Gia hạn bảo hiểm y tế ở đâu
Gia hạn bảo hiểm y tế ở đâu

1. Tại sao nên tham gia BHYT?

- Giảm gánh nặng tài chính: Khi ốm đau, bệnh tật, bạn sẽ không phải lo lắng quá nhiều về chi phí khám chữa bệnh.

- Tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng: Bạn có thể khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập và một số cơ sở y tế tư nhân có ký hợp đồng với BHYT.

- Bảo vệ sức khỏe cộng đồng: Việc tham gia BHYT góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

2. Gia hạn bảo hiểm y tế ở đâu?

Người mua BHYT gia hạn bảo hiểm y tế trực tiếp tại những nơi sau:

- Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện, quận, thành phố trực thuộc trung ương.

- Đại lý thu BHXH, BHYT.

Mặt khác, để gian hạn bảo hiểm y tế, người gia hạn cần chuẩn bị các giấy tờ như sau:

- CMND/CCCD

- Mã số BHXH (nếu có).

- Mã thẻ BHYT cũ.

- Sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.

- Tiền đóng BHYT.

Bên cạnh đó, người mua BHYT có thể gia hạn bảo hiểm y tế tại nhà (gia hạn bảo hiểm xã hội online) thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia.

3. Quyền lợi khi tham gia BHYT:

Quyền lợi khi tham gia BHYT
Quyền lợi khi tham gia BHYT

- Được khám chữa bệnh: Bạn được khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế theo quy định của BHYT.

- Được hưởng các dịch vụ y tế: Bạn được hưởng các dịch vụ y tế như chẩn đoán, điều trị, phẫu thuật, thuốc men, vật tư y tế...

- Được hưởng các chế độ khác: Tùy theo từng trường hợp, bạn có thể được hưởng các chế độ khác như: hỗ trợ chi phí đi lại, khám chữa bệnh ở nước ngoài...

4. Đối tượng tham gia BHYT thuộc nhóm người lao động và người sử dụng lao động đóng có những ai?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế như sau:

1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:

a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);

b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

.....

Theo đó, đối tượng tham gia BHYT thuộc nhóm người lao động và người sử dụng lao động đóng bao gồm:

- Người lao động làm việc theo các loại hợp đồng như sau:

+ Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

+ Hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên.

- Người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương.

- Cán bộ, công chức, viên chức

- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

5. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của người lao động là bao nhiêu?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 về mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế cụ thể như:

1. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế được quy định như sau:

a) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;

....

Như vậy, mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của người lao động tối đa bằng 6% tiền lương tháng. Trong đó:

- Người sử dụng lao động đóng 2/3

- Người lao động đóng 1/3.

Tuy nhiên, trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mức đóng BHYT hàng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản và trong thời gian nghỉ thai sản việc đóng BHYT hằng tháng sẽ do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng.

Xem thêm các bài viết có liên quan:

Người lao động có đóng bù bảo hiểm xã hội tự nguyện được không?

5 điều cần biết về bảo hiểm xã hội bắt buộc

Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa từ ngày 01/07/2024