- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (214)
- Tiền lương (199)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Mức lương theo nghề nghiệp (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (75)
- Phương tiện giao thông (69)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Biển báo giao thông (55)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Mẫu đơn (43)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thi bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Mức đóng BHXH (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- Giáo dục (29)
- VNeID (29)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Lương cơ bản (27)
Khái quát về định mức dự toán xây dựng công trình
1. Định mức dự toán xây dựng công trình là gì?
Định mức dự toán xây dựng công trình qui định mức hao phí về vật liệu, lao động và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc công tác xây dựng theo đúng yêu cầu kỹ thuật (kể cả những hao phí cần thiết do yêu cầu kỹ thuật và tổ chức sản xuất nhằm đảm bảo thi công xây dựng liên tục, đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật).
Định mức dự toán xây dựng công trình được lập trên cơ sở các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; quy định về quản lý kỹ thuật, thi công, nghiệm thu; mức độ trang bị máy thi công; biện pháp thi công phổ biến và tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xây dựng.
2. Nội dung định mức dự toán xây dựng công trình
Định mức dự toán xây dựng công trình bao gồm: mã hiệu, tên công tác, đơn vị tính, thành phần công việc, qui định áp dụng (nếu có) và bảng các hao phí định mức; trong đó:
- Thành phần công việc qui định nội dung các bước công việc từ khi chuẩn bị đến khi hoàn thành công tác hoặc kết cấu xây dựng theo điều kiện kỹ thuật, điều kiện thi công và biện pháp thi công cụ thể.
- Bảng các hao phí định mức gồm:
+ Mức hao phí vật liệu: Là số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời lẻ, vật liệu luân chuyển (không kể vật liệu cần dùng cho máy thi công và những vật liệu tính trong chi phí chung) cần thiết cho việc hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng.
Mức hao phí vật liệu trong định mức đã bao gồm hao hụt vật liệu ở khâu thi công; riêng đối với các loại cát xây dựng còn bao gồm hao hụt do độ dôi của cát. Mức hao phí vật liệu chính được tính bằng số lượng phù hợp với đơn vị tính của vật liệu. Mức hao phí vật liệu phụ được tính bằng tỉ lệ % trên chi phí vật liệu chính.
+ Mức hao phí lao động: Là số ngày công lao động của công nhân trực tiếp và công nhân phục vụ cần thiết để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc công tác xây dựng. Mức hao phí lao động được tính bằng số ngày công theo cấp bậc công nhân. Cấp bậc công nhân là cấp bậc bình quân của các công nhân trực tiếp và công nhân phục vụ tham gia thực hiện một đơn vị khối lượng công tác xây dựng.
+ Mức hao phí máy thi công: Là số ca sử dụng máy thi công trực tiếp thi công, máy phục vụ cần thiết (nếu có) để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng. Mức hao phí máy thi công trực tiếp thi công được tính bằng số lượng ca máy sử dụng. Mức hao phí máy phục vụ được tính bằng tỷ lệ % trên chi phí máy thi công trực tiếp thi công.
3. Tập định mức dự toán xây dựng công trình
Tập định mức dự toán xây dựng công trình bao gồm 13 chương được mã hóa thống nhất theo nhóm, loại công tác hoặc kết cấu xây dựng; cụ thể như sau:
- Chương I: Công tác chuẩn bị mặt bằng xây dựng
- Chương II: Công tác thi công đất, đá, cát
- Chương III: Công tác thi công cọc
- Chương IV: Công tác thi công đường
- Chương V: Công tác xây gạch, đá
- Chương VI: Công tác thi công kết cấu bê tông
- Chương VII: Công tác bê tông đúc sẵn
- Chương VIII: Công tác gia công, lắp dựng cấu kiện gỗ
- Chương IX: Công tác gia công, lắp dựng cấu kiện sắt thép
- Chương X: Công tác hoàn thiện
- Chương XI: Các công tác khác
- Chương XII: Công tác bốc xếp, vận chuyển các loại vật liệu và cấu kiện xây dựng
- Chương XIII: Công tác xây dựng sử dụng tro xỉ nhiệt điện
4. Các vấn đề thường gặp khi thực hiện định mức dự toán xây dựng công trình
Thiếu dữ liệu chính xác: Một trong những thách thức lớn nhất là việc thiếu thông tin đầy đủ và chính xác về khối lượng công việc, nguyên vật liệu và chi phí thực tế. Điều này có thể dẫn đến việc lập dự toán không đúng và khó khăn trong việc điều chỉnh khi có thay đổi.
Biến động giá nguyên liệu: Giá nguyên vật liệu và nhân công thường xuyên thay đổi, gây khó khăn trong việc duy trì tính chính xác của định mức dự toán. Các nhà thầu có thể gặp khó khăn trong việc dự đoán chi phí thực tế so với dự toán ban đầu.
Không đồng nhất trong quy định: Các quy định và tiêu chuẩn định mức dự toán có thể khác nhau giữa các địa phương hoặc dự án, dẫn đến sự khó khăn trong việc áp dụng và so sánh.
Thiếu kinh nghiệm: Những người lập dự toán thiếu kinh nghiệm có thể không nhận thức đầy đủ về các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí, dẫn đến những sai sót trong việc tính toán.
Khó khăn trong việc điều chỉnh: Khi có thay đổi trong thiết kế hoặc yêu cầu của dự án, việc điều chỉnh định mức dự toán có thể gặp khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ và chi phí thực hiện.
Áp lực thời gian: Thời gian lập dự toán có thể bị rút ngắn do yêu cầu gấp gáp từ các bên liên quan, dẫn đến việc không thể thu thập và phân tích dữ liệu một cách kỹ lưỡng.
Xung đột lợi ích: Trong một số trường hợp, các bên liên quan có thể có lợi ích khác nhau, gây ra xung đột và làm khó khăn trong việc thống nhất định mức dự toán.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Công trình xây dựng được phân loại thành những hạng mục nào?
Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật là gì?