Thí nghiệm: Ảnh hưởng của nhiệt độ nước đến tốc độ hô hấp của cá vàng

Trả lời Tìm hiểu thêm trang 105 Bài 22 Khoa học tự nhiên 7 sách Cánh diều ngắn nhất mà vẫn đủ ý sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7.

1 541 lượt xem


Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 22: Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào

Tìm hiểu thêm trang 105 KHTN lớp 7: Thí nghiệm: Ảnh hưởng của nhiệt độ nước đến tốc độ hô hấp của cá vàng. Bằng cách đếm số lần đóng – mở nắp mang của cá vàng/phút ở các nhiệt độ nước khác nhau ta có thể biết được ảnh hưởng của nhiệt độ lên hô hấp của cá vàng. Hãy tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn dưới đây:

 Thí nghiệm: Ảnh hưởng của nhiệt độ nước đến tốc độ hô hấp của cá vàng

Đổ nước ấm (30oC) vào bình thủy tinh và thả vào đó một con cá vàng. Sau một vài phút, đếm số lần đóng – mở nắp mang của cá vàng trong 5 phút (ở nhiệt độ của nước từ 26 – 30oC), ghi lại số liệu. Sử dụng nước đá để hạ từ từ nhiệt độ của nước (để giữ nguyên mức nước không thay đổi thì khi sử dụng nước đá có thể lấy bớt nước trong bình đi một lượng tương đương), đếm số lần cá đóng – mở nắp mang trong 5 phút (ở nhiệt độ của nước từ 16 – 20oC. Lặp lại quá trình này ở nhiệt độ 6 – 10 oC). Ghi số liệu thí nghiệm vào bảng 22.1. Từ kết quả thí nghiệm, em rút ra nhận xét gì?

 Thí nghiệm: Ảnh hưởng của nhiệt độ nước đến tốc độ hô hấp của cá vàng

Trả lời:

- Các em tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả vào bảng 22.1. Mỗi con cá sẽ có thể có số lần đóng – mở lắp mang khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, số lần đóng – mở nắp mang ở 26 – 30oC là cao nhất, sau đó giảm dần, thấp nhất là ở 6 – 10 oC.

- Số lần đóng – mở nắp mang biểu hiện cho tốc độ trao đổi khí của cá → Sự trao đổi khí diễn ra càng nhanh thì quá trình hô hấp tế bào diễn ra càng nhanh → Từ kết của thí nghiệm, rút ra nhận xét: Nhiệt độ có ảnh hưởng đến quá trình hô hấp tế bào của cá (biểu hiện là số lần đóng – mở nắp mang ở các khoảng nhiệt độ là khác nhau). Trong đó, nhiệt độ thuận lợi nhất cho quá trình hô hấp tế bào của cá vàng là 26 – 30oC.

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 104 Bài 22 KHTN lớp 7: Hô hấp tế bào ở hạt đậu cung cấp năng lượng cho hạt đậu nảy mầm...

Câu hỏi 1 trang 104 KHTN lớp 7: Quan sát hình 22.1, nêu các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp tế bào...

Câu hỏi 2 trang 105 KHTN lớp 7: Vì sao muốn cho hạt giống nảy mầm, trước tiên người ta thường ngâm hạt vào nước...

Câu hỏi 3 trang 105 KHTN lớp 7: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết tỉ lệ oxygen trong không khí là bao nhiêu phần trăm...

Câu hỏi 4 trang 105 KHTN lớp 7: Giải thích vì sao nồng độ carbon dioxide cao thì tốc độ hô hấp giảm...

Vận dụng 1 trang 105 KHTN lớp 7: Vì sao khi bị sốt cao, nhịp thở lại tăng lên...

Vận dụng 2 trang 105 KHTN lớp 7: Vì sao cây bị ngập úng lâu ngày sẽ chết...

Câu hỏi 5 trang 106 KHTN lớp 7: Quan sát hình 22.2, nêu các biện pháp bảo quản lương thực, thực phẩm...

Câu hỏi 6 trang 106 KHTN lớp 7: Vì sao có thể bảo quản lương thực, thực phẩm ở nồng độ khí carbon dioxide cao và nồng độ khí oxygen thấp...

Luyện tập trang 106 KHTN lớp 7: Nêu các biện pháp bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả đang được áp dụng ở gia đình và địa phương em...

Vận dụng 3 trang 106 KHTN lớp 7: Vì sao có thể giữ được các loại thực phẩm (thịt, cá, các loại hạt,…) lâu ngày trong túi hút chân không...

Vận dụng 4 trang 106 KHTN lớp 7: Vì sao ta không để rau quả trong ngăn đá của tủ lạnh...

1 541 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: