Chương V Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019: Xuất cảnh, nhập cảnh, tạm hoãn xuất cảnh
Số hiệu: | 49/2019/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 22/11/2019 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2020 |
Ngày công báo: | 26/12/2019 | Số công báo: | Từ số 995 đến số 996 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Công dân từ đủ 14 tuổi được cấp hộ chiếu gắn chíp điện tử
Đây là nội dung nổi bật tại Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 22/11/2019; theo đó:
- Hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc không gắn chíp điện tử được cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên (Công dân có quyền lựa chọn một trong hai loại hộ chiếu này).
- Hộ chiếu không gắn chip điện tử được cấp cho công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi hoặc cấp theo thủ tục rút gọn.
Ngoài ra, công dân Việt Nam còn có các quyền sau:
- Được cấp giấy tờ xuất nhập cảnh và được xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định;
- Được bảo đảm bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam (Cơ sở dữ liệu), trừ trường hợp phải cung cấp thông tin, tài liệu theo quy định;
- Được yêu cầu cung cấp thông tin về xuất cảnh, nhập cảnh của mình; cũng như yêu cầu, chỉnh sửa thông tin trong Cơ sở dữ liệu, giấy tờ xuất nhập cảnh của mình để bảo đảm đầy đủ, chính xác;
- Được sử dụng hộ chiếu của mình để thực hiện giao dịch hoặc thủ tục khác theo quy định của pháp luật;
- Được khiếu nại, tố cáo, khởi kiện, yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật.
Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam có hiệu lực thi hành từ 01/7/2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Công dân Việt Nam được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng; đối với hộ chiếu phải còn hạn sử dụng từ đủ 6 tháng trở lên;
b) Có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực;
c) Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật.
2. Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này phải có người đại diện hợp pháp đi cùng.
Công dân Việt Nam được nhập cảnh khi có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng.
1. Công dân Việt Nam khi xuất cảnh, nhập cảnh xuất trình cho người làm nhiệm vụ kiểm soát xuất nhập cảnh hoặc cổng kiểm soát tự động các giấy tờ theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 33, Điều 34 của Luật này, trừ trường hợp đi trên phương tiện quốc phòng, an ninh để ra, vào lãnh thổ Việt Nam thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 33 của Luật này, người đại diện hợp pháp phải xuất trình giấy tờ chứng minh việc đại diện hợp pháp.
2. Người làm nhiệm vụ kiểm soát xuất nhập cảnh có trách nhiệm kiểm tra điều kiện xuất cảnh, điều kiện nhập cảnh theo quy định tại Điều 33 và Điều 34 của Luật này, đối chiếu với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và giải quyết như sau:
a) Trường hợp đủ điều kiện thì giải quyết cho xuất cảnh, nhập cảnh;
b) Trường hợp không đủ điều kiện xuất cảnh thì lập biên bản không giải quyết cho xuất cảnh;
c) Trường hợp không đủ điều kiện nhập cảnh thì xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, sau đó giải quyết cho nhập cảnh;
d) Trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 21 của Luật này thì thực hiện kiểm tra theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc kiểm soát xuất nhập cảnh bằng cổng kiểm soát tự động; quy định việc kiểm soát xuất nhập cảnh đối với người đi trên phương tiện quốc phòng, an ninh để ra, vào lãnh thổ Việt Nam thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
1. Bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
2. Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
3. Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.
4. Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.
5. Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
6. Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
7. Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
8. Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh.
9. Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
1. Bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
2. Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
3. Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.
4. Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.
5. Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
6. Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
7. Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
8. Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh.
9. Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
1. Thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
2. Cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện, thi hành án treo, thi hành án phạt cải tạo không giam giữ có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật này.
3. Thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
4. Thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 36 của Luật này thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
5. Người đứng đầu cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 36 của Luật này.
6. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 36 của Luật này trên cơ sở đề nghị của người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền quản lý.
7. Người đứng đầu cơ quan thanh tra, kiểm tra trung ương có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 36 của Luật này.
8. Bộ trưởng Bộ Y tế có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 36 của Luật này.
9. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 36 của Luật này.
10. Người có thẩm quyền quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này chỉ được ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và đối với trường hợp liên quan đến vụ án, vụ việc đang thuộc thẩm quyền giải quyết.
11. Người có thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh thì có thẩm quyền ra quyết định gia hạn, hủy bỏ quyết định tạm hoãn xuất cảnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
12. Trong trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Công an thống nhất với người ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh về việc cho phép người bị tạm hoãn xuất cảnh được xuất cảnh.
1. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh được quy định như sau:
a) Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;
b) Trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh kết thúc khi người vi phạm, người có nghĩa vụ chấp hành xong bản án hoặc quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này;
c) Trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 01 năm và có thể gia hạn, mỗi lần không quá 01 năm;
d) Trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 06 tháng và có thể gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 06 tháng;
đ) Trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh được tính đến khi không còn ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Trường hợp đã bị tạm hoãn xuất cảnh, nếu không được hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh và không bị gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này thì đương nhiên được hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh.
