the first time; issuing notice of result collection.
4. Within 5 working days from the date of receipt of application for first-time issuance of passport and 3 working days for subsequent issuance of passports, if conditions for passport issuance are satisfied, a Vietnam representative office located overseas receiving the application for issuance of passport shall return the result to the applicant and submit written notice to immigration authority of Ministry of Public Security and consular mission of Ministry of Foreign Affairs if the Vietnam representative office has not connected to the National database for entry and exit of Vietnamese citizens.
In case of unsatisfactory to conditions for issuance of passport or additional period for determination of conditions for issuance of passport, the Vietnam representative office located overseas shall respond to the applicant in written form stating the reasons.
5. Additional period for determination of conditions for issuance of passports specified in Clause 4 of this Article is prescribed as follows:
a) Within 3 working days from the date on which application is received, Vietnam representative offices located overseas shall submit documents using defined templates to consular mission of Ministry of Foreign Affairs or immigration authority of Ministry of Public Security to determine within their authority;
b) Within 15 days from the date on which documents of Vietnam representative offices located overseas are received, consular mission of Ministry of Foreign Affairs or immigration authority of Ministry of Public Security shall respond to the Vietnam representative offices located overseas in written form;
c) Within 2 working days from the date on which written response of consular mission of Ministry of Foreign Affairs or immigration authority of Ministry of Public Security is received, the Vietnam representative offices located overseas shall issue passports and return results to applicants; in case of delayed issuance, the Vietnam representative offices located overseas shall respond to applicants in written form and state reasons.
6. Persons applying for issuance of passports wishing to receive results in locations other than the agencies specified in Clause 2 of this Article shall pay fees for delivery services.
Section 3. ISSUANCE OF REGULAR PASSPORTS VIA ADOPTION OF SHORTENED PROCEDURES
Article 17. Persons to be issued with regular passports via adoption of shortened procedures
1. Persons travelling abroad for a definite period, losing their regular passports and wishing to return immediately.
2. Persons subject to written decision on expulsion of competent authorities of their host countries and lacking passports.
3. Persons forcibly returning to their countries according to international agreements or treaties on repatriation.
4. Persons issued with regular passports for purposes of national defense and security.
Article 18. Issuance of regular passports via adoption of shortened procedures
1. A person travelling abroad for a definite period, losing his/her regular passport and wishing to return immediately shall be issued with a regular passport as follows:
a) The applicant shall submit a notice on loss of passport, a completed declaration form using defined templates, 2 pictures and personal identification documents issued by Vietnamese competent authorities if any;
b) Within 2 working days from the date on which the application is received, a Vietnam representative office located overseas shall consider and decide issuance of passport, return results to the applicant and submit written notice to immigration authority of Ministry of Public Security in case the Vietnam representative office located overseas has not connected to the National database for entry and exit of Vietnamese citizens;
c) In case of unsatisfactory to conditions for issuance of passport, within 2 working days from the date on which the application is received, the Vietnam representative office located overseas shall submit a document using defined templates to immigration authority of Ministry of Public Security for verification while inform the applicant in written form;
d) Within 02 working days from the date on which documents of the Vietnam representative office located overseas are received, immigration authority of Ministry of Public Security shall respond to the Vietnam representative offices located overseas regarding passport issuance;
dd) Within 1 working day from the date on which the response is received, the Vietnam representative office located overseas shall issue passport and return results to the applicant; in case of failure to issue, respond in written form and state reasons;
e) In case his/her domestic relatives fill in the declaration form, immigration authority of Ministry of Public Security shall receive, examine, respond to the relatives and submit written notice to the Vietnam representative office located overseas within 2 working days after receiving the application; within 1 working day from the date on which the notice is received, the Vietnam representative office located overseas shall receive photos of the applicant, issue regular passport and return results.
2. A person subject to written decision on expulsion of competent authority of his/her host country and lacking passport shall be issued with a regular passport as follows:
a) A Vietnam representative office located overseas shall receive the decision on expulsion of competent authority of host country and 2 pictures of the expelled person;
b) Within 2 working days after receiving the expulsion decision of the host country, the Vietnam representative office located overseas shall send information of the expelled person using defined form to immigration authority of Ministry of Public Security;
c) Within 15 working days from the date on which the request is received, immigration authority of Ministry of Public Security shall verify and respond to the Vietnam representative office located overseas;
d) The Vietnam representative office located overseas shall issue a limited-validity regular passport as notified by immigration authority of Ministry of Public Security.
