Sự tích Hồ Gươm - Tác giả tác phẩm Ngữ văn 6 - Chân trời sáng tạo

Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Sự tích Hồ Gươm Ngữ văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 6. Mời các bạn đón xem:

1 1704 lượt xem
Tải về


Tác giả tác phẩm: Sự tích Hồ Gươm- Ngữ văn 6

Bài giảng Ngữ văn 6 Sự tích Hồ Gươm - Chân trời sáng tạo

I. Tác phẩm Sự tích Hồ Gươm

1. Thể loại: Truyền thuyết

2. Phương thức biểu đạt: Tự sự

3. Tóm tắt tác phẩm Sự tích Hồ Gươm

Vào thời giặc Minh đô hộ, ở vùng Lam Sơn, có một nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu thế lực còn yếu nên nhiều lần bị thua. Đức Long Quân thấy vậy quyết định cho mượn gươm thần để họ giết giặc. Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người tên là Lê Thận làm nghề đánh cá. Một đêm nọ, Lê Thận đi thả lưới và vớt được một thanh sắt tới ba lần. Chàng bèn đưa lại cạnh mồi lửa thì phát hiện ra đó là một lưỡi gươm. Về sau, chàng tham gia nghĩa quân Lam Sơn. Một hôm, chủ tướng Lê Lợi đến nhà Lê Thận thấy ánh sáng phát ra thì lại gần xem. Thấy trên thanh gươm có khắc hai chữ Thuận Thiên. Trong một lần nọ, bị giặc đuổi, Lê Lợi đi qua một khu rừng, nhặt được một cái chuôi. Lê Lợi nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, khi đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in. Có thanh gươm quý trong tay, nghĩa quân đánh đến đâu thắng đến đó. Một năm sau khi đuổi giặc Minh, Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Rùa Vàng nổi lên đòi lại gươm thần, vua bèn trả lại cho Rùa Vàng. Từ đó, hồ Tả Vọng cũng có tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

Sự tích Hồ Gươm - Ngữ văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

4. Bố cục tác phẩm Sự tích Hồ Gươm: Có thể chia thành 2 phần như sau:

- Phần 1: Từ đầu đến "không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước": Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc.

- Phần 2: Còn lại: Long Quân đòi gươm sau khi đánh bại giặc Minh.

5. Giá trị nội dung tác phẩm Sự tích Hồ Gươm

- Ca ngợi tính chất toàn dân, chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đề cao, suy tôn Lê Lợi và nhà Lê.

- Giải thích nguồn gốc tên gọi Hồ Hoàn Kiếm.

6. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Sự tích Hồ Gươm

- Xây dựng tình tiết thể hiện tinh thần đoàn kết đánh giặc của nhân dân ta.

- Sử dụng một số chi tiết kì ảo mang ý nghĩa tượng trưng cho hồn thiêng sông núi, cho sức mạnh chính nghĩa của cuộc kháng chiến.

II. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Sự tích Hồ Gươm

1. Sự việc nghĩa quân được Đức Long Quân cho mượn gươm thần đánh giặc

- Hoàn cảnh: Giặc Minh xâm lược nước ta, chúng coi nhân dân như cỏ rác, làm nhiều điều trái ngược, nhân dân hết sức oán giận chúng. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, có nghĩa quân nổi dậy chống lại nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần nghĩa quân bị thua.

Lạc Long Quân quyết định cho mượn gươm thần để đánh giặc. Đó là sự giúp sức cần thiết trong hoàn cảnh khó khăn lúc này..

- Quá trình mượn gươm: không hề đơn giản.

+ Lê Thận là người dân bình thường, làm nghề đánh cá: Trong một lần thả lưới, vớt được một thanh sắt liền vứt xuống nước, liên tiếp vớt được tới lần thứ ba thì lấy làm lạ. Chàng bèn đưa thanh sắt lại cạnh mồi lửa nhìn xem thì phát hiện ra đó là một lưỡi gươm.

Người nhặt được lưỡi gươm quý nhưng không phát hiện ra.

+ Lê Lợi là chủ tướng lãnh đạo nghĩa quân: Một lần bị giặc truy đuổi, lúc rút lui đi qua một khu rừng. Lê Lợi thấy ánh sáng lạ trên ngọn đa. Ông trèo lên mới biết đó là chuôi gươm nạm ngọc. Lúc này mới nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận và hiểu ra đó là một vật báu.

Lê Lợi là người hợp nhất thanh gươm thần cũng chính vì ông chính là vị chủ tướng được nghĩa quân và nhân dân tin tưởng, mới được thần giao phó trách nhiệm nhận thanh gươm quý.

+ Trên lưỡi gươm có hai chữ “Thuận Thiên” có nghĩa là thuận theo ý trời.

Cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn là một cuộc khởi nghĩa đúng với ý trời, lòng dân. Cuộc khởi nghĩa tất yếu của nhân dân ta trước sự hung bạo của quân xâm lược.

- Kết quả:

+ Việc nhặt được gươm quý khiến cho lòng quân ngày một tăng.

+ Lê Lợi có thanh gươm trong tay tung hoành khắp các trần địa, làm cho quân Minh kinh hồn bạt vía.

+ Gươm thần giúp nghĩa quân đánh bại quân xâm lược, cho đến khi không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước.

Sức mạnh đoàn kết dân tộc

2. Lê Lợi trả lại gươm thần sau khi đánh tan quân Minh

- Thời gian: Một năm sau khi đuổi giặc Minh.

- Địa điểm: hồ Tả Vọng, Thăng Long.

- Nhân vật đòi lại gươm: Rùa Vàng, là sứ giả của đức Long Quân.

- Hoàn cảnh: đất nước đã đánh tan giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua cai trị đất nước, nhân dân sống trong thái bình.

Hoàn cảnh thích hợp để đòi lại gươm thần. Việc đòi lại gươm thần là việc tất yếu có mượn có trả.

- Quá trình trả gươm:

+ Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng.

+ Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi gươm thần.

+ Khi thuyền rồng tiến ra phía giữa hồ, Rùa Vàng ngoi lên khỏi nước. Vua thấy lưỡi gươm thần động đậy.

+ Rùa Vàng không sợ người, đứng nổi trên mặt nước và nói: "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân".

+ Vua nâng gươm về phía Rùa Vàng, Rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước.

Lí giải tên gọi Hồ Hoàn Kiếm

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 6 hay, chi tiết khác:

Tác giả tác phẩm: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

Tác giả tác phẩm: Bánh chưng, bánh giầy

Tác giả tác phẩm: Sọ Dừa

Tác giả tác phẩm: Em bé thông minh

Tác giả tác phẩm: Chuyện cổ nước mình

1 1704 lượt xem
Tải về