1. Người có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh có trách nhiệm gửi văn bản theo mẫu đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, đồng thời thông báo ngay bằng văn bản theo mẫu cho người bị tạm hoãn xuất cảnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 36 của Luật này.
2. Trong thời gian tạm hoãn xuất cảnh, khi có đủ căn cứ để hủy bỏ quyết định tạm hoãn xuất cảnh, người có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Luật này gửi văn bản hủy bỏ quyết định tạm hoãn xuất cảnh theo mẫu đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, đồng thời thông báo ngay bằng văn bản theo mẫu cho người đã bị tạm hoãn xuất cảnh biết.
3. Trước khi hết thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, nếu cần gia hạn thì người có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Luật này gửi văn bản theo mẫu đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, đồng thời thông báo ngay bằng văn bản theo mẫu cho người bị gia hạn tạm hoãn xuất cảnh biết.
4. Người có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Luật này có trách nhiệm thường xuyên tổ chức rà soát các trường hợp đã bị tạm hoãn xuất cảnh thuộc thẩm quyền để quyết định gia hạn hoặc hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức thực hiện ngay việc tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh sau khi tiếp nhận quyết định của người có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Luật này.
ENTRY, EXIT AND EXIT SUSPENSION
Article 33. Eligibility for exit
1. A Vietnamese citizen may make exit if he/she:
a) has entire and valid entry and exit documents; 6 months or more in terms of passport validity; and
b) has visas or documents confirming and verifying entry acceptance of destination country, except for cases of visa-free entry; and
c) is not listed under cases of prohibited from making exit, ineligible for making exit and suspended from making exit as per the law.
2. Incapacitated persons and persons with limited recognition and behavioral control as specified in Civil Code and persons under 14 years of age must be accompanied by authorized legal representatives in addition to conditions specified in Clause 1 of this Article.
Article 34. Eligibility for entry
A Vietnamese citizen may make entry if he/she has entire and valid entry and exit documents.
Article 35. Entry and exit control
1. A Vietnamese citizen when making entry or exit shall present to individuals performing entry and exit control tasks or automatic check-in gates the documents specified in Points a and b Clause 1 Article 33 and Article 34 of this Law, except for cases of travelling on national defense and security transportation to enter and exit Vietnam territory for national defense and security purposes.
With respect to cases specified in Clause 2 Article 33 of this Law, authorized legal representatives must present documents proving legal representation.
2. Persons performing entry and exit control tasks are responsible for inspecting eligibility for entry and exit as specified in Article 33 and Article 34 of this Law, comparing with information in the National database for entry and exit of Vietnamese citizens and proceeding as follows:
a) In case of eligible, allow entry and exit;
b) In case of ineligible for exit, make records and reject exit;
c) In case of ineligible for entry, take actions according to regulations and law on sanctions against administrative violations and allow entry;
d) With respect to cases specified in Clause 3 Article 21 of this Law, conduct inspection according to decisions of Minister of Public Security and Minister of National Defense.
3. Government shall elaborate on performing entry and exit control by automatic check-in gates; prescribe adoption of entry and exit control on persons travelling on national defense and security transportation to enter and exit Vietnam territory for national defense and security purposes.
Article 36. Persons subject to exit suspension
1. Suspects and defendants; persons who are accused or filed for charge, later proved that they may have committed crimes thus must be prevented from escaping or destroying evidence as specified in Code of Criminal Procedure.
2. Persons subject to delayed imprisonment, persons suspended from imprisonment, persons on parole during probation period, persons subject to suspended sentence during probation period, persons executing community services during sentence enforcement period according to Law on Execution of Criminal Judgment.
3. Persons having obligations according to regulations and law on civil procedure if their obligations to government, agencies, organizations and individuals are proved to be involved in proceeding and their exit are proved to influence the proceeding, interests of government, legal rights and interests of agencies, organizations and individuals; persons subject to judgment execution.
4. Civil judgement debtors and legal representatives of agencies and organizations obliged to execute judgment and decisions according to regulations and law on execution of civil judgment if their exit is proved to influence interests of government, legal rights and interests of agencies, organizations and individuals; persons subject to judgment execution.
5. Tax payers, legal representatives of enterprises subject to enforcement of implementation of administrative decision on tax administration, Vietnamese making exit to reside overseas and Vietnamese residing overseas that have not satisfied tax liabilities according to regulations and law on tax administration before making exit.
6. Persons subject to enforcement and representatives of organizations subject to enforcement of implementation of decision on administrative sanctions and to be prevented from escaping.
7. Persons subject to inspection and verification, proved to have committed particularly serious violations and to be prevented from escaping.