3. A person forcibly returning to his/her country according to international agreements or treaties on repatriation shall be issued with a regular passport as follows:
a) An immigration authority of Ministry of Public Security shall receive and process requests of foreign party according to signed international agreements or treaties regarding repatriation;
b) In case of acceptance, issue a regular passport with less than 6 months of validity and hand over to the foreign party according to international agreements or treaties.
4. Immigration authorities of Ministry of Public Security shall issue regular passports or inform Vietnam representative offices located overseas in written form to issue regular passports on the basis of decisions of Minister of Public Security with respect to national defense and security purposes.
Section 4. ISSUANCE OF LAISSEZ-PASSERS
Article 19. Persons to be issued with laissez-passers
1. Vietnamese citizens residing in communes, districts or provinces sharing borders with neighboring countries.
2. Officials, employees and workers of agencies, organizations and enterprises in provinces sharing borders with neighboring countries.
3. Officials, employees and workers of agencies, organizations and enterprises which are located in central provinces or other provinces while their head offices are located in provinces sharing borders with neighboring countries.
4. Government shall elaborate this Article.
Article 20. Issuance of laissez-passers
1. A person applying for issuance of a laissez-passer shall submit application and receive results at competent agencies specified in Clause 2 of this Article. In case of rejection, competent agencies or persons receiving the application shall respond and state reasons therefor
2. Police of communes, wards, townlets, districts, towns, cities of provinces and immigration authorities of police of provinces sharing borders with neighboring countries shall issue laissez-passers for cases specified in Article 19 of this Law.
3. Government shall elaborate on procedures and authorization for issuance of laissez-passers; prescribe revocation and termination of laissez-passers.
Section 5. DELAYED ISSUANCE OF ENTRY AND EXIT DOCUMENTS
Article 21. Cases of delayed issuance of entry and exit documents
1. Persons failing to comply with decisions on administrative sanctions against violations specified in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6 or 7 Article 4 of this Law.
2. Persons suspended from making exit, except for cases specified in Clauses 12 Article 37 of this Law.
3. Persons influencing national defense and security according to decision of Minister of National Defense or Minister of Public Security.
Article 22. Period of delayed issuance of entry and exit documents
1. With respect to cases specified in Clause 1 Article 21 of this law, period of delayed issuance of entry and exit documents shall last until decisions on administrative sanctions are fully complied with.
2. With respect to cases specified in Clause 2 Article 21 of this Law, period of delayed issuance of entry and exit documents shall be determined by period of exit suspension imposed on a case-by-case basis.
3. With respect to cases specified in Clause 3 Article 21 of this Law, period of delayed issuance of entry and exit documents shall last until national defense and security are no longer influenced according to decisions of Minister of National Defense and Minister of Public Security.
SUPERVISION, USE, REVOCATION, CANCELLATION AND RESTORATION OF ENTRY AND EXIT DOCUMENTS
Section 1. SUPERVISION AND USE OF ENTRY AND EXIT DOCUMENTS
Article 23. Responsibilities of holders of entry and exit documents
1. Preserving and keeping entry and exit documents in pristine conditions; promptly inform competent authorities if entry and exit documents are lost; following procedures to issue entry and exit documents anew should such documents be damaged, personal information, identity attributes be changed or sex be reassigned.
2. Using only 1 type of valid entry or exit document for each session of entry or exit.
3. Within 5 working days from the date on which entry or exit activity concludes, diplomatic passports and service passports must be returned to agencies and individuals supervising passports specified in Clause 1 Article 24 of this Law, except for legitimate reasons decided by heads of agencies.
4. If a person changes his/her workplace, report to agencies and individuals supervising passports of where he/she moves from and to to enable them to supervise diplomatic passports or service passports according to this Law.
Article 24. Supervision of diplomatic passports and service passports
1. Competent agencies and individuals specified in Article 11 of this Law or agencies and individuals authorized for supervision of diplomatic passports and service passports are responsible for:
a) supervising diplomatic passports and service passports of employees, officials, officers and professional servicemen in People’s Army, People’s Public Security and individuals conducting cipher activities under their management;
b) supervising diplomatic passports, service passports of relatives specified in Clause 13 and Clause 14 Article 8, Clause 5 Article 9 of this Law of individuals under their management accompanying or visiting such individuals on their work trip.
2. Procedures for supervision of diplomatic passports and service passports are prescribed as follows:
a) Produce records to keep track of assignment and receipt of passports and ensure absolute safety to passports stored at agencies supervising passports;
b) Assign passports to persons eligible for passport issuance upon decision on overseas work trip. Assignment of passports must be signed to verify;
c) Transfer passports to new agencies and individuals supervising passports when persons issued with passports are reassigned;
d) Inform competent agencies and individuals in written form about persons issued with passports deliberately failing to hand over passports to agencies and individuals supervising passports or using passports against regulations and law;
dd) Inform passport issuing bodies affiliated to Ministry of Foreign Affairs and immigration authorities of Ministry of Public Security promptly in written form about loss and/or damage to passports under their supervision;
e) Hand over to passport issuing bodies affiliated to Ministry of Foreign Affairs to annul passports of persons no longer eligible for use of diplomatic passports and service passports;
g) Report to competent agencies to take actions against violations in use and supervision of passports against original purposes.
Article 25. Use of diplomatic passports and service passports
1. Persons issued with diplomatic passports and service passports shall use such passports in case of travel abroad according to decision on assignment or documents of acceptance of competent agencies and individuals specified in Article 11 of this Law, except for cases of studying abroad for more than 6 months.
2. Diplomatic passports and service passports for overseas work trip shall be used in accordance with decision on assignment for work trip and nature of work conducted overseas.
Article 26. Use of regular passports and laissez-passers
1. Vietnamese citizens issued with regular passports may use such passports to make entry and exit, except for cases of being suspended from making exit.
2. Vietnamese citizens issued with laissez-passers may use such laissez-passers to cross borders and operate in neighboring countries according to international agreements between Vietnam and countries sharing borders, except for cases of being suspended from making exit.
Section 2. REVOCATION, CANCELLATION AND RESTORATION OF PASSPORTS
Article 27. Cases of revocation and cancellation of passports
1. Cancel a valid but lost passport
2. Revoke and cancel passports of persons subject to renunciation, denaturalization or annulled decision on naturalization of Vietnamese nationality.
3. Revoke and cancel valid diplomatic passports and service passports if holders are no longer eligible for use thereof.
4. Revoke and cancel passports issued to persons specified in Clause 1 Article 21 of this Law.
Article 28. Cancellation of valid and lost passports
1. Cancellation of diplomatic passports and service passports is prescribed as follows:
a) Supervisory authorities of persons issued with diplomatic passports and service passports shall submit written notice on loss of passports as soon as possible to consular missions of Ministry of Foreign Affairs, agencies assigned to Ministry of Foreign Affairs to issue passports or Vietnam representative offices located overseas of choice;
b) Within 1 working day from the date on which the notice on lost passport is received, consular missions of Ministry of Foreign Affairs, agencies assigned by Ministry of Foreign Affairs to issue passports or Vietnam representative offices located overseas shall cancel passports and inform bodies submitting the notice, immigration authorities of Ministry of Public Security, consular missions of Ministry of Foreign Affairs using templates in case such entities have not connected to the National database for entry and exit of Vietnamese citizens.
2. Cancellation of regular passports is prescribed as follows:
a) Within 48 hours from the moment on which regular passports are found to be lost, original holders of such passports shall submit notice on loss of passports in person or in written form to immigration authorities of choice, the nearest police departments or entities supervising entry and exit at border checkpoints or Vietnam representative offices located overseas of choice. In case of force majeure, deadline for submission or sending of notice of loss may be longer but reasons thereof must be specified in such documents;
b) Within 1 working day from the date on which notice on loss of regular passports, accepting agencies are responsible for informing immigration authorities of Ministry of Public Security and persons submitting the notice using defined templates. Within 1 working day from the date on which the notice is received, immigration authorities of Ministry of Public Security shall cancel the passports.
Article 29. Revocation and cancellation of passports of persons subject to renunciation, denaturalization or annulled decision on naturalization of Vietnamese nationality
1. Within 30 days from the date on which decisions on renunciation, denaturalization or annulment of decision on naturalization of Vietnamese nationality, Ministry of Justice shall submit notice in written form to immigration authorities of Ministry of Public Security if persons subject to the renunciation, denaturalization or annulment of decision on naturalization of Vietnamese nationality are residing domestically or submit notice in written form to Vietnam representative offices located overseas if said persons are residing abroad.
2. Within 3 working days from the date on which the notice is received, immigration authorities of Ministry of Public Security shall examine, revoke and cancel valid passports.
3. Within 3 working day from the date on which the notice is received, Vietnam representative offices located overseas shall examine, revoke, cancel valid passports and inform immigration authorities of Ministry of Public Security and consular missions of Ministry of Foreign Affairs about the results using defined templates in case Vietnam representative offices located overseas mentioned above have not connected to the National database for entry and exit of Vietnamese citizens.
