- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (80)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Thừa kế (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Bằng lái xe (36)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Xây dựng (21)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Hàng hóa (17)
- Nộp thuế (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
8 quy định mới nhất về thi bằng lái A1 năm 2025
1. Bằng A1 cấp cho xe nào?
Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh đến 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện đến 11 kW.
Cụ thể, theo quy định tại Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, bằng A1 cấp cho các loại xe máy như sau:
a) Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh đến 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện đến 11 kW;
2. Điều kiện, thủ tục thi bằng lái A1 mới nhất 2025
Điều kiện thi bằng lái A1 là đủ 18 tuổi trở lên và đảm bảo sức khỏe lái xe.
Theo Điều 59 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 thì thi bằng lái xe máy cần đạt điều kiện về độ tuổi và sức khỏe, cụ thể:
“Điều 59. Tuổi, sức khỏe của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ
1. Độ tuổi của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng được quy định như sau:
… b) Người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A, B1, B, C1, được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ;
2. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải bảo đảm điều kiện sức khỏe phù hợp với từng loại phương tiện được phép điều khiển. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; việc khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô; xây dựng cơ sở dữ liệu về sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng”.
Thủ tục thi bằng lái được tiến hành như sau:
- Bước 1: Đăng ký thi
Cá nhân có nhu cầu thi bằng lái xe máy phải nộp đủ 01 bộ hồ sơ cho Trung tâm đào tạo và thi sát hạch lái xe. Cá nhân có thể nộp hồ sơ cho trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe thuận tiện gần nhất mà không bắt buộc phải nộp hồ sơ cho trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe nơi cư trú.
- Bước 2: Sau khi nhận đủ hồ sơ của người học lái xe, Trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe sẽ lập danh sách học viên rồi gửi đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải để chuẩn bị tổ chức sát hạch cho người học lái xe.
- Bước 3: Tham gia thi sát hạch lái xe
3. Hồ sơ thi bằng lái xe A1 gồm những gì mới nhất 2025?
Để thi bằng lái xe A1, người thi bằng cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau đây:
- Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư 35/2024/TT-BGTVT;
- Bản sao hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc một trong các giấy tờ sau: thẻ tạm trú, thẻ thường trú, chứng minh thư ngoại giao, chứng minh thư công vụ (đối với người nước ngoài).
Ngoài ra, nếu người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt mà muốn học bằng lái xe máy thì lập 01 bộ hồ sơ chỉ cần giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
Cụ thể, theo Điều 15 Thông tư 35/2024/TT-BGTVT, hồ sơ học lái xe bao gồm những giấy tờ sau:
1. Người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo và chụp ảnh trực tiếp lưu trữ trong cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc một trong các giấy tờ sau: thẻ tạm trú, thẻ thường trú, chứng minh thư ngoại giao, chứng minh thư công vụ (đối với người nước ngoài).
...
3. Người dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt học lái xe mô tô hạng A1 lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm: Giấy khám sức khoẻ của người lái xe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cấp.
4. Thi bằng lái xe A1 bao nhiêu tiền mới nhất 2025?
Căn cứ quy định tại Thông tư 37/2023/TT-BTC mới nhất, mức phí thi bằng lái xe máy được quy định như sau:
Thông tư 37/2023/TT-BTC |
Thông tư 188/2016/TT-BTC (áp dụng trước đây) |
|
Phí thi lý thuyết |
60.000 đồng/lần |
40.000 đồng/lần |
Phí thi thực hành |
70.000 đồng/lần |
50.000 đồng/lần |
Có thể thấy, mức phí thi bằng lái xe máy (bằng A1) đã tăng 20.000 đồng/phần thi so với trước đây.
Ngoài ra, khi thi bằng xe máy A1, thí sinh có thể phải trả một số khoản phí sau:
- Học phí học bằng lái xe tại các trung tâm
Học phí học bằng lái xe máy tại các trung tâm đào tạo lái xe ở Việt Nam thường dao động từ 500.000 đến 1.000.000 VNĐ, tùy thuộc vào khu vực và trung tâm đào tạo. Chi phí này bao gồm các khoản như học lý thuyết, thực hành, lệ phí thi sát hạch, và cấp bằng lái. Một số trung tâm có thể cung cấp thêm dịch vụ hỗ trợ thủ tục, nhưng sẽ có phụ phí. Người học nên chọn các trung tâm uy tín để đảm bảo chất lượng đào tạo và tránh các khoản phí phát sinh không cần thiết.
- Tiền khám sức khỏe
Theo quy định, hồ sơ khi thi sát hạch bằng lái bắt buộc yêu cầu cần có giấy khám sức khỏe. Do vậy, để ưu tiên được trả kết quả nhanh chóng và tiết kiệm thời gian đi lại, thí sinh có thể khám sức khỏe luôn tại các bệnh viện/cơ sở y tế liên kết với trung tâm thi bằng lái.
Mức phí thu khám sức khỏe tùy theo các Trung tâm, cơ sở đào tạo sát hạch quy định.
