Đánh thức trầu - Tác giả tác phẩm Ngữ văn 6 - Chân trời sáng tạo

Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Đánh thức trầu Ngữ văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 6. Mời các bạn đón xem:

1 1,218 22/01/2024
Tải về


Tác giả tác phẩm: Đánh thức trầu- Ngữ văn 6

I. Tác giả

- Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.

- Từ nhỏ, ông đã được nhiều người cho là thần đồng thơ văn. Lên 8 tuổi, ông đã có thơ được đăng báo.

- Phong cách nghệ thuật: Thơ Trần Đăng Khoa không chỉ hay ở tài quan sát, ở óc tưởng tượng, mà hay ở khả năng cảm thụ “bề sâu, bề xa” của đời sống, ở sự “biết nghĩ” trước những vấn đề lớn gắn bó mật thiết với cuộc sống của cộng đồng, đặc biệt là với những người nông dân chân lấm tay bùn.

- Tác phẩm chính: Từ góc sân nhà em, 1968; Góc sân và khoảng trời, tập thơ, 1968; Đi đánh thần Hạn, trường ca 4 chương, 1970; Trường ca Trừng phạt, trường ca, 1973; Bên cửa sổ máy bay, tập thơ, 1986;…

- Ông ba lần được tặng giải thưởng thơ của báo Thiếu niên Tiền phong (các năm 1968, 1969, 1971), Giải nhất báo Văn nghệ (1982) và Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (năm 2001).

Đánh thức trầu - Ngữ văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

II. Tác phẩm Đánh thức trầu

1. Thể loại: Thơ năm chữ

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: sáng tác năm 1966 trích từ tập Góc sân và khoảng trời.

3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, tự sự

4. Bố cụctác phẩm Đánh thức trầu (2 phần):

- Phần 1 (Từ đầu đến ...thì tao hái đêm): Lời hát của bà

- Phần 2 (Còn lại): Lời gọi của em bé

5. Tóm tắt tác phẩm Đánh thức trầu

Qua bài thơ “Đánh thức trầu”, Trần Đăng Khoa đã khắc họa cảnh em bé trò chuyện với trầu như một người bạn, mong được hái trầu cho bà và mẹ cũng như mong trầu sống mãi. Qua đó thể hiện tình yêu bà, yêu mẹ và yêu thiên nhiên, trân trọng thiên nhiên.

Đánh thức trầu - Ngữ văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

6. Giá trị nội dung tác phẩm Đánh thức trầu

- Em bé trò chuyện với trầu như một người bạn

- Thể hiện tình yêu với bà, với mẹ, yêu thiên nhiên, tôn trọng thiên nhiên

- Muôn loài đều có suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm riêng của nó. Con người nên tôn trọng, đối xử bình đẳng, thân thiết và hòa mình cùng với muôn loài.

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Đánh thức trầu

- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị

- Giọng thơ nhẹ nhàng, thủ thỉ, thân mật

- Nghệ thuật nhân hóa

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Đánh thức trầu

1. Lời hát của bà

- Lời của em bé với trầu qua cách xưng hô “tao”- “mày”

- Nghệ thuật: nhân hóa, điệp từ

Thể hiện sự thân mật, coi thiên nhiên như người bạn

2. Lời gọi cậu bé với trầu

Từ ngữ

Nhận xét

Thời điểm đánh thức

Buổi tối

Cách xưng hô

Mày, tao

Mộc mạc, gần gũi

Lí do đánh thức

Bà vừa đến, muốn có mấy lá trầu

Lời đánh thức

-Đã ngủ rồi hả trầu?

-Trầu oi hãy tỉnh lại!

Mở mắt xanh ra nào

-Đã dậy chưa hả trầu?

Nhẹ nhàng, thân thiết giống như người bạn

Mong muốn khi đánh thức

-Mong trầu tỉnh lại, nghe được, thấy được, cho xin vài lá trầu

-Trầu đừng lụi tàn

Tôn trọng, nâng niu, bảo vệ trầu

Nghệ thuật sử dụng trong 3 khổ thơ, tác dụng

Nhân hóa, điệp từ

Tình cảm của cậu bé với trầu

-Với bà và mẹ: Yêu thương

Với cây trầu: Yêu thương, trân trọng, nâng niu, bảo vệ

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 6 hay, chi tiết khác:

Tác giả tác phẩm: Một năm ở Tiểu học

Tác giả tác phẩm: Gió lạnh đầu mùa

Tác giả tác phẩm: Tuổi thơ tôi

Tác giả tác phẩm: Con gái của mẹ

Tác giả tác phẩm: Chiếc lá cuối cùng

1 1,218 22/01/2024
Tải về