Article 30. Revocation and cancellation of valid diplomatic passports and service passports if holders are no longer eligible for use thereof
1. A person issued with a diplomatic passport or service passport is no longer eligible for use thereof if:
a) He/she is deceased or missing; or
b) He/she issued with a diplomatic passport is no longer eligible as specified in Article 8 of this Law due to changes to his/her job titles, positions or family relation; or
c) He/she issued with a service passport is no longer eligible as specified in Article 9 of this Law due to changes to his/her job positions or family relation.
2. If a person is no longer eligible for use of a diplomatic passport or service passport, an agency or individual supervising passports shall send written request to revoke and cancel the diplomatic passport or service passport using defined templates to consular missions of Ministry of Foreign Affairs or agencies authorized by Ministry of Foreign Affairs to issue passports.
3. Within 1 working day from the date on which the request is received, consular missions of Ministry of Foreign Affairs or agencies assigned by Ministry of Foreign Affairs to issue passports shall cancel the passport and inform immigration authorities of Ministry of Public Security in written form in case such entities have not connected to the National database for entry and exit of Vietnamese citizens.
Article 31. Revocation and cancellation of passports of persons subject to delayed issuance of entry and exit documents due to performance of prohibited acts
1. If a person is proved to be subject to cases of delayed issuance of entry and exit documents specified in Clause 1 Article 21 of this Law, an agency issuing passports shall examine and request the person to turn in his/her issued valid passports to have use of such passports cancelled.
2. If the passports cannot be retrieved, the agency issuing passports shall cancel the use of said passports.
Article 32. Restoration of regular passports
1. A passport that is found to be intact and containing valid visas issued by foreign countries after being cancelled due to being lost domestically shall be considered for restoration.
2. A person applying for restoration of passports shall fill in the application form, attach the passports and submit to immigration authorities of Ministry of Public Security or immigration authorities of provincial police of choice.
3. Assigned persons are responsible for receiving, examining, comparing information in the application forms with information in the passports and issuing notice of results collection date.
4. Restoration of regular passports shall be conducted at immigration authorities of Ministry of Public Security.
5. Within 3 working days from the date on which the application is received, immigration authorities of Ministry of Public Security shall return restored passports to the applicant; in case of rejection, respond in written form and state reasons therefor.
Within 5 working days from the date on which the application is received, immigration authorities of provincial police shall return restored passports to the applicant; in case of rejection, respond in written form and state reasons therefor.
ENTRY, EXIT AND EXIT SUSPENSION
Article 33. Eligibility for exit
1. A Vietnamese citizen may make exit if he/she:
a) has entire and valid entry and exit documents; 6 months or more in terms of passport validity; and
b) has visas or documents confirming and verifying entry acceptance of destination country, except for cases of visa-free entry; and
c) is not listed under cases of prohibited from making exit, ineligible for making exit and suspended from making exit as per the law.
2. Incapacitated persons and persons with limited recognition and behavioral control as specified in Civil Code and persons under 14 years of age must be accompanied by authorized legal representatives in addition to conditions specified in Clause 1 of this Article.
Article 34. Eligibility for entry
A Vietnamese citizen may make entry if he/she has entire and valid entry and exit documents.
Article 35. Entry and exit control
1. A Vietnamese citizen when making entry or exit shall present to individuals performing entry and exit control tasks or automatic check-in gates the documents specified in Points a and b Clause 1 Article 33 and Article 34 of this Law, except for cases of travelling on national defense and security transportation to enter and exit Vietnam territory for national defense and security purposes.
With respect to cases specified in Clause 2 Article 33 of this Law, authorized legal representatives must present documents proving legal representation.
2. Persons performing entry and exit control tasks are responsible for inspecting eligibility for entry and exit as specified in Article 33 and Article 34 of this Law, comparing with information in the National database for entry and exit of Vietnamese citizens and proceeding as follows:
a) In case of eligible, allow entry and exit;
b) In case of ineligible for exit, make records and reject exit;
c) In case of ineligible for entry, take actions according to regulations and law on sanctions against administrative violations and allow entry;
d) With respect to cases specified in Clause 3 Article 21 of this Law, conduct inspection according to decisions of Minister of Public Security and Minister of National Defense.
3. Government shall elaborate on performing entry and exit control by automatic check-in gates; prescribe adoption of entry and exit control on persons travelling on national defense and security transportation to enter and exit Vietnam territory for national defense and security purposes.
Article 36. Persons subject to exit suspension
1. Suspects and defendants; persons who are accused or filed for charge, later proved that they may have committed crimes thus must be prevented from escaping or destroying evidence as specified in Code of Criminal Procedure.
