Lao xao ngày hè - Tác giả tác phẩm Ngữ văn 6 - Chân trời sáng tạo
Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Lao xao ngày hè Ngữ văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 6. Mời các bạn đón xem:
Tác giả tác phẩm: Lao xao ngày hè- Ngữ văn 6
I. Tác giả
- Duy Khán (1934 – 1993)
- Tên khai sinh: Nguyễn Duy Khán
- Quê: Quế Võ, Bắc Ninh
- Ông là nhà văn, nhà báo
- Năm 15 tuổi, ông nhập ngũ, làm phóng viên chiến trường suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
II. Tác phẩm Lao xao ngày hè
1. Thể loại
Hồi kí chủ yếu kể lại những sự việc mà người viết đã từng tham dự hoặc chứng kiến trong quá khứ được sắp xếp theo trình tự thời gian, gắn với một hoặc nhiều giai đoạn của tác giả.
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: trích từ chương 6 Lao xao trong Tuổi thơ im lặng sáng tác năm 1986.
3. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
4. Người kể chuyện: Ngôi thứ nhất – tác giả Duy Khán.
5. Tóm tắt tác phẩm Lao xao ngày hè
Bài văn vẽ nên những bức tranh cụ thể, sinh động, nhiều màu sắc về thế giới các loài chim ở đồng quê. Giời chớm hè, cây cối um tùm, ngát hương hoa, ong bướm gọi đàn, thế giới loài chim bắt đầu xuất hiện: bồ các, chim ri, tu hú, sáo sậu, sáo đen, bìm bịp, diều hâu, chèo bẻo, chim ngói, chim nhạn, quạ, chim cắt. Mỗi loài chim đều mang những đặc trưng nổi bật của mình.
6. Bố cục tác phẩm Lao xao ngày hè (3 phần):
- Đoạn 1: Cảnh buổi sớm chớm hè ở làng quê.
- Đoạn 2: Thế giới các loài chim
- Đoạn 3: Cảm xúc về những ngày hè đã qua
7. Giá trị nội dung tác phẩm Lao xao ngày hè
- Bức tranh mùa hè đẹp, bình dị, nhiều màu sắc, sống động cùng thế giới các loài chim.
- Tình cảm yêu quí các loài vật quanh ta, yêu làng quê, yêu dân tộc.
8. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Lao xao ngày hè
- Sự quan sát tinh tế
- Vốn hiểu biết phong phú
- Miêu tả, kể chuyện lồng trong cảm xúc và thái độ của tác giả.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Lao xao ngày hè
1. Cảnh buổi sáng chớm hè ở làng quê
- Khung cảnh làng quê lúc sang hè với bao màu sắc và hương thơm của các loài hoa quen thuộc, cùng với vẻ nhộn nhịp, xôn xao, tất bật của bướm ong
- Trình tự miêu tả: từ khái quát đến cụ thể...
- Âm thanh Lao xao: Rất khẽ, rất nhẹ, nhưng khá rõ → Sự chuyển động của đất trời, thiên nhiên làng quê khi hè về
- Câu văn ngắn, có câu chỉ có 1 tiếng. Dụng ý: Liệt kê, nhấn mạnh ý, thu hút sự chú ý của người đọc.
- Đó là cảnh thiên nhiên ở làng quê rất đẹp, bình dị, gần gũi...
2. Thế giới các loài chim
- Duy khán không miêu tả thế giới các loài chim một cách tuỳ tiện mà ông xếp, phân loại chúng theo 2 nhóm: Chim hiền - Chim ác.
a. Nhóm chim hiền:
- Bài hát đồng dao sử dụng nhân hóa
Gợi mối quan hệ họ hàng thân thuộc nơi làng quê, dễ đi vào tâm hồn trẻ thơ. Làm cho bạn đọc có cảm giác được sống trong bầu không khí rất đỗi quen thuộc của văn hoá dân gian .
- Gọi là Chim hiền vì chúng thường xuyên mang niềm vui đến cho người nông dân, cho thiên nhiên cho đất trời
- Chim hiền gồm Chim sáo và chim tu hú :
+ Chim sáo đậu trên lưng trâu mà hót; tọ toẹ học nói; bay đi đâu, chiều lại về với chủ .
+ Chim tu hú: báo mùa vải chín, báo mùa hè tới .
- Miêu tả: bằng việc quan sát hình dáng, màu sắc, hoạt động... kết hợp với trí tưởng tượng dân gian phong phú.
- Hình ảnh so sánh - ẩn dụ , chỉ những ông sư tuy tu hành nhưng vẫn chưa bỏ được tính ác độc, hung dữ, nham hiểm tựa như loài rắn hổ mang có nọc độc , mổ chết người .
- Có lẽ dựa vào màu lông xám và tập tính suốt ngày nằm trong bụi rậm , thường kêu bịp bịp. Đặc biệt là khi nó cất tiếng kêu thì một loạt các loài chim ác, chim dữ xuất hiện.
b. Nhóm chim ác
- Diều hâu, quạ, chèo bẻo, cắt ...
