- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (80)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Thừa kế (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Bằng lái xe (36)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Xây dựng (21)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Hàng hóa (17)
- Nộp thuế (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
Cách xem thông tin hưởng bảo hiểm xã hội một lần trên VssID
1. VssID là gì?
Căn cứ vào Công văn 3717/BHXH-CNTT năm 2020 thì VssID là ứng dụng trên nền tảng thiết bị di động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đã được cung cấp trên Google Play cho thiết bị sử dụng hệ điều hành Android và AppStore cho thiết bị sử dụng hệ điều hành IOS của Apple nhằm mục đích thiết lập kênh giao tiếp và tạo điều kiện cho người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tiếp cận thông tin, thực hiện các dịch vụ công một cách tiện lợi, dễ dàng, nhanh chóng nhất, từng bước thực hiện việc thay thế Sổ bảo hiểm xã hội, Thẻ bảo hiểm y tế giấy như hiện nay.
Cũng theo Công văn 1493/BHXH-CSYT năm 2021 thì từ 01/6/2021, người bệnh bảo hiểm y tế đến khám, chữa bệnh được sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID thay thế cho việc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế giấy.
Theo đó, Các cơ sở khám, chữa bệnh sử dụng đầu đọc để quét mã QR-Code hoặc ghi trực tiếp số thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID (trường hợp cơ sở không có đầu đọc). Như vậy, để thuận tiện cho người khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế, quy định cho phép người khám bệnh có quyền sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID để thay thế cho bảo hiểm y tế giấy.
2. Cách xem thông tin hưởng bảo hiểm xã hội một lần trên VssID
Trường hợp người lao động đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì có thể vào ứng dụng VssID để xem thông tin hưởng bảo hiểm xã hội một lần của mình theo các bước sau:
- Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng VssID.
- Bước 2: Chọn “Thông tin hưởng”.
- Bước 3: Ở mục “Một lần” sẽ hiển thị thông tin hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần của người lao động.
Theo đó, ngày nay việc tiếp cận thông tin liên quan đến hưởng bảo hiểm xã hội một lần trở nên dễ dàng hơn do có ứng dụng VssID. Bạn chỉ cần truy cậm vào ứng dụng nhập thông tin của mình thì có thể nhận đầy đủ các thông tin liên quan.
3. Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội; hoặc đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
- Ra nước ngoài để định cư;
- Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
- Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
4. Mức hưởng bảo hiểm xã hội lần năm 2024 được tính như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội được xác định như sau:
- Bảo hiểm xã hội được đóng trước năm 2014: 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội
- Bảo hiểm xã hội được đóng từ năm 2014: 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội
-Trường hợp đóng Bảo hiểm xã hội chưa đủ 1 năm: Tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội.
Trong đó:
- Khi tính mức hưởng Bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng Bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
- Mức hưởng Bảo hiểm xã hội nêu trên được tính cho từng năm đóng Bảo hiểm xã hội.
Xem thêm các bài viết có liên quan:
Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa từ ngày 01/07/2024
Mua bảo hiểm y tế tự nguyện ở đâu? Mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện bao nhiêu?
Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2024 như thế nào?
06 nhóm đối tượng bắt buộc tham gia BHYT năm 2022
Quy định hưởng BHXH 1 lần mới nhất: NLĐ cần biết những điều này
Bảo hiểm xã hội là gì? Đóng bảo hiểm xã hội bao lâu thì được rút bảo hiểm xã hội 1 lần?
Người lao động có đóng bù bảo hiểm xã hội tự nguyện được không?
Làm thế nào để xác định thuốc của bạn có được bảo hiểm y tế chi trả hay không?