2. Persons subject to delayed imprisonment, persons suspended from imprisonment, persons on parole during probation period, persons subject to suspended sentence during probation period, persons executing community services during sentence enforcement period according to Law on Execution of Criminal Judgment.
3. Persons having obligations according to regulations and law on civil procedure if their obligations to government, agencies, organizations and individuals are proved to be involved in proceeding and their exit are proved to influence the proceeding, interests of government, legal rights and interests of agencies, organizations and individuals; persons subject to judgment execution.
4. Civil judgement debtors and legal representatives of agencies and organizations obliged to execute judgment and decisions according to regulations and law on execution of civil judgment if their exit is proved to influence interests of government, legal rights and interests of agencies, organizations and individuals; persons subject to judgment execution.
5. Tax payers, legal representatives of enterprises subject to enforcement of implementation of administrative decision on tax administration, Vietnamese making exit to reside overseas and Vietnamese residing overseas that have not satisfied tax liabilities according to regulations and law on tax administration before making exit.
6. Persons subject to enforcement and representatives of organizations subject to enforcement of implementation of decision on administrative sanctions and to be prevented from escaping.
7. Persons subject to inspection and verification, proved to have committed particularly serious violations and to be prevented from escaping.
8. Persons contracted from dangerous and infectious diseases and to be prevented from spreading the diseases throughout community unless allowed by foreign parties for entry.
9. Persons whose exit is identified by competent authorities to influence national defense and security on a grounded basis.
Article 37. Authority to make decisions on exit suspension, extension and cancellation of exit suspension
1. Authority to make decisions on exit suspension with respect to cases specified in Clause 1 Article 36 of this Law shall comply with regulations and law on criminal procedure.
2. Competent agencies and individuals capable of making decisions on delayed imprisonment, suspended imprisonment, probationary parole, execution of suspended sentences and execution of community sentences are capable of making decisions on exit suspension with respect to cases specified in Clause 2 Article 36 of this Law.
3. Authority to make decisions on exit suspension with respect to cases specified in Clause 3 Article 36 of this Law shall comply with regulations and law on civil procedure.
4. Authority to make decisions on exit suspension with respect to cases specified in Clause 4 Article 36 of this Law shall comply with regulations and law on execution of civil judgment.
5. Heads of tax authorities according to regulations and law on tax administration are capable of making decisions on exit suspension with respect to cases specified in Clause 5 Article 36 of this Law.
6. Chief Justice of Supreme People’s Court, ministers, heads of ministerial agencies and Chairpersons of People’s Committees of provinces are capable of making decisions on exit suspension with respect to cases specified in Clause 6 Article 36 of this Law at request of persons making decisions on enforced implementation of decisions on adoption of administrative sanctions within their powers.
7. Heads of central inspecting agencies are capable of making decisions on exit suspension with respect to cases specified in Clause 7 Article 36 of this Law.
8. Minister of Health are capable of making decisions on exit suspension with respect to cases specified in Clause 8 Article 36 of this Law.
9. Minister of National Defense and Minister of Public Security are capable of making decisions on exit suspension with respect to cases specified in Clause 9 Article 36 of this Law.
10. Competent individuals specified in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6 and 7 of this Article may only make decisions on exit suspension within their tasks and powers and only for cases related to lawsuits and affairs within each individual competence.
11. A person capable of making a decision on exit suspension shall be capable of making decision on extension and cancellation of the decision on exit suspension and legally responsible for his/her decisions.
12. In special cases, Minister of Public Security shall enter into agreements with persons making decisions on exit suspension to allow exit of persons subject to exit suspension.
Article 38. Periods of exit suspension and extension of exit suspension
1. Periods of exit suspension and extension of exit suspension are prescribed as follows:
a) With respect to cases specified in Clause 1 Article 36 of this Law, period of exit suspension shall comply with Code of Criminal Procedure.
b) With respect to cases specified in Clauses 2, 3, 4, 5 and 6 Article 36 of this Law, exit suspension period shall conclude after offenders and persons with obligations have fully complied with judgments or decisions of competent agencies and individuals as specified in this Law;
c) With respect to cases specified in Clause 7 Article 36 of this Law, exit suspension period shall last no more than 1 year and may be extended for no more than 1 year per instance of extension;
d) With respect to cases specified in Clause 8 Article 36 of this Law, exit suspension period shall last no more than 6 months and may be extended for no more than 6 months per instance of extension;
dd) With respect to cases specified in Clause 9 Article 36 of this Law, exit suspension period shall last until national defense and security are no longer influenced according to decisions of Minister of National Defense and Minister of Public Security.
