Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương - Tác giả tác phẩm Ngữ văn 6 - Chân trời sáng tạo

Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương Ngữ văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 6. Mời các bạn đón xem:

1 820 lượt xem
Tải về


Tác giả tác phẩm: Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương - Ngữ văn 6

I. Tác phẩm Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương

1. Thể loại

Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, thường có sự kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.

2. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.

3. Giá trị nội dung tác phẩm Những câu hát dân gian vẻ đẹp quê hương

- Các câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương diễn tả tình cảm tự hào của tác giả dân gian về vẻ đẹp non sông quê nhà của dân tộc.

- Qua bốn bài ca dao, đã thể hiện được vẻ đẹp của quê hương qua vẻ đẹp thiên nhiên, con người, truyền thống lịch sử đấu tranh, văn hoá của vùng đất.

Qua đó tác giả thể hiện tình cảm, sự tự hào về quê hương, đất nước.

4. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Những câu hát dân gian vẻ đẹp quê hương

- Liệt kê các địa danh,…

- Ngôn ngữ gần gũi với sinh hoạt, giàu hình ảnh.

- Sử dụng lối hỏi đáp.

II. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Những câu hát về vẻ đẹp quê hương

1. Bài ca dao số 1

-13 câu đầu: Niềm tự hào về 36 phố phường của Hà Nội xưa

-5 câu tiếp theo:

+Phồn hoa, phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ

sự đông đúc,nhộn nhịp của phố phường Hà Nội

+Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ

Tình cảm lưu luyến khi phải xa Long Thành

2. Bài ca dao số 2

-Giới thiệu về một vẻ đẹp khác của quê hương: Vẻ đẹp về truyền thống giữ nước của dân tộc

-Hình thức: Lời hỏi-đáp của chàng trai và cô gái.

Đó là vẻ đẹp về truyền thống giữ nước của dân tộc, tác giả dân gian đã giới thiệu địa danh lịch sử, gắn với những chiến công lịch sử oanh liệt của dân tộc (ba lần phá tan quân xâm lược trên sông Bạch Đằng, cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn chiến thắng giặc Minh).

Niềm tự hào và tình yêu với quê hương đất nước.

3. Bài ca dao số 3

- Gợi lên vẻ đẹp của vùng đất Bình Định:

+ Vẻ đẹp thiên nhiên, của lịch sử đấu tranh anh hùng (chiến công của nghĩa quân Tây Sơn ở đầm Thị Nại),

+ Lòng chung thuỷ, sắt son của người phụ nữ (núi Vọng Phu),

+ Những món ăn dân dã đặc trưng nơi đây.

- Phép điệp từ “có” trong câu lục bát “Bình Định có núi Vọng Phu/ Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh.”

Nhấn mạnh những nét đẹp đặc trưng của Bình Định và thể hiện lòng tự hào của tác giả dân gian về mảnh đất quê hương.

4. Bài ca dao số 4

-“Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn” àNhững hình ảnh thể hiện sự trù phú về sản vật mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng

Thể hiện niềm tự hào về sự giàu có của thiên nhiên vùng Đồng Tháp Mười.

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 6 hay, chi tiết khác:

Tác giả tác phẩm: Việt Nam quê hương ta

Tác giả tác phẩm: Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…”

Tác giả tác phẩm: Hoa bìm

Tác giả tác phẩm: Bài học đường đời đầu tiên

Tác giả tác phẩm: Giọt sương đêm

1 820 lượt xem
Tải về