Đậu sát hạch bằng lái xe B2 thì bao lâu nhận được bằng lái xe?

Bằng lái xe B2 là một trong những loại bằng lái xe ô tô phổ biến được nhiều người lựa chọn do vừa có thể lái các loại xe ô tô thông dụng, vừa có thể hành nghề lái xe. Vậy trường hợp đã đậu sát hạch bằng lái xe B2 thì sau bao lâu sẽ nhận được bằng lái xe? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chính xác về vấn đề này!

1. Thời gian cấp bằng lái xe là bao nhiêu lâu?

Căn cứ theo quy định Điều 35 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, được bổ sung bởi khoản 5 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT, điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư 05/2023/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

“Cấp mới giấy phép lái xe

1. Người đạt kết quả kỳ sát hạch được cấp giấy phép lái xe đúng hạng đã trúng tuyển; đối với trường hợp nâng hạng hoặc cấp lại do quá thời hạn sử dụng quy định tại khoản 1 Điều 36 của Thông tư này phải xuất trình bản chính giấy phép lái xe khi đến nhận giấy phép lái xe.

2. Căn cứ quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép lái xe cho người trúng tuyển.

Ngày trúng tuyển ghi tại mặt sau giấy phép lái xe là ngày ký quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch.

3. Thời gian cấp giấy phép lái xe chậm nhất không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch.

4. Cá nhân đạt kết quả sát hạch có nhu cầu nhận giấy phép lái xe tại nhà, trong vòng 03 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch, thực hiện đăng ký qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải”.

Theo quy định trên, căn cứ quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép lái xe cho người trúng tuyển.

Thời gian cấp giấy phép lái xe chậm nhất không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch.

Cá nhân đạt kết quả sát hạch có nhu cầu nhận giấy phép lái xe tại nhà, trong vòng 03 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch, thực hiện đăng ký qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.

Như vậy, thời gian cấp giấy phép lái xe không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch.

2. Bằng lái xe hết hạn quá 2 tháng thì có phải thi lại hay không?

Căn cứ theo quy định khoản 1 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành:

“Điều 36. Cấp lại giấy phép lái xe

1. Người có giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng

a) Từ 03 tháng đến dưới 01 năm, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe;

b) Từ 01 năm trở lên, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.

Hồ sơ dự sát hạch lại thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 19 của Thông tư này.

2. Người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại giấy phép lái xe.

Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có);

c) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp cấp lại giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3;

d) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định, cư ở nước ngoài).

Khi đến thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lái xe tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, người lái xe gửi 01 bộ hồ sơ, chụp ảnh trực tiếp và xuất trình, bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu. Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại giấy phép lái xe."

Cho nên, căn cứ theo quy định trên thì giấy phép lái xe B2 hết hạn quá 2 tháng thì sẽ được cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp lại giấy phép lái xe. Còn nếu như quá hạn từ 3 tháng trở lên thì có thể sẽ phải thi sát hạch lý thuyết hoặc thực hành thì mới được cấp lại giấy phép lái xe.

3. Bằng lái xe B2 có thời gian sử dụng bao lâu?

Căn cứ theo quy định Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

“Thời hạn của giấy phép lái xe

1. Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.

2. Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

3. Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

4. Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.

5. Thời hạn của giấy phép lái xe được ghi trên giấy phép lái xe”.

Cho nên, căn cứ theo quy định trên bạn có thể thấy Giấy phép lái xe của bạn hạng B2 sẽ có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

4. Thời gian học lái xe B2 bao lâu?

Theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe hạng B2 phải trải qua quá trình đào tạo tập trung tại cơ sở được phép đào tạo lái xe và phải được kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo.

Thời gian đào tạo tại các trung tâm đào tạo lái xe hạng B2 được quy định 588 giờ, bao gồm 168 giờ lý thuyết và 420 giờ thực hành lái xe (căn cứ điểm b khoản 1 Điều 13 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT).