- Đó là 4 loài chim ác, dữ thường gặp ở nông thôn chứ chưa phải là tất cả các loài chim ác , dữ .
- Chim diều hâu, chim quạ và chim cắt ..
- Cảnh gà mẹ xù lông, xoè cánh, che chở cho đàn con bé dại, vừa kêu quang quác vừa đạp, vừa mổ, liều chết đánh lại diều hâu để bảo vệ đàn con là cảnh hiếm gặp ở làng quê. Cảnh này gợi cho người đọc nghĩ đến sự cạnh tranh sinh tồn giữa các loài chim hiền, chim ác. Không những thế nó khiến cho người đọc liên hệ đến tình mẹ con, đến tình thương con đã biến thành sức mạnh liều mạng ntn ngay trong thế giới các loài chim.
- Cảnh diều hâu tha ga con lên chưa kịp ăn thì đã bị chèo bẻo bất ngờ tập kích, đánh đuổi ráo riết.
- Nó chứng minh cho câu tục ngữ “Kẻ cắp gặp bà già” hay câu danh ngôn “Cao nhân thất hữu cao nhân trị” (Người giỏi còn có người giỏi hơn)
- Quạ là loài vật kém cỏi, hèn hạ và bẩn thỉu và vì thế đáng ghét đáng khinh hơn diều hâu. Câu tục ngữ tả rất đúng tư thế, động tác của loài quạ khi đậu, dòm vào chuồng lợn để kiếm mồi.
- Làm cho người đọc nghĩ đến những con người có tính cách giống như loài quạ.
- Thể hiện trong cách gọi là chim ác, dữ .
- Vì đây là loại chim dám đánh lại các loại chim ác, chim xấu.
- Hình dáng: Như những mũi tên đen hình đuôi cá.
- Hoạt động: Lao vào đánh diều hâu túi bụi khiến diều hâu phải thả con mồi, hú vía.
+ Vây tứ phía đánh quạ. Có con quạ chết đén rũ xương .
+ Cả đàn vây vào đánh chim cắt để cứu bạn, khiến cắt rơi xuống, ngắc ngoái.
- Tác giả muốn thể hiện thiện cảm của mình với loài chim này; ca ngợi hành động dũng cảm của chèo bẻo.
- Dù có mạnh khoẻ đến đâu, gây tội ác thì nhất định sẽ bị trừng trị, bị thất bại. Sức mạnh của tinh thần đoàn kết, cộng đồng sẽ làm cho sức mạnh gấp bội, biến yếu thành mạnh và giành chiến thắng. Đó không chỉ là quy luật tự nhiên, của các loài chim mà của chính loaì người. Một lần nữa triết lí dân gian lại thấp thoáng hiện lên trong thâm tâm, thấm thía.
- Các câu tục ngữ, thành ngữ dân gian: “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả, ác báo”, “Gieo gió, gặt bão”.
- Sự khác biệt trong thái độ của nhân vật “tôi” đối với chèo bẻo, quạ, diều hâu và chim cắt cho thấy nhân vật tôi rất am hiểu về tập tính của các loài chim, có sự quan sát kĩ lưỡng với từng loài.
- Giống nhau: cảm nhận của em cũng giống với nhân vật tôi, mỗi loài chim có đặc tính khác nhau, có loài chim hiền, có loài chim hung dữ.
- Khác nhau: nhân vật tôi có sự am hiểu sâu sắc từ tự quan sát tự nhiên và kinh nghiệm có được khi sống ở vùng quê.
- Tác giả vừa là người có khả năng quan sát rất tinh tế, vừa là người có tình cảm gắn bó thân thiết với làng quê và thiên nhiên .
3. Cảm xúc về những ngày hè đã qua
- Những buổi tắm suối sau nhà.
- Ăn cơm trên manh chiếu trải ở giữa sân.
- Ngủ ở hiên nhà.
- Tác giả đã thể hiện cảm xúc vui sướng, hạnh phúc, khoan khoái, bâng khuâng khi tận hưởng cái không khí riêng của ngày hè êm đềm, bình yên trên quê hương.
- Tình yêu thiên nhiên, tình cảm trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ.
- Chủ đề văn bản: Thể hiện tình yêu với thiên nhiên và sự trân trọng, gìn giữ vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh sắc quê hương Việt Nam.
Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 6 hay, chi tiết khác:
Tác giả tác phẩm: Thương nhớ bầy ong
Tác giả tác phẩm: Đánh thức trầu
Tác giả tác phẩm: Một năm ở Tiểu học
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Địa Lí 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa Lí 6 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa Lí 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 6 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch sử lớp 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk GDCD 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt GDCD 6 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết GDCD 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Công nghệ 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Công nghệ 6 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Công nghệ 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 6 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 6 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 6 - Chân trời sáng tạo
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 Chân trời sáng tạo (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 6 - Friends plus
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 6 Friends plus đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sbt Tiếng Anh 6 - Friends plus
- Bài tập Tiếng Anh 6 Friends plus theo Unit có đáp án