- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (214)
- Tiền lương (199)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Mức lương theo nghề nghiệp (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (75)
- Phương tiện giao thông (69)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Biển báo giao thông (55)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Mẫu đơn (43)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thi bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Mức đóng BHXH (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- Giáo dục (29)
- VNeID (29)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Lương cơ bản (27)
Công trình xây dựng được phân loại thành những hạng mục nào?
1. Việc xác định cấp công trình được dựa trên nguyên tắc nào?
Khi xác định và phân loại hạng mục công trình, việc xác định cấp công trình phải được thực hiện dựa trên những nguyên tắc mà pháp luật đã quy định. Cụ thể, theo quy định tại Điều 2 Thông tư số: 06/2021/TT-BXD, nguyên tắc xác định cấp công trình được quy định như sau:
1. Cấp công trình quy định tại Thông tư này được xác định theo các tiêu chí sau:
a) Mức độ quan trọng, quy mô công suất: Áp dụng cho từng công trình độc lập hoặc một tổ hợp các công trình hoặc một dây chuyền công nghệ gồm nhiều hạng mục thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình theo các loại công trình quy định tại Phụ lục I Thông tư này;
b) Quy mô kết cấu: Áp dụng cho từng công trình độc lập thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình theo các loại kết cấu quy định tại Phụ lục II Thông tư này.
2. Cấp công trình của một công trình độc lập là cấp cao nhất được xác định theo Phụ lục I và Phụ lục II Thông tư này. Trường hợp công trình độc lập không quy định trong Phụ lục I Thông tư này thì cấp công trình được xác định theo quy định tại Phụ lục II Thông tư này và ngược lại.
3. Cấp công trình của một tổ hợp các công trình hoặc một dây chuyền công nghệ gồm nhiều hạng mục được xác định như sau:
a) Trường hợp tổ hợp các công trình hoặc dây chuyền công nghệ gồm nhiều hạng mục có quy định trong Phụ lục I Thông tư này thì cấp công trình được xác định theo Phụ lục I Thông tư này;
b) Trường hợp tổ hợp các công trình hoặc dây chuyền công nghệ gồm nhiều hạng mục không quy định trong Phụ lục I Thông tư này thì cấp công trình được xác định theo cấp của công trình chính (thuộc tổ hợp các công trình hoặc dây chuyền công nghệ) có cấp cao nhất. Cấp của công trình chính xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Cấp công trình của công trình hiện hữu được sửa chữa, cải tạo, nâng cấp xác định như sau:
a) Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp làm thay đổi các tiêu chí xác định cấp công trình quy định tại khoản 1 Điều này thì cấp công trình của công trình sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp được xác định theo quy định tại Điều này;
b) Trường hợp khác với quy định tại điểm a khoản này thì cấp công trình của công trình trước và sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp không thay đổi.
2. Công trình xây dựng được phân loại thành những hạng mục như thế nào?
Dựa trên những nguyên tắc mà pháp luật quy định, các công trình xây dựng sẽ được phân loại thành những hạng mục khác nhau mà pháp luật quy định. Cụ thể, theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, công trình xây dựng được phân loại thành những hạng mục như sau:
1. Căn cứ tính chất kết cấu và công năng sử dụng, công trình xây dựng được phân loại như sau:
a) Theo tính chất kết cấu, công trình được phân thành các loại gồm: nhà kết cấu dạng nhà; cầu, đường, hầm, cảng; trụ, tháp, bể chứa, silô, tường chắn, đê, đập, kè; kết cấu dạng đường ống; các kết cấu khác;
b) Theo công năng sử dụng, công trình được phân thành các loại gồm: công trình sử dụng cho mục đích dân dụng; công trình sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp; công trình cung cấp các cơ sở, tiện ích hạ tầng kỹ thuật; công trình phục vụ giao thông vận tải; công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn; công trình sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh và được quy định chi tiết tại Phụ lục I Nghị định này.
Công năng sử dụng của công trình có thể được tạo ra bởi một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình hoặc một dây chuyền công nghệ gồm nhiều hạng mục công trình có mối quan hệ tương hỗ với nhau tạo nên công năng chung. Dự án đầu tư xây dựng có thể có một, một số công trình độc lập hoặc tổ hợp công trình chính hoặc dây chuyền công nghệ chính. Công trình nằm trong một tổ hợp công trình hoặc một dây chuyền công nghệ là hạng mục công trình trong tổ hợp công trình hoặc dây chuyền công nghệ.
