Non-bu và Heng-bu - Tác giả tác phẩm Ngữ văn 6 - Chân trời sáng tạo
Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Non-bu và Heng-bu Ngữ văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 6. Mời các bạn đón xem:
Tác giả tác phẩm: Non-bu và Heng-bu - Ngữ văn 6
I. Tác phẩm Non-bu và Heng-bu
1. Thể loại
Truyện cổ tích là thể loại truyện kể dân gian, kết quả của trí tưởng tượng dân gian, xoay quanh cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật. Qua đó thể hiện cách nhìn, cách nghĩ của người xưa đối với cuộc sống, đồng thời nói lên ước mơ về một xã hội công bằng tốt đẹp.
2. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả.
3. Người kể chuyện: Ngôi thứ ba.
4. Tóm tắt tác phẩm Non-bu và Heng-bu
Câu chuyện kể về hai anh em Non-bu và Heng-Bu. Người em Heng – bu tốt bụng còn người anh Non – bu thì tham lam. Cha mẹ mất người anh không cho em chút tài sản gì, đuổi em ra ở riêng. Dù vậy người em vẫn không hề oán trách. Thế rồi một ngày tự nhiên có đôi chim nhạn ở đâu bay tới làm tổ dưới mái nhà của Heng – bu, Heng - bu nuôi lớn chúng, bảo vệ và còn chữa bệnh cho con chim nhạn bị gãy chân và thả chúng về với trời xanh. Mùa xuân đến chú chim nhạn được Heng-bu cứu mang về một hạt bầu, Heng-bu trồng hạt bầu ra trái thì trái nào cũng có rất nhiều châu báu, hồng ngọc, tiền bạc. Gia đình Heng – bu sung túc và đầy đủ hơn, người anh Non -bu thấy vậy rất ngạc nhiên bèn vu vạ cho em tội ăn cắp. Sau khi người em kể hết sự tình cho anh nghe, người anh về bắt chước làm y như vậy và còn bẻ gẫy chân một con chim nhạn để băng bó. Sau đó mùa xuân chim nhạn cũng đem về một hạt bầu. Nhưng lạ thay những hạt bầu của người anh toàn là các tráng sĩ, tướng cướp, bọn yêu tinh dẫn đến kết cục Non-bu trở thành tên ăn mày. Hắn phải sang nhà người em cầu cứu và người em rất vui vẻ mời anh về sống cùng mình.
5. Bố cục tác phẩm Non-bu và Heng-bu (2 phần):
- Phần 1 (Từ đầu đến ...vô cùng giàu có): Quá trình Heng-bu trở nên giàu có
- Phần 2 (Còn lại): Sự trả giá của Non-bu vì sự tham lam.
6. Giá trị nội dung tác phẩm Non-bu và Heng-bu
Qua tác phẩm ta thấy được sự tham lam, ích kỉ của người anh đối với người em. Nhờ sự tốt bụng hiền lành, hay giúp đỡ người khác mà không nghĩ đến hậu quả, người em đã nhận được phần thưởng xứng đáng. Còn người anh trai bị trừng phạt bởi tính tham lam của mình một cách xứng đáng. Ngoài ra, câu chuyện còn đề cao tình yêu thương, gắn bó đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình.
7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Non-bu và Heng-bu
- Sử dụng những chi tiết thần kì, kì ảo.
- Sử dụng thủ pháp đối lập trong việc xây dựng nhân vật.
II. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Non-bu và Heng-bu
1. Nhân vật người em
- Heng-bu tốt bụng, hiền lành, bị cướp tài sản nhưng vẫn siêng năng làm lụng, không ganh ghét ai.
- Chăm sóc, băng bó cho nhạn con → được trả ơn bằng một hạt bầu, khi gieo xuống:
+ Quả đầu tiên – trân châu tuôn ào ạt.
+ Quả thứ hai – đầy hồng ngọc.
+ Quả thứ ba, thứ tư – toàn tiền vàng, tiền bạc.
→ Người em trở nên giàu có.
2. Nhân vật người anh
- Non-bu tham lam, xấu tính, cướp hết tài sản mà cha để lại, không giúp đỡ em trai khi gặp khó khăn.
- Khi nghe tin người em giàu có như thế, Non-bu cố gắng bắt chước để được trả ơn như Heng-bu.
- Người anh cố tình kéo một con nhạn non ra khỏi tổ rồi bẻ gãy chân → băng bó và dặn dò chú chim nhớ trả ơn mình.
- Cuối cùng, người anh cũng nhất được một hạt bầu:
+ Quả đầu tiên – các tráng sĩ tay cầm gậy đánh và đòi tiền Non-bu rồi mới tha mạng.
+ Quả thứ hai – bọn cướp dữ dằn lấy hết tài sản, lúa gạo mang đi.
+ Quả thứ ba và các quả còn – bọn yêu tinh hung tợn trừng trị Non-bu.
→ Người anh trở thành ăn mày, chẳng còn một xu.
3. Ý nghĩa, bài học
- Người em Heng-bu: Ở hiền gặp lành.
- Người anh Non-bu: Ác giả ác báo.
→ Ước mơ của nhân dân về một xã hội công bằng.
- Người em mời gia đình anh trai về sống cũng mình: Tấm lòng nhân hậu, nhân ái, giàu lòng yêu thương.
Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 6 hay, chi tiết khác:
Tác giả tác phẩm: Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương
Tác giả tác phẩm: Việt Nam quê hương ta
Tác giả tác phẩm: Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…”
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Địa Lí 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa Lí 6 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa Lí 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 6 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch sử lớp 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk GDCD 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt GDCD 6 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết GDCD 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Công nghệ 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Công nghệ 6 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Công nghệ 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 6 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 6 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 6 - Chân trời sáng tạo
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 Chân trời sáng tạo (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 6 - Friends plus
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 6 Friends plus đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sbt Tiếng Anh 6 - Friends plus
- Bài tập Tiếng Anh 6 Friends plus theo Unit có đáp án