Khách sạn không thông báo lưu trú cho khách bị phạt bao nhiêu tiền năm 2025?
Khách sạn không thông báo lưu trú cho khách bị phạt bao nhiêu tiền năm 2025?

1. Khách sạn không thông báo lưu trú cho khách bị phạt bao nhiêu tiền năm 2025?

Căn cứ vào quy định tại khoản 2 Điều 4Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì khách sạn không thông báo lưu trú cho khách sẽ bị phạt tiền với các mức như sau:

  • Không thực hiện thông báo việc lưu trú từ 01 đến 03 người lưu trú: phạt từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng;
  • Không thực hiện thông báo việc lưu trú từ 04 đến 08 người lưu trú: phạt từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng;
  • Không thực hiện thông báo việc lưu trú từ 09 người lưu trú trở lên: phạt từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.

2. Khách sạn thông báo lưu trú dưới các hình thức nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 55/2021/TT-BCA được sửa đổi bởi Khoản 13 Điều 1 Thông tư 66/2023/TT-BCA thì khách sạn thông báo lưu trú theo một trong các hình thức sau đây:

  • Trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú hoặc địa điểm tiếp nhận thông báo lưu trú do cơ quan đăng ký cư trú quy định;
  • Thông qua số điện thoại hoặc hộp thư điện tử do cơ quan đăng ký cư trú thông báo hoặc niêm yết;
  • Thông qua cổng dịch vụ công, ứng dụng VNeID hoặc dịch vụ công trực tuyến khác;
  • Thông qua ứng dụng trên thiết bị điện tử.

3. Người không có nơi thường trú, nơi tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm như thế nào năm 2025?

Căn cứ theo Điều 19 Luật Cư trú 2020 quy định thì người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại. Và cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm hướng dẫn việc khai báo thông tin về cư trú theo các trường thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.

  • Trường hợp người này chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận thông tin khai báo, cơ quan đăng ký cư trú tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin; trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày.
  • Trường hợp người này đã có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận thông tin khai báo, cơ quan đăng ký cư trú tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin.
  • Sau khi kiểm tra, xác minh, cơ quan đăng ký cư trú cập nhật thông tin của công dân về nơi ở hiện tại và các thông tin khác vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đã khai báo về việc đã cập nhật thông tin.

4. Xác định nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú như thế nào?

Căn cứ Điều 19 Luật Cư trú 2020 quy định về nơi cư trú của người không có nơi thường trú thì nơi tạm trú, nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú là nơi ở hiện tại của người đó. Trong trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì xác định nơi cư trú là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống.

Người không có nơi thường trú, nơi tạm trú có trách nhiệm phải khai báo thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại và phải làm thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú khi đã đủ điều kiện. Sau khi kiểm tra, xác minh mà xác định được người đến khai báo là công dân Việt Nam và thông tin mà công dân đã khai báo là chính xác thì cơ quan đăng ký cư trú sẽ cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú cho công dân.

Trong trường hợp công dân có thay đổi thông tin nơi ở hiện tại thì cũng phải khai báo lại với cơ quan đăng ký cư trú để rà soát, điều chỉnh thông tin.

Khách sạn không thông báo lưu trú cho khách bị phạt bao nhiêu tiền năm 2025?
Khách sạn không thông báo lưu trú cho khách bị phạt bao nhiêu tiền năm 2025?

5. Các câu hỏi thường gặp

5.1. Địa chỉ cư trú là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Cư trú 2020 thì có thể hiểu: Nơi cư trú là nơi mà công dân lựa chọn sinh sống và nơi đó thuộc đơn vị hành chính cấp xã, nếu trong trường hợp nơi mà công dân sinh sống không có đơn vị hành chính cấp xã thì nơi sinh sống của công dân sẽ thuộc đơn vị hành chính cấp huyện.

5.2. Đăng ký tạm trú là trách nhiệm của ai?

Đăng ký tạm trú là trách nhiệm của các cá nhân đang sinh sống tại địa phương khác với nơi thường trú của họ.

5.3. Mỗi công dân có thể có mấy nơi thường trú và mấy nơi tạm trú?

Theo quy định tại một thời điểm, mỗi công dân chỉ có một nơi thường trú và có thể có thêm một nơi tạm trú. Đồng thời, thông tin về cư trú phải được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của pháp luật.

5.4. Thế nào là nơi cư trú rõ ràng?

Nơi cư trú rõ ràng là nơi cư trú có địa chỉ được xác định cụ thể.