- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Kết hôn (87)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Ly hôn (80)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Thừa kế (42)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Bằng lái xe (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Hàng hóa (17)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Nộp thuế (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Giáo dục (16)
- Vốn (16)
Đi khám nghĩa vụ quân sự 2025 ở đâu? Hồ sơ khám nghĩa vụ quân sự mới nhất 2025
1. Đi khám nghĩa vụ quân sự 2025 ở đâu?
- Khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự (khám nghĩa vụ quân sự vòng 1)
Khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự thực hiện ở trạm y tế xã.
Theo Khoản 1 Điều 7 Thông tư 105/2023/TT-BQP:
“1. Trạm y tế cấp xã thực hiện sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm y tế cấp huyện hoặc Bệnh viện đa khoa cấp huyện; giám sát của Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện”.
- Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự (khám nghĩa vụ quân sự vòng 2)
Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự được thực hiện ở Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cấp huyện, thường là ở Trung tâm Y tế huyện hoặc Bệnh viện huyện tùy theo từng địa phương.
Theo Khoản 1 Điều 8 Thông tư 105/2023/TT-BQP:
“Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cấp huyện thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015…”
2. Đi khám nghĩa vụ quân sự cần mang theo các loại giấy tờ gì?
Trước đây, căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, quy định như sau, công dân đi khám nghĩa vụ quân sự cần xuất trình các giấy tờ như sau:
“Yêu cầu đối với công dân khi đi kiểm tra, sơ tuyển, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
1. Phải xuất trình
a) Lệnh gọi khám sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện;
b) Giấy chứng minh nhân dân;
c) Các giấy tờ liên quan đến sức khỏe cá nhân (nếu có) để giao cho Hội đồng khám sức khỏe hoặc Tổ kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
2. Không uống rượu, bia hoặc dùng chất kích thích.
3. Chấp hành nội quy khu vực khám sức khỏe, kiểm tra sức khỏe.
4. Cấm các hành vi lợi dụng việc khám sức khỏe để trốn, tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự”.
Hiện nay, Thông tư 105/2023/TT-BQP thay thế cho Thông tư trên không có quy định về hồ sơ khám nghĩa vụ quân sự. Công dân khi đi khám nghĩa vụ quân sự cần chú ý về thông báo hồ sơ của địa phương mình hoặc mang theo một số loại giấy tờ cơ bản sau:
- Lệnh gọi khám sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện;
- Giấy chứng minh nhân dân; căn cước công dân;
- Các giấy tờ liên quan đến sức khỏe cá nhân (nếu có) để giao cho Hội đồng khám sức khỏe hoặc Tổ kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
3. Khám nghĩa vụ quân sự 2025 phải khám những gì?
Theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 7 và Điều 8 Thông tư 105/2023/TT-BQP thì khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ gồm 02 vòng là khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự và khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, cụ thể như sau:
- Vòng khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự:
- Trạm y tế cấp xã thực hiện sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm y tế cấp huyện hoặc Bệnh viện đa khoa cấp huyện; giám sát của Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.
- Nội dung sơ tuyển sức khỏe:
- Khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình;
- Phát hiện những trường hợp không đủ sức khỏe về thể lực, dị tật, dị dạng quy định tại Mục I, Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP; những bệnh thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự quy định tại Mục III Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP.
- Vòng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự:
- Việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự được thực hiện tại Trung tâm Y tế cấp huyện hoặc bệnh viện đa khoa cấp huyện.
- Nội dung khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự bao gồm:
- Khám về thể lực; lâm sàng theo các chuyên khoa: Mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, nội khoa, thần kinh, tâm thần, ngoại khoa, da liễu, sản phụ khoa (đối với nữ);
- Khám cận lâm sàng: Công thức máu; nhóm máu (ABO); chức năng gan (AST, ALT); chức năng thận (Ure, Creatinine); đường máu; virus viêm gan B (HBsAg); virus viêm gan C (Anti-HCV); HIV; nước tiểu toàn bộ. (10 thông số); siêu âm ổ bụng tổng quát; điện tim; X-quang tim phổi thẳng; xét nghiệm nước tiểu phát hiện ma túy. Chủ tịch Hội đồng chỉ định thêm các xét nghiệm khác theo yêu cầu chuyên môn để kết luận sức khỏe được chính xác.
4. Thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2025
Theo Khoản 4 Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, thời gian khám sức khỏe diễn ra từ ngày 1/11 đến hết ngày 31/12 hằng năm. Như vậy, đối với nghĩa vụ quân sự năm 2025 thì sẽ khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự từ ngày 01/11/2024 đến hết ngày 31/12/2024.
Bên cạnh đó, trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì thời gian khám sức khỏe gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
5. Các câu hỏi thường gặp
5.1. Đăng ký nghĩa vụ quân sự ở đâu?
Ban Chỉ huy quân sự cấp xã thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân cư trú tại địa phương; Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân làm việc, học tập tại cơ quan, tổ chức và tổng hợp báo cáo Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
5.2. Những ai phải đi nghĩa vụ quân sự?
Tất cả các công dân nam trong độ tuổi từ 18 đến 25 (18 đến 27 tuổi với công dân theo học tại các trường Cao đẳng, Đại học) đều phải thi hành nghĩa vụ quân sự bắt buộc trong quân ngũ.
5.3. Cận bảo nhiêu độ không đi nghĩa vụ 2025?
Nếu bạn bị cận thị từ 1.5 độ thì không phải tham gia nghĩa vụ quân sự, vì tình trạng cận thị ảnh hưởng nhiều đến khả năng thực hiện nhiệm vụ.
5.4. Xin giấy hoãn nghĩa vụ quân sự ở đâu?
Công dân có thể xin Giấy hoãn nghĩa vụ quân sự tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nộp hồ sơ nghĩa vụ quân sự.
5.5. Tại sao đi lính không được dùng điện thoại?
Trong thời gian quân ngũ, huấn luyện, để đảm bảo tính bí mật quân sự thì binh sĩ sẽ không được sử dụng điện thoại.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Năm 2025 khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự là khám những gì?
- Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2025: quy trình, thời gian và những quy định quan trọng mới nhất
- Có vết mổ có phải đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 không?
- 22 bệnh được miễn nghĩa vụ quân sự mới nhất 2025
- Xuất ngũ nghĩa vụ quân sự năm 2025 được bao nhiêu tiền?
- Năm 2025 độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự trong trường hợp tạm hoãn do học đại học là bao nhiêu?
- Trường hợp nào được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự trong thời bình?
- Nghĩa vụ quân sự ở Việt Nam có bắt buộc? Trốn nghĩa vụ quân sự bị gì?
- Đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 bao lâu? Đi nghĩa vụ quân sự làm những gì?