Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật là gì?

1. Công trình hạ tầng kỹ thuật là gì?

Công trình hạ tầng kỹ thuật là tập hợp các cơ sở, cơ sở hạ tầng và cấu trúc kỹ thuật được xây dựng để hỗ trợ và phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt và các hoạt động công cộng. Các công trình hạ tầng kỹ thuật chủ yếu được xây dựng để cung cấp các dịch vụ cơ bản như điện, nước, viễn thông, giao thông vận tải và xử lý chất thải.

Căn cứ vào Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP thì công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm những công trình sau đây:

- Công trình cấp nước: Nhà máy nước, công trình xử lý nước sạch (kể cả xử lý bùn cặn); trạm bơm (nước thô, nước sạch hoặc tăng áp); các loại bể (tháp) chứa nước sạch; tuyến ống cấp nước (nước thô hoặc nước sạch).

- Công trình thoát nước: Hồ điều hòa; trạm bơm nước mưa; công trình xử lý nước thải; trạm bơm nước thải; công trình xử lý bùn; các loại bể chứa nước mưa, nước thải; tuyến cống thoát nước mưa, cống chung; tuyến cống thoát nước thải.

- Công trình xử lý chất thải rắn: Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình hoặc một dây chuyền công nghệ trong các cơ sở xử lý chất thải rắn thông thường bao gồm: Trạm trung chuyển; bãi chôn lấp rác; khu liên hợp xử lý/khu xử lý; cơ sở xử lý chất thải rắn.

- Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình trong các cơ sở sau:

+ Công trình chiếu sáng công cộng (hệ thống chiếu sáng công cộng, cột đèn);

+ Công viên cây xanh;

+ Nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng;

+ Nhà để xe ô tô (ngầm và nổi); sân bãi để xe ô tô, xe máy móc, thiết bị.

- Công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động: Một công trình độc lập, một tổ hợp các công trình hoặc một dây chuyền công nghệ trong các cơ sở sau: Nhà, trạm viễn thông, cột ăng ten, cột treo cáp, đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông.

- Cống, bể, hào, hầm, tuy nen kỹ thuật và kết cấu khác sử dụng cho cơ sở, tiện ích hạ tầng kỹ thuật.

Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật là gì?

2. Việc sửa chữa cà kiểm định công trình hạ tầng kỹ thuật như thế nào?

Căn cứ vào Điều 33 Nghị định 06/2021/NĐ-CP thì việc sửa chữa công trình có thể được thực hiện theo hai hình thức:

- Sửa chữa định kỳ: Bao gồm sửa chữa hư hỏng hoặc thay thế bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình bị hư hỏng theo lịch trình định kỳ theo quy định của quy trình bảo trì.

- Sửa chữa đột xuất: Được thực hiện khi bộ phận công trình hoặc công trình bị hư hỏng do chịu tác động đột xuất như gió, bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy hoặc các tác động đột xuất khác. Ngoài ra, sửa chữa đột xuất cũng được thực hiện khi bộ phận công trình, công trình có biểu hiện xuống cấp ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, vận hành, khai thác của công trình.

Việc kiểm định chất lượng công trình phục vụ công tác bảo trì cũng được thực hiện trong các trường hợp sau:

- Kiểm định định kỳ theo quy trình bảo trì công trình đã được phê duyệt.

- Khi phát hiện công trình hoặc bộ phận công trình có hư hỏng hoặc dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng.

- Khi có yêu cầu đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình để lập quy trình bảo trì đối với các công trình đã đưa vào sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì.

- Khi cần có cơ sở để quyết định việc kéo dài thời hạn sử dụng của công trình hoặc để cải tạo, nâng cấp công trình.

- Khi có yêu cầu từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật rất quan trọng trong quá trình vận hành và phát triển đất nước. Theo đó, nhà nước đặc biệt quan tâm đến cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển vững mạnh của hệ thống công trình hạ tầng, hỗ trợ sự phát triển toàn diện của đất nước.

Trên đây là những nội dung liên quan đến hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật là gì? để bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Vấn đề hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đang rất được các cơ quan, ban ngành chuyên môn quan tâm và giám sát, phát triển để tránh những hư hại ảnh hưởng đến quá trình vận hành trên thực tế. Sự phát triển của đất nước phụ thuộc rất nhiều yếu tố và trong đó có một phần không nhỏ của hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật.

Xem thêm các bài viết có liên quan:

Bảng phân cấp công trình xây dựng theo quy mô kết cấu mới nhất 2024

Yêu cầu bảo hành công trình là gì? Cách xác nhận hoàn thành việc bảo hành công trình