- Phí cấp bằng xe máy
Theo quy định mới nhất tại Thông tư 37/2023/TT-BTC, mức phí cấp bằng lái xe máy A1 là 135.000 đồng/ lần.
Thời gian cấp giấy phép lái xe A1 chậm nhất không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kỳ thi lái xe.
5. Thi bằng lái A1 bao nhiêu câu mới nhất 2025?
Đề thi lý thuyết gồm 25 câu, đề thi sát hạch thực hành gồm 4 phần.
Căn cứ theo Phụ lục XXIII ban hành kèm theo Thông tư 05/2024/TT-BGTVT, nội dung thi lái xe máy áp dụng mới nhất được thực hiện như sau:
- Phần thi lý thuyết:
- Thời gian làm bài: 19 phút;
- Đề thi giấy phép lái xe được thiết kế gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm, trong đó: có 24 câu hỏi được tính 01 điểm mỗi câu và có 01 câu nếu lựa chọn đáp án sai được tính là điểm liệt; mỗi câu có từ 02 đến 04 ý trả lời, thí sinh đọc đề bài và lựa chọn ra đáp án đúng nhất. Trường hợp bị điểm liệt trong bài thi thì không đạt nội dung sát hạch Lý thuyết.
- Phần thi thực hành:
Phần thi thực hành bao gồm 4 bài sát hạch
-
- Bài sát hạch số 1: Đi qua hình số 8
- Bài sát hạch số 1: Đi qua hình số 8.
- Bài sát hạch số 3: Đi qua đường có vạch cả
- Bài sát hạch số 4: Đi qua đường gồ ghề
Thời gian thực hiện các bài sát hạch: 10 phút
Thang điểm: 100 điểm.
6. Thi bằng lái A1 bao nhiêu ngày có bằng?
Thời gian cấp giấy phép lái xe chậm nhất không quá 10 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch và người đạt kết quả kỳ sát hạch đã hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí cấp giấy phép lái xe.
Cụ thể, theo Điều 34 về Cấp giấy phép lái xe tại Thông tư 35/2024/TT-BGTVT:
1. Người đạt kết quả kỳ sát hạch được cấp giấy phép lái xe đúng hạng đã trúng tuyển; đối với trường hợp nâng hạng hoặc cấp theo quy định tại khoản 2
…
b) Thời gian cấp giấy phép lái xe chậm nhất không quá 10 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch và người đạt kết quả kỳ sát hạch đã hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí cấp giấy phép lái xe.
7. Mất bằng lái xe A1 có phải thi lại không? Cách xin cấp lại bằng A1 mới nhất 2025
- Nếu giấy phép lái xe bị mất còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng thì được xét cấp lại giấy phép lái xe.
- Nếu giấy phép lái xe bị mất quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng thì phải sát hạch lại lý thuyết hoặc cả lý thuyết và thực hành.
Cụ thể, theo quy định tại Điều 35 Thông tư 35/2024/TT-BGTVT:
1. Người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng được xét cấp lại giấy phép lái xe. Việc cấp lại giấy phép lái xe bị mất thực hiện theo quy định tại các khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 36 Thông tư này.
2. Ngày trúng tuyển ghi tại mặt sau giấy phép lái xe được tính theo ngày trúng tuyển của giấy phép lái xe cũ.
3. Không cấp lại giấy phép lái xe đối với các trường hợp sau: giấy phép lái xe không có trong hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam, bảng kê danh sách cấp giấy phép lái xe (sổ quản lý); chưa cấp lại giấy phép lái xe đối với người vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ chưa thực hiện xong yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết, xử lý vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Như vậy, người có giấy phép lái xe bị mất không cần thi lại mà chỉ cần làm thủ tục cấp lại giấy phép lái xe.
Tuy nhiên, nếu giấy phép bị mất quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên thì sau khi nộp hồ sơ xin cấp lại vẫn phải tham gia sát hạch lại lý thuyết hoặc cả lý thuyết và thực hành.
Theo Khoản 1 Điều 35 Thông tư 35/2024/TT-BGTVT, hồ sơ và trình tự thủ tục cấp lại giấy phép lái xe được quy định tại Khoản 2, 3, 4 Điều 36 Thông tư 35/2024/TT-BGTVT. Theo đó:
- Hồ sơ cấp lại giấy phép lái xe bao gồm:
- Đơn đề nghị đổi (cấp lại) giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục XXVI ban hành kèm theo Thông tư này;
- Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cấp còn hiệu lực (trừ người có giấy phép lái xe hạng A, A1, B1);
- Bản sao hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc của giấy phép lái xe hoặc Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép lái xe tích hợp;
- Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).
- Thủ tục thực hiện:
- Cá nhân lập 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Sở Giao thông vận tải.
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp cá nhân phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và phải hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí khi được tiếp nhận hồ sơ.
- Trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, cá nhân kê khai theo hướng dẫn, phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của nội dung đã kê khai và phải hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí cấp giấy phép lái xe thông qua chức năng thanh toán của hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo quy định và nộp phí sử dụng dịch vụ khác theo nhu cầu của cá nhân; khi nhận giấy phép lái xe, phải nộp lại giấy phép lái xe cũ để lưu hồ sơ;
- Sở Giao thông vận tải kiểm tra hồ sơ khi tiếp nhận, tra cứu phần mềm quản lý vi phạm của hệ thống thông tin về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, truy cập phần mềm cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của ngành Công an hoặc tra cứu vi phạm của người lái xe thông qua tài khoản định danh điện tử; trường hợp giấy phép lái xe không thuộc đối tượng được đổi hoặc hồ sơ không đúng theo quy định, phải thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi cho cá nhân trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định (bao gồm xác thực tài khoản định danh điện tử qua hệ thống định danh và xác thực điện tử), Sở Giao thông vận tải thực hiện việc cấp giấy phép lái xe; trường hợp không đổi giấy phép lái xe thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Cá nhân lập 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Sở Giao thông vận tải.
8. Có phải thi lại bằng lái xe A1 từ 01/01/2025 không?
Theo Khoản 1 Điều 89 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, đối với các bằng lái xe được cấp trước ngày Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành (tức từ ngày 01/01/2025) thì vẫn được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trên giấy phép lái xe.
Do đó, nếu đã có bằng lái xe A1 cũ cấp trước 01/01/2025 thì không bắt buộc phải thi lại. Nếu có nhu cầu đổi, cấp lại thì sẽ thực hiện theo quy định Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024.
9. Các câu hỏi thường gặp
9.1. Cấu trúc kỳ thi sát hạch bằng lái A1 như thế nào?
Kỳ thi sát hạch bằng lái xe A1 gồm hai phần chính: lý thuyết và thực hành.
- Phần lý thuyết: Thí sinh trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trên máy tính hoặc giấy. Đề thi có 25 câu hỏi, bao gồm các nội dung về luật giao thông đường bộ, biển báo, sa hình và các tình huống xử lý thực tế. Để đạt yêu cầu, thí sinh cần trả lời đúng ít nhất 21/25 câu.
- Phần thực hành: Thí sinh thực hiện bài thi điều khiển xe máy trên sa hình theo trình tự: đi qua vòng số 8, đường thẳng hẹp, đường ziczac và đường gồ ghề. Mỗi lỗi như đổ xe, chạm chân xuống đất, đi sai lộ trình sẽ bị trừ điểm. Đạt tối thiểu 80/100 điểm là vượt qua.
9.2. Làm thế nào để ôn tập hiệu quả phần lý thuyết thi bằng A1?
Để vượt qua phần lý thuyết, thí sinh cần nắm rõ bộ câu hỏi 200 câu trắc nghiệm do Tổng cục Đường bộ ban hành. Hãy ưu tiên học các câu hỏi liên quan đến biển báo, tình huống giao thông và quy tắc ưu tiên, vì đây là những phần dễ bị nhầm lẫn. Một số mẹo hữu ích là sử dụng các ứng dụng luyện thi hoặc phần mềm mô phỏng để làm thử các đề thi mẫu. Điều này giúp thí sinh quen với cấu trúc đề thi và tăng tốc độ xử lý câu hỏi. Ngoài ra, việc thường xuyên luyện tập và ghi nhớ những câu hỏi dễ nhầm lẫn sẽ tăng khả năng đạt điểm cao.
9.3. Những lỗi thường gặp trong bài thi thực hành và cách khắc phục?
Bài thi thực hành yêu cầu thí sinh lái xe qua các địa hình sa hình mô phỏng thực tế. Một số lỗi phổ biến là:
- Chạm chân xuống đất: Do mất thăng bằng khi đi qua đường vòng hoặc đường thẳng hẹp. Cách khắc phục là giữ tốc độ ổn định, không đi quá nhanh hoặc quá chậm.
- Xe chết máy: Xảy ra khi thí sinh không sử dụng đúng kỹ thuật điều chỉnh ga và côn. Trước khi thi, hãy tập làm quen với xe để điều khiển trơn tru hơn.
- Đi sai lộ trình: Lỗi này thường do tâm lý căng thẳng. Để tránh, thí sinh nên quan sát kỹ lộ trình trước khi thi và tập trung khi điều khiển xe. Việc luyện tập thường xuyên và giữ bình tĩnh khi thi sẽ giúp giảm thiểu các lỗi và tăng cơ hội vượt qua bài thực hành.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Từ 01/01/2025, bằng A1 cấp cho xe gì?
- Điều kiện, thủ tục thi bằng lái A1 mới nhất 2025
- Thi bằng lái A1 bao nhiêu câu mới nhất 2025?
- Hồ sơ thi bằng lái xe A1 gồm những gì mới nhất 2025?
- Thi bằng lái xe A1 bao nhiêu tiền mới nhất 2025?
- Mất bằng lái xe A1 có phải thi lại không? Cách xin cấp lại bằng A1 mới nhất 2025
- Thi bằng lái A1 bao nhiêu ngày có bằng?