2. If the exit suspension period specified in Clause 1 of this Article expires without being cancelled and extended, the exit suspension will be cancelled automatically.
Article 39. Procedures for exit suspension, extension and cancellation of exit suspension
1. Competent individuals capable of making decisions on exit suspension are responsible for submitting documents using defined templates to immigration authorities of Ministry of Public Security while promptly informing persons subject to exit suspension in written form using defined templates, except for cases specified in Clause 9 Article 36 of this Law.
2. During exit suspension period, if cancellation of the exit suspension is well-grounded, competent individuals specified in Article 37 of this Law shall submit documents annulling decisions on exit suspension using defined templates to immigration authorities of Ministry of Public Security while promptly inform persons subject to exit suspension in written form using defined templates.
3. Before exit suspension period expires, should extension thereof be necessary, competent individuals specified in Article 37 of this Law shall submit documents using defined templates to immigration authorities of Ministry of Public Security while promptly inform persons subject to extended exit suspension period in written form using defined templates.
4. Competent individuals specified in Article 37 of this Law are responsible for organizing and examining cases of exit suspension within their competence on a regular basis to make decisions on extension or cancellation of exit suspension as specified in Clauses 2 and 3 of this Article.
5. Immigration authorities of Ministry of Public Security are responsible for implementing exit suspension, extension and cancellation of exit suspension promptly after receiving decisions thereon of competent individuals specified in Article 37 of this Law.
NATIONAL DATABASE FOR ENTRY AND EXIT OF VIETNAMESE CITIZENS
Article 40. Development and management requirements of National database for entry and exit of Vietnamese citizens
1. The National database for entry and exit of Vietnamese citizens shall be developed and managed at immigration authorities of Ministry of Foreign Affairs, connected jointly to immigration agencies, border gate management boards, agencies issuing entry and exit documents and entities performing entry and exit control tasks of Vietnamese citizens affiliated to Ministry of Public Security, Ministry of National Defense and Ministry of Foreign Affairs.
2. The National database for entry and exit of Vietnamese citizens shall be developed in a manner that ensures connection with databases for population, Citizen Identity Cards, crimes, nationalities and other databases, satisfies standards regarding database structures and technical standards and regulations on information technology and maintains continuity, stability, coherence, safety and security.
3. Comply with regulations and policies on electronic documents, transactions and information technology.
4. Collect and update information adequately, accurately and promptly; ensure stable, safe and secured operation.
Article 41. Information on National database for entry and exit of Vietnamese citizens
1. Information to be collected and updated includes:
a) Last, middle and first name of birth name; last, middle and first name of the name currently being used;
b) Date of birth;
c) Gender;
d) Pictures;
dd) Fingerprints;
e) Number, date and place of issue of entry and exit documents;
g) ID numbers or personal identification numbers;
h) Progress of exit and entry in Vietnam;
i) Date on which citizen submits notice on loss of entry and exit documents;
k) Revocation, cancellation and restoration of entry and exit documents;
l) Other relevant information.
2. Collection and update of information on the National database for entry and exit of Vietnamese citizens shall comply with Article 42 of this Law.
Article 42. Collection and update of information on National database for entry and exit of Vietnamese citizens
1. Information on Vietnamese citizens shall be collected and updated on the National database for entry and exit of Vietnamese citizens from following sources:
a) The National population database, database on Citizen Identity Cards, other national databases and specialized databases;
b) Collected information about personal records, pictures and fingerprints of citizens during adoption of procedures for issuance of passports and entry and exit control;
c) Citizens requesting update or revision of information on the National database for entry and exit of Vietnamese citizens and their entry and exit documents;
d) Information provided by relevant agencies, organizations and individuals relating to entry and exit activities of Vietnamese citizens.
2. The collection and update of information on the National database for entry and exit of Vietnamese citizens shall comply with following regulations:
a) Information may only be updated on the National database for entry and exit of Vietnamese citizens once the information has been verified to be accurate;
b) In case of information collected from multiple sources observing discrepancies in contents, agencies in charge of updating the database must examine legitimacy of the information before updating on the National database for entry and exit of Vietnamese citizens and be responsible for the updated information.
3. Responsibilities for collecting and updating information on the National database for entry and exit of Vietnamese citizens are prescribed as follows:
a) Agencies issuing entry and exit documents and agencies performing entry and exit control tasks are responsible for promptly collecting and processing information relating to passport issuance, entry and exit activities of Vietnamese citizens and updating on the National database for entry and exit of Vietnamese citizens; shall responsible for information updated on the National database for entry and exit of Vietnamese citizens;
b) Agencies managing the National population database, database for Citizen Identity Cards, other relevant national databases and specialized databases are responsible for ensuring continuous and coherent connection with the National database for entry and exit of Vietnamese citizens;
c) Immigration authorities of Ministry of Public Security are responsible for collecting and updating information under their management; ensuring information security and protection as per the law.