8. Persons contracted from dangerous and infectious diseases and to be prevented from spreading the diseases throughout community unless allowed by foreign parties for entry.
9. Persons whose exit is identified by competent authorities to influence national defense and security on a grounded basis.
Article 37. Authority to make decisions on exit suspension, extension and cancellation of exit suspension
1. Authority to make decisions on exit suspension with respect to cases specified in Clause 1 Article 36 of this Law shall comply with regulations and law on criminal procedure.
2. Competent agencies and individuals capable of making decisions on delayed imprisonment, suspended imprisonment, probationary parole, execution of suspended sentences and execution of community sentences are capable of making decisions on exit suspension with respect to cases specified in Clause 2 Article 36 of this Law.
3. Authority to make decisions on exit suspension with respect to cases specified in Clause 3 Article 36 of this Law shall comply with regulations and law on civil procedure.
4. Authority to make decisions on exit suspension with respect to cases specified in Clause 4 Article 36 of this Law shall comply with regulations and law on execution of civil judgment.
5. Heads of tax authorities according to regulations and law on tax administration are capable of making decisions on exit suspension with respect to cases specified in Clause 5 Article 36 of this Law.
6. Chief Justice of Supreme People’s Court, ministers, heads of ministerial agencies and Chairpersons of People’s Committees of provinces are capable of making decisions on exit suspension with respect to cases specified in Clause 6 Article 36 of this Law at request of persons making decisions on enforced implementation of decisions on adoption of administrative sanctions within their powers.
7. Heads of central inspecting agencies are capable of making decisions on exit suspension with respect to cases specified in Clause 7 Article 36 of this Law.
8. Minister of Health are capable of making decisions on exit suspension with respect to cases specified in Clause 8 Article 36 of this Law.
9. Minister of National Defense and Minister of Public Security are capable of making decisions on exit suspension with respect to cases specified in Clause 9 Article 36 of this Law.
10. Competent individuals specified in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6 and 7 of this Article may only make decisions on exit suspension within their tasks and powers and only for cases related to lawsuits and affairs within each individual competence.
11. A person capable of making a decision on exit suspension shall be capable of making decision on extension and cancellation of the decision on exit suspension and legally responsible for his/her decisions.
12. In special cases, Minister of Public Security shall enter into agreements with persons making decisions on exit suspension to allow exit of persons subject to exit suspension.
Article 38. Periods of exit suspension and extension of exit suspension
1. Periods of exit suspension and extension of exit suspension are prescribed as follows:
a) With respect to cases specified in Clause 1 Article 36 of this Law, period of exit suspension shall comply with Code of Criminal Procedure.
b) With respect to cases specified in Clauses 2, 3, 4, 5 and 6 Article 36 of this Law, exit suspension period shall conclude after offenders and persons with obligations have fully complied with judgments or decisions of competent agencies and individuals as specified in this Law;
c) With respect to cases specified in Clause 7 Article 36 of this Law, exit suspension period shall last no more than 1 year and may be extended for no more than 1 year per instance of extension;
d) With respect to cases specified in Clause 8 Article 36 of this Law, exit suspension period shall last no more than 6 months and may be extended for no more than 6 months per instance of extension;
dd) With respect to cases specified in Clause 9 Article 36 of this Law, exit suspension period shall last until national defense and security are no longer influenced according to decisions of Minister of National Defense and Minister of Public Security.
2. If the exit suspension period specified in Clause 1 of this Article expires without being cancelled and extended, the exit suspension will be cancelled automatically.
Article 39. Procedures for exit suspension, extension and cancellation of exit suspension
1. Competent individuals capable of making decisions on exit suspension are responsible for submitting documents using defined templates to immigration authorities of Ministry of Public Security while promptly informing persons subject to exit suspension in written form using defined templates, except for cases specified in Clause 9 Article 36 of this Law.
2. During exit suspension period, if cancellation of the exit suspension is well-grounded, competent individuals specified in Article 37 of this Law shall submit documents annulling decisions on exit suspension using defined templates to immigration authorities of Ministry of Public Security while promptly inform persons subject to exit suspension in written form using defined templates.
3. Before exit suspension period expires, should extension thereof be necessary, competent individuals specified in Article 37 of this Law shall submit documents using defined templates to immigration authorities of Ministry of Public Security while promptly inform persons subject to extended exit suspension period in written form using defined templates.
4. Competent individuals specified in Article 37 of this Law are responsible for organizing and examining cases of exit suspension within their competence on a regular basis to make decisions on extension or cancellation of exit suspension as specified in Clauses 2 and 3 of this Article.
5. Immigration authorities of Ministry of Public Security are responsible for implementing exit suspension, extension and cancellation of exit suspension promptly after receiving decisions thereon of competent individuals specified in Article 37 of this Law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực