- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (212)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (113)
- Mã số thuế (109)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Tiền lương (79)
- Tạm trú (78)
- Bảo hiểm xã hội (76)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (53)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Chung cư (40)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Pháp luật (35)
- Hành chính (31)
- Lương cơ bản (30)
- Nhà ở (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Đăng ký mã số thuế (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Thai sản (29)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Tra cứu mã số thuế (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Hưởng BHTN (20)
- Xử phạt hành chính (19)
- Thương mại (19)
- Hàng hóa (17)
- Nộp thuế (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Kết hôn (16)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
- Đóng thuế TNCN (15)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Văn hóa xã hội (14)
- Đầu tư (14)
- Kinh doanh (14)
- Thường trú (13)
- Phụ cấp (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
- Công ty TNHH (13)
- Ly hôn (13)
- Thủ tục tố tụng (12)
- Y tế (12)
- Quyền sử dụng đất (12)
Báo cáo thỉnh thị là gì? Có phải chỉ có những vụ án, vụ việc được quy định thì mới báo cáo thỉnh thị không?
Báo cáo thỉnh thị là một khái niệm pháp lý được quy định cụ thể trong Quyết định của Viện kiểm sát tối cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ báo cáo thỉnh thị là gì? Và có phải chỉ có những vụ án, vụ việc được quy định thì mới báo cáo thỉnh thị không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề trên.
1. Báo cáo thỉnh thị là gì?
Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 2 Quy định Về công tác hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về pháp luật, nghiệp vụ; báo cáo thỉnh thị, trả lời thỉnh thị trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 599/QĐ-VKSTC năm 2019 thì báo cáo thỉnh thị là việc Viện kiểm sát cấp dưới báo cáo Viện kiểm sát cấp trên để xin ý kiến về việc giải quyết vụ án, vụ việc cụ thể.
2. Nguyên tắc thực hiện báo cáo thỉnh thị
Theo Điều 3 Quy định Về công tác hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về pháp luật, nghiệp vụ; báo cáo thỉnh thị, trả lời thỉnh thị trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 599/QĐ-VKSTC năm 2019 thì nguyên tắc thực hiện báo cáo thỉnh thị trong ngành Kiểm sát nhân dân là:
- Đúng quy định của pháp luật và của ngành Kiểm sát nhân dân; đúng thẩm quyền, lĩnh vực công tác, theo cấp quản lý; bảo đảm nguyên tắc tập trung, thống nhất lãnh đạo trong Ngành.
- Bảo đảm tính cụ thể, rõ ràng, đầy đủ, chính xác, kịp thời, đúng trình tự, thủ tục và bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật và của ngành Kiểm sát nhân dân.
- Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật và của ngành Kiểm sát nhân dân.
3. Có phải chỉ có những vụ án, vụ việc được quy định thì mới báo cáo thỉnh thị không?
Căn cứ theo Điều 11 Quy định Về công tác hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về pháp luật, nghiệp vụ; báo cáo thỉnh thị, trả lời thỉnh thị trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 599/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định như sau:
- Viện kiểm sát cấp dưới phải báo cáo thỉnh thị Viện kiểm sát cấp trên trong phạm vi thẩm quyền hoặc lĩnh vực công tác được phân công quản lý, theo dõi đối với những vụ án, vụ việc sau đây:
+ Trước khi Viện kiểm sát quyết định khởi tố bị can hoặc phê chuẩn quyết định khởi tố bị can; phê chuẩn hoặc ra lệnh bắt bị can để tạm giam; phê chuẩn hoặc ra lệnh tạm giam bị can trong những vụ án do Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng hoặc Ban Thường vụ thành ủy, tỉnh ủy theo dõi, chỉ đạo; bị can là cán bộ lãnh đạo chủ chốt từ cấp huyện trở lên; bị can là người có chức sắc trong các tôn giáo; bị can là người có uy tín cao trong dân tộc ít người; bị can là nhân sỹ, trí thức có các danh hiệu do Nhà nước phong, tặng;
+ Những vụ án, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp có khó khăn, vướng mắc về đường lối giải quyết giữa cấp ủy hoặc các ngành với Viện kiểm sát mà địa phương không thống nhất được quan điểm;
+ Những vụ án, vụ việc do Viện kiểm sát cấp trên phân công cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hiện chức năng theo luật định nhưng khi giải quyết có khó khăn, vướng mắc;
+ Những vụ án, vụ việc có cán bộ trong ngành Kiểm sát nhân dân vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
- Viện kiểm sát cấp dưới báo cáo thỉnh thị Viện kiểm sát cấp trên trong phạm vi thẩm quyền hoặc lĩnh vực công tác được phân công quản lý, theo dõi đối với những vụ án, vụ việc khác ngoài những vụ án, vụ việc quy định tại khoản 1 Điều 11 Quy định Về công tác hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về pháp luật, nghiệp vụ; báo cáo thỉnh thị, trả lời thỉnh thị trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 599/QĐ-VKSTC năm 2019 mà có khó khăn, vướng mắc.
Theo đó, ngoài những vụ án, vụ việc quy định phải báo cáo thỉnh thị thì viện kiểm sát cấp dưới cũng có thể báo cáo thỉnh thị viện kiểm sát cấp trên đối với những vụ án, vụ việc khác mà có khó khăn, vướng mắc trong phạm vi thẩm quyền hoặc lĩnh vực công tác được phân công quản lý, theo dõi.
Bài viết trên là những nội dung cơ bản liên quan đến báo cáo thỉnh thị trong ngành Kiểm sát nhân dân, sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về khái niệm, nguyên tắc thực hiện cũng như những vụ án, vụ việc mà viện kiểm sát cấp dưới có thể báo cáo thỉnh thị viện kiếm sát cấp trên.