4. Other citizens, agencies and organizations are responsible for facilitating and providing information to enable agencies issuing entry and exit documents, agencies performing entry and exit tasks of Vietnamese citizens to collect and update information on the National database for entry and exit of Vietnamese citizens.
Article 43. Management and extraction of National database for entry and exit of Vietnamese citizens
1. The National database for entry and exit of Vietnamese citizens shall be jointly used by all levels to manage entry and exit documents, perform entry and exit control tasks of Vietnamese citizens under responsibility for management of Ministry of Public Security.
2. Extraction of information on the National database for entry and exit of Vietnamese citizens shall be implemented as follows:
a) Immigration authorities of Ministry of Public Security are responsible for consolidating scope of information extraction and use on the National database for entry and exit of Vietnamese citizens;
b) Agencies issuing entry and exit documents, border gate management boards and agencies performing entry and exit tasks shall extract information on the National database for entry and exit of Vietnamese citizens within their functions, tasks and powers.
3. Government shall elaborate on management and extraction of information on the National database for entry and exit of Vietnamese citizens.
RESPONSIBILITY FOR MANAGEMENT OF ENTRY AND EXIT OF VIETNAMESE CITIZENS
Article 44. Responsibility for State management of entry and exit of Vietnamese citizens
1. Government shall perform joint State management regarding entry and exit of Vietnamese citizens; regulate online public services serving issuance, management and control of passports of Vietnamese citizens.
2. Ministry of Public Security shall take charge and cooperate with Ministry of National Defense and Ministry of Foreign Affairs in being responsible to the Government for implementation of state management on entry and exit of Vietnamese citizens.
Article 45. Responsibilities of Ministry of Public Security
Ministry of Public Security is responsible for:
1. Taking charge and cooperating with Ministry of National Defense, Ministry of Foreign Affairs and relevant ministries in drafting and promulgating or requesting competent agencies to promulgate legislative documents on entry and exit of Vietnamese citizens and the National database for entry and exit of Vietnamese citizens; providing guidelines on suspending exit, extending and cancelling suspension of exit.
2. Taking charge and cooperating with Ministry of Foreign Affairs in prescribing procedures to collect fingerprints of persons applying for issuance of diplomatic passports, service passports and regular passports containing electronic chips; providing guidelines on procedures to issue, revoke and cancel regular passports.
3. Issuing templates of entry and exit documents and other relevant documents as specified in this Law after entering into agreements with relevant ministries; printing, managing and providing entry and exit documents to ensure issuance thereof for citizens.
4. Implementing issuance of regular passports and laissez-passers, examining and controlling entry and exit in border checkpoints under management of Ministry of Public Security.
5. Taking charge and cooperating with relevant ministries in developing, managing, collecting, updating and extracting the National database for entry and exit of Vietnamese citizens; developing and managing information systems for acceptance, store and extraction of digital documents serving issuance and management of passports containing electronic chips and connected to International Civil Aviation Organization to verify and control passports containing electronic chips.
6. Taking charge and cooperating with ministries and local governments in developing, publicizing, popularizing and raising awareness of entry and exit of Vietnamese citizens.
7. Supplying equipment and training personnel managing the National database for entry and exit of Vietnamese citizens.
8. Taking charge and cooperating with Ministry of National Defense in regulating entry and exit control at border checkpoints as specified in this Law.
9. Inspecting, handling complaints, accusation and taking actions against violations regarding entry and exit of Vietnamese citizens.
10. Promoting international cooperation in entry and exit of Vietnamese citizens; taking charge and cooperating with Ministry of Foreign Affairs in entering into international agreements on accepting Vietnamese citizens whose residence is rejected by foreign parties according to assignment of Government; cooperating with Ministry of Foreign Affairs in signing international treaties relating to entry and exit of Vietnamese citizens.
11. Providing Ministry of National Defense with information and documents on persons and organizations violating regulations and law on entry and exit of Vietnamese citizens to serve entry and exit control.
12. Conducting state statistical records regarding entry and exit of Vietnamese citizens.
Article 46. Responsibilities of Ministry of Foreign Affairs
Ministry of Foreign Affairs is responsible for:
1. Cooperating with Ministry of Public Security and Ministry of National Defense in drafting legislative documents on entry and exit of Vietnamese citizens and the National database for entry and exit of Vietnamese citizens.
