Em bé thông minh - Tác giả tác phẩm Ngữ văn 6 - Chân trời sáng tạo

Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Em bé thông minh Ngữ văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 6. Mời các bạn đón xem:

1 1002 lượt xem
Tải về


Tác giả tác phẩm: Em bé thông minh - Ngữ văn 6

I. Tác phẩm Em bé thông minh

1. Thể loại

Truyện cổ tích là thể loại truyện kể dân gian, kết quả của trí tưởng tượng dân gian, xoay quanh cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật. Qua đó thể hiện cách nhìn, cách nghĩ của người xưa đối với cuộc sống, đồng thời nói lên ước mơ về một xã hội công bằng tốt đẹp.

2. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả.

3. Người kể chuyện: Ngôi thứ ba.

4. Tóm tắt tác phẩm Em bé thông minh

Có ông vua nọ sai viên quan tìm người tài giỏi. Viên quan đi khắp nơi để tìm. Khi qua một cánh đồng thấy hai cha con đang làm ruộng. Viên quan đã ra câu đố trâu một ngày cày được mấy đường. Đứa bé hỏi ngược lại: Ngựa một ngày đi được mấy bước ông ta cứng miệng cho đấy là người có tài viên quan về tâu với Vua. Vua ra câu đố làm cho trâu đực đẻ con, thịt một con chim sẻ dọn ba cỗ thức ăn. Cậu bé giải đố bằng cách: Ba cậu không đẻ, rèn cây dao bằng kim. Vua phục tài ban thưởng cho cậu. Vua láng giềng muốn xâm phạm bờ cõi nước ta sai sứ đem một vỏ ốc đố làm cách nào xâu chỉ qua được. Cậu bé giúp vua giải đố: Lấy con kiến càng cột chỉ vào, thoa mỡ đầu bên kia kiến đánh hơi sang trước sự thán phục của sứ giả. Vua phong em bé làm Trạng Nguyên, xây dinh thự bên hoàng cung để tiện hỏi han.

Em bé thông minh - Ngữ văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

5. Bố cục tác phẩm Em bé thông minh (3 phần):

- Phần 1 (Từ đầu đến ...lỗi lạc): Vua sai quan đi khắp nơi tìm người tài giỏi giúp nước.

- Phần 2 (Tiếp theo đến …láng giềng): Sự mưu trí, thông minh của em bé qua các lần thử thách.

- Phần 3 (Còn lại): Em bé trở thành trạng nguyên.

6. Giá trị nội dung tác phẩm Em bé thông minh

- Truyện đề cao trí thông minh, trí khôn dân gian (qua hình thức giải những câu đố và vượt qua những thử thách oái oăm)

- Tạo ra tiếng cười vui vẻ và hồn nhiên trong đời sống hằng ngày.

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Em bé thông minh

- Là truyện cổ tích kể về nhân vật thông minh, có nhiều tình huống bất ngờ và thú vị.

- Dùng câu đố thử tài, tạo tình huống thử thách nhân vật để bộc lộ tài năng, phẩm chất.

- Cách dẫn dắt sự việc cùng mức độ tăng dần của những câu đố, và cách giải đố tạo tiếng cười hài hước.

II. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Em bé thông minh

1. Hình thức thử tài

- Hình thức: Dùng câu đố để thử tài

- Tác dụng

+ Tạo thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất

+ Tạo tình huống cho cốt truyện phát triển

+ Gây hứng thú, hồi hộp cho người nghe

2. Sự mưu trí, thông minh của em bé qua các lần thử thách

Thử thách

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 4

Đối tượng

Viên quan

Nhà vua

Nhà vua

Sứ thần nước ngoài

Tính chất nghiêm trọng

Cả làng phải chịu tội

Liên quan đến vận mệnh quốc gia.

So sánh

Với người cha

Với dân làng

Với nhà vua

Với vua, quan, đại thần, các ông trạng và các nhà thông thái

Nội dung

"Trâu của lão một ngày cày được mấy đường?"

→ Oái oăm, bất ngờ khó trả lời

"Nuôi làm sao để 3 trâu đực đẻ được 9 con?"

→ Oái oăm, phi lí đến mức trái qui luật tự nhiên.

Làm ba cỗ thức ăn bằng một con chim sẻ.

Xâu chỉ qua đường ruột ốc vặn.

Cách giải

Hỏi vặn lại: "Ngựa của ông một ngày đi được mấy bước?"

Dùng phép “Gậy ông đập lưng ông” làm vua tự nói ra điều phi lý

Hỏi vặn lại: Đưa cây kim nhờ vua rèn thành một con dao.

Câu hát dân gian

Thú vị

Đẩy thế bị động về người ra câu đố (lần 1 + lần 3) và làm cho người ra câu đố thấy cái phi lí (lần 2)

Kinh nghiệm trong đời sống dân gian

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 6 hay, chi tiết khác:

Tác giả tác phẩm: Chuyện cổ nước mình

Tác giả tác phẩm: Non-bu và Heng-bu

Tác giả tác phẩm: Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương

Tác giả tác phẩm: Việt Nam quê hương ta

Tác giả tác phẩm: Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…”

1 1002 lượt xem
Tải về