2. Cấp công trình xây dựng được xác định cho từng loại công trình theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014 (sau đây gọi là Luật số 50/2014/QH13) được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020 (sau đây gọi là Luật số 62/2020/QH14) được sử dụng trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng theo quy định về cấp công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về việc sử dụng cấp công trình quy định tại khoản 2 Điều này trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng công trình sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh.
3. Việc phân loại hạng mục công trình xây dựng sẽ có tác dụng gì?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư số: 06/2021/TT-BXD, việc phân loại cấp công trình sẽ được áp dụng vào việc quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng, cụ thể như sau:
1. Cấp công trình quy định tại Thông tư này được áp dụng làm cơ sở để quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng sau:
a) Xác định thẩm quyền khi thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi; thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao hoặc dự án đầu tư xây dựng có nguy cơ tác động xấu đến môi trường có sử dụng công nghệ theo Luật Chuyển giao công nghệ; thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở; kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình;
b) Phân hạng năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân để cấp chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng;
c) Xác định công trình được miễn giấy phép xây dựng;
d) Xác định công trình phải thi tuyển phương án kiến trúc theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Kiến trúc;
đ) Xác định công trình có yêu cầu phải lập chỉ dẫn kỹ thuật riêng;
e) Xác định công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng;
g) Xác định công trình có yêu cầu bắt buộc bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
h) Xác định công trình phải thực hiện đánh giá định kỳ về an toàn của công trình xây dựng trong quá trình sử dụng;
i) Phân cấp sự cố công trình xây dựng và thẩm quyền giải quyết sự cố công trình xây dựng;
k) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
l) Xác định thời hạn và mức tiền bảo hành công trình;
m) Xác định công trình phải lập quy trình bảo trì;
n) Các nội dung khác theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình.
2. Áp dụng cấp công trình để quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng được quy định tại điểm a khoản 1 Điều này như sau:
a) Trường hợp dự án đầu tư xây dựng chỉ có một công trình chính độc lập: Áp dụng cấp công trình xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này;
b) Trường hợp dự án đầu tư xây dựng gồm nhiều công trình chính độc lập hoặc được xây dựng theo tuyến (gồm nhiều công trình bố trí liên tiếp nhau thành tuyến): Áp dụng cấp của công trình chính có cấp cao nhất xác định được theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này;
c) Trường hợp dự án đầu tư xây dựng có tổ hợp các công trình chính hoặc dây chuyền công nghệ chính gồm nhiều hạng mục: Áp dụng cấp công trình xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư này;
d) Trường hợp dự án đầu tư xây dựng có nhiều tổ hợp các công trình chính, nhiều dây chuyền công nghệ chính hoặc hỗn hợp: Áp dụng cấp của tổ hợp các công trình chính hoặc dây chuyền công nghệ chính có cấp cao nhất xác định được theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư này.
3. Nguyên tắc áp dụng cấp công trình để quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng được quy định từ điểm b đến điểm n khoản 1 Điều này như sau:
a) Trường hợp phạm vi thực hiện cho một công trình độc lập thì áp dụng cấp công trình xác định theo khoản 2 Điều 2 Thông tư này đối với công trình đó;
b) Trường hợp phạm vi thực hiện cho một số công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình thì áp dụng cấp công trình xác định theo khoản 2 Điều 2 Thông tư này đối với từng công trình được xét;
c) Trường hợp phạm vi thực hiện cho toàn bộ một tổ hợp các công trình hoặc toàn bộ một dây chuyền công nghệ gồm nhiều hạng mục thì áp dụng cấp công trình xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư này. Trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình theo tuyến thì thực hiện theo quy định tại điểm d khoản này;
d) Trường hợp phạm vi thực hiện cho một công trình, một số công trình hoặc toàn bộ các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình theo tuyến thì áp dụng cấp công trình xác định theo khoản 2 Điều 2 Thông tư này đối với từng công trình thuộc tuyến.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Bảng phân cấp công trình xây dựng theo quy mô kết cấu mới nhất 2024