2. Taking charge and cooperating with Ministry of Public Security in providing guidelines on procedures to issue, extend, revoke and cancel diplomatic passports and service passports adopted by consular missions of Ministry of Foreign Affairs, Vietnam representative offices located overseas and agencies authorized by Ministry of Foreign Affairs; cooperating with Ministry of Public Security in providing guidelines on procedures to issue, revoke and cancel regular passports at Vietnam representative offices located overseas.
3. Implementing issuance, extension and cancellation of diplomatic passports and service passport for domestic Vietnamese citizens.
4. Taking charge and cooperating with Ministry of Public Security in introducing templates of entry and exit documents to competent authorities of foreign countries.
5. Cooperating with Ministry of Public Security in developing, collecting, updating and extracting the National database for entry and exit of Vietnamese citizens; providing Ministry of Public Security with information on identity of competent persons capable of issuing entry and exit documents of Ministry of Foreign Affairs and Vietnam representative offices located overseas.
6. Inspecting and handling complaints and accusation regarding entry and exit of Vietnamese citizens.
7. Taking charge and cooperating with Ministry of Public Security and Ministry of National Defense in entering into international agreements relating to entry and exit of Vietnamese citizens and acceptance of Vietnamese citizens whose residence is rejected by foreign countries.
Article 47. Responsibilities of Ministry of National Defense
Ministry of National Defense is responsible for
1. Cooperating with Ministry of Public Security and Ministry of Foreign Affairs in drafting legislative documents on entry and exit of Vietnamese citizens and the National database for entry and exit of Vietnamese citizens.
2. Taking charge and cooperating with Ministry of Public Security in providing guidelines on procedures to control entry and exit at border checkpoints under management of Ministry of National Defense.
3. Controlling entry and exit at border checkpoints under management of Ministry of National Defense.
4. Inspecting, handling complaints, accusation and taking actions against violations regarding entry and exit of Vietnamese citizens at border checkpoints under management.
5. Cooperating with Ministry of Public Security in developing, collecting, updating and extracting the National database for entry and exit of Vietnamese citizens; providing Ministry of Public Security with information and documents on individuals and organizations violating regulations and law on entry and exit of Vietnamese citizens.
6. Cooperating with Ministry of Foreign Affairs and Ministry of Public Security in entering into international agreements relating to entry and exit of Vietnamese citizens.
Article 48. Responsibilities of Vietnam representative offices located overseas
Vietnam representative offices located overseas are responsible for:
1. Implementing issuance, extending, revoking and cancelling entry and exit documents as specified in this Law.
2. Cooperating with immigration authorities of Ministry of Public Security in collecting, updating and extracting the National database for entry and exit of Vietnamese citizens; submitting written notice to immigration authorities of Ministry of Public Security and consular missions of Ministry of Foreign Affairs information on identity of competent persons capable of issuing entry and exit documents, in case connection with the National database for entry and exit of Vietnamese citizens has not been established, inform to add list of persons issued, extended, revoked and cancelled entry and exit documents.
Article 49. Responsibilities of Government Cipher Committee
Government Cipher Committee is responsible for:
1. Providing governmental specialized digital signature authentication service serving issuance and management of passports containing electronic chips.
2. Instructing ministries and relevant agencies to use governmental specialized digital signature authentication service serving issuance and management of passports containing electronic chips.
3. Cooperating with Ministry of Public Security in developing information systems to receive, store and extract digital documents serving issuance and management of passports containing electronic chips, connected to International Civil Aviation Organization to verify and control passports containing electronic chips.
Article 50. Responsibilities of relevant agencies and organizations
1. Ministries, ministerial agencies and Provincial-level People's Committees are responsible for cooperating with Ministry of Public Security in performing state management on entry and exit of Vietnamese citizens according to regulations and law.
2. Central ministries and Provincial-level People's Committees are responsible for promulgating regulations on managing officials, officers and professional servicemen in People’s Army, People’s Public Security and cipher personnel under their management regarding entry and exit.
3. Agencies and organizations directly managing officials, officers and professional servicemen in People’s Army, People’s Public Security and cipher personnel in cipher organizations are responsible for complying with regulations and law on entry and exit of Vietnamese citizens and regulations specified in Clause 2 of this Article.
IMPLEMENTATION
This Law comes into force from July 1, 2020.
Article 52. Transition clauses
Entry and exit documents issued before the effective date hereof shall be valid until the expiry date specified in such entry and exit documents.
This Law is approved in the 8th session of the 14th National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam in November 22, 2019.
|
CHAIRPERSON OF NATIONAL ASSEMBLY |