Chi tiết khối lượng chương trình và sự phân bổ thời gian đào tạo lái xe hạng B2 được quy định cụ thể tại khoản 7 Điều 1 Thông tư 04/2022/TT-BGTVT như sau:

- Chương trình và phân bổ thời gian đào tạo:

SỐ TT

NỘI DUNG

Thời gian (giờ)

1

Pháp luật giao thông đường bộ

90

2

Cấu tạo và sửa chữa thông thường

18

3

Nghiệp vụ vận tải

16

4

Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông.

20

5

Kỹ thuật lái xe

20

6

Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông

4

7

Tổng số giờ học thực hành lái xe/01 xe tập lái và trên ca bin học lái xe ô tô

420

Trong đó

Tổng số giờ học thực hành lái xe/01 xe tập lái

405

Tổng số giờ học thực hành trên ca bin học lái xe ô tô (theo số học viên được quy định trên 01 xe tập lái)

15

8

Tổng số giờ học thực hành lái xe của 01 học viên trên xe tập lái và trên ca bin học lái xe ô tô

84

a)

Số giờ thực hành lái xe/01 học viên

81

Trong đó

Số giờ thực hành lái xe trên sân tập lái/01 học viên

41

Số giờ thực hành lái xe trên đường giao thông/01 học viên

40

b)

Số giờ thực hành trên ca bin học lái xe ô tô/01 học viên

3

9

Số giờ học/01 học viên/khoá đào tạo

252

10

Tổng số giờ một khoá đào tạo

588

- Tổng thời gian khóa đào tạo:

SỐ TT

NỘI DUNG

Tổng thời gian khóa đào tạo

(ngày)

1

Ôn và kiểm tra kết thúc khoá học

4

2

Số ngày thực học

73,5

3

Số ngày nghỉ lễ, khai giảng, bế giảng

15

4

Cộng số ngày/khoá đào tạo

92,5

- Số km học thực hành lái xe:

SỐ TT

NỘI DUNG

Số Km

1

Số km thực hành lái xe trên sân tập lái/01 học viên

290

2

Số km thực hành lái xe trên đường giao thông/01 học viên

810

Tổng số km thực hành lái xe/01 học viên

1100

Tất cả các môn học sẽ được kiểm tra trong quá trình học. Mỗi học viên đều được kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo khi kết thúc khóa học gồm các môn:

- Pháp luật giao thông đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết.

- Thực hành lái xe: Bài thi liên hoàn, bài tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường.

5. Học phí học lái xe hạng B2 bao nhiêu tiền?

Căn cứ khoản 4 Điều 2 Thông tư 72/2011/TTLT-BTC-BGTVT, các cơ sở đào tạo lái xe được phép tự xây dựng và quyết định mức thu học phí cụ thể đối với từng hạng giấy phép lái xe dựa trên các quy định về cơ sở vật chất đào tạo lái xe, chương trình đào tạo, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên và định mức về tiêu hao nhiên liệu, chế độ chi tiêu tài chính.

Các trung tâm đào tạo lái xe phải báo cáo cơ quản chủ quản (Bộ Giao thông vận tải hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) để theo dõi và chịu trách nhiệm về mức thu và quản lý học phí của đơn vị.

Do đó, mức thu học phí học bằng B2 giữa các trung tâm đào tạo lái xe có thể sẽ không giống nhau. Hiện nay mức phí học lái xe hạng B2 cơ bản bao gồm học lý thuyế và học thực hành trên thị trường đang dao động từ 08 - 10 triệu đồng, tùy trung tâm.

Mức thu học phí lái xe tại mỗi trung tâm đều phải được công khai cho học viên biết trước khi ký hợp đồng đào tạo.

Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 72/2011/TTLT-BTC-BGTVT, với hình thức đào tạo để cấp bằng lái xe hạng B2, học viên phải nộp 50% học phí ngay khi vào học, 50% còn lại nộp tiếp trong thời gian học theo quy định của trung tâm đào tạo lái xe. Các cơ sở đào tạo, người trực tiếp đào tạo lái xe không được thu thêm các khoản khác ngoài khoản thu học phí đào tạo lái xe.