Soạn bài Viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện trang 91 (Chân trời sáng tạo)

Hướng dẫn soạn bài Viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện bộ sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện để chuẩn bị bài và soạn văn 6. Mời các bạn đón xem:

1 4948 lượt xem
Tải về


Soạn bài Viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện Chân trời sáng tạo

A. Soạn bài Viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện của tuổi trẻ ngắn gọn:

Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản: Thuyết minh thuật lại sự kiện Hội khỏe Phù Đổng của trường em.

Mở bài: “Sáng nay,... của trường” Giới thiệu sự kiện, thời gian, địa điểm.

Thân bài: Người viết thuật lại sự kiện “Sân trường...cầu mây…” (Sử dụng các cụm từ chỉ thời điểm, thời gian gắn với diễn biến của sự kiện + Cung cấp số liệu cụ thể chính xác về sự kiện).

- Khung cảnh, cách bài trí nơi diễn ra sự kiện “Sân trường… làng Phủ Đổng.”.

- Diễn biến theo trình tự thời gian và các thông tin về sự kiện “Buổi lễ bắt đầu lúc 8 giờ sáng… cầu mây,...”.

Kết bài: Người viết phát biểu cảm nhận, đánh giá về sự kiện “Lễ khai mạc… trong tâm trí em.”.

Từ bài viết trên, em hãy xác định các đặc điểm của loại văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

1. Các thông tin về tên sự kiện, thời gian và địa điểm được giới thiệu như thế nào trong bài viết?

Các thông tin về tên sự kiện, thời gian và địa điểm được giới thiệu rõ ràng và cụ thể ngay trong phần mở bài.

2. Người viết đã thuật lại những hoạt động nào của sự kiện? Nhận xét về cách sắp xếp các hoạt động.

Người viết đã thuật lại những hoạt động của sự kiện theo trình tự thời gian:

- Nghi thức và khai mạc.

- Cuộc diễu hành.

- Chương trình đồng diễn thể dục.

- Thi đấu.

3. Khi thuật lại sự kiện, người viết đã đưa ra những thông tin cụ thể nào?

Khi thuật lại sự việc người viết đã đưa ra các thông tin cụ thể về thời gian, thời điểm gắn với diễn biến của sự kiện, cung cấp số liệu chính xác về sự kiện.

4. Người viết nêu cảm nhận hoặc nhận xét , đánh giá gì về sự kiện?

Người viết nêu cảm nhận hoặc nhận xét , đánh giá về sự kiện thật vui vẻ, tưng bừng, có lẽ mãi in đậm sâu trong tâm trí.

Đề bài: Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến.

Hướng dẫn quy trình viết 

Để có được bài viết tốt, em cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết.

Xác định đề tài.

Em có thể chọn sự kiện để thuật lại dựa vào gợi ý sau:

- Sự kiện mà em đã tham gia hoặc chứng kiến.

- Sự kiện mà em yêu thích, có hứng thú để thuật lại.

- Sự kiện thuận lợi cho em trong việc quan sát thực tế, tìm kiếm tư liệu, thông tin để chuẩn bị cho bài viết.

Ví dụ: Lễ khai giảng bài giảng năm học, lễ chào cờ và sinh hoạt đầu tuần, Hội khỏe Phù Đổng tổ chức hàng năm ở trường hoặc ở địa phương em, đêm hội Trăng rằm tổ chức cho thiếu nhi ở trường hoặc thôn xóm khu phố.

Thu thập tư liệu.

Tư liệu liên quan đến sự kiện mà em cần thuyết minh có thể thu thập từ những nguồn khác nhau:

- Những hồi tưởng và ghi chép về một số hoạt động chính trong sự kiện mà em đã tham dự, chứng kiến.

- Những bài báo, hồi ký, trang web viết về sự kiện mà em muốn thuật lại. Em có thể thống kê các dữ liệu tìm được dựa trên bảng sau:

Tư liệu

Tác giả/ Nguồn

Thông tin có thể sử dụng

Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ có thể sử dụng

       
       
       

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý.

Tìm ý.

Để hình thành ý tưởng, tìm ý cho bài viết, em hãy ghi lại những gì xảy ra trong đầu dựa vào sơ đồ sau:

Thời gian, địa điểm.

Những hoạt động chính.

Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ có thể sử dụng.

Cảm nhận, nhận xét, đánh giá về sự kiện.

Lập dàn ý.

Tiếp theo, theo em hãy xác định các hoạt động chính và sắp xếp Chúng theo một trình tự hợp lý, bằng cách:

- Tìm các tấm ảnh liên quan đến cảnh sinh hoạt có thể đã được em lưu giữ để đưa vào bài viết.

- Xác định một số định hướng cho bài viết như: bắt đầu thuật lại từ đâu, hoạt động nào trước, hoạt động nào sau, kết thúc ở đâu; câu kết hợp thuật với miêu tả, biểu cảm mức độ nào nào; hình ảnh, hoạt động nào trong lễ, hội là điểm nhấn;...

- Hình dung về mạch gắn kết giữa mở bài, kết bài và thân bài (cần đặc biệt lưu ý đến việc làm thế nào để giúp người đọc hình dung rõ về sự kiện) và lập dàn ý cho bài viết theo một trình tự logic dưới dạng đề cương hoặc sơ đồ.

Dàn ý của bài văn thuật lại một sự kiện gồm 3 phần như sau:

Mở bài: Giới thiệu sự kiện được thuật lại (sự kiện gì, diễn ra ở đâu, vào thời điểm nào,...).

Thân bài:

Lần lượt thuật lại các hoạt động trong sự kiện theo diễn biến thời gian. Người viết cần: (1) Tập trung vào một vài điểm nhấn của sự kiện (ví dụ: sự kiện, hình ảnh, nhân vật nổi bật,...; (2) Sử dụng thông tin chính xác, tin cậy; (3) Sử dụng hình ảnh minh họa nếu có điều kiện.

Diễn biến của các hoạt động được sắp xếp ở phần thân bài tùy thuộc vào đặc điểm thời gian, không gian, quy mô của sự kiện. Các ý trong phần thân bài có thể được sắp xếp theo trình tự sau:

- Quang cảnh, không khí nơi sự kiện diễn ra.

- Sự việc. hoạt động mở đầu.

- Các sự việc, hoạt động tiếp theo.

- Sự việc, hoạt động cuối cùng.

Kết bài:  Hãy đưa ra lời nhận xét, đánh giá hoặc nêu cảm nhận chung về sự kiện. 

Bước 3: Viết bài. 

Dựa vào dàn ý, em hãy viết thành một bài văn hoàn chỉnh. Khi viết, cần đảm bảo yêu cầu của kiểu bài thuyết minh về một sự kiện.

Bài viết tham khảo

Từ nhỏ, em đã từng được tham gia rất nhiều lễ hội thú vị và ấn tượng. Nhưng lễ hội khiến em thích thú nhất chính là lễ hội Cầu ngư.

Lễ hội Cầu ngư được chuẩn bị hết sức cầu kì và cẩn thận, thể hiện sự thành kính và quan tâm của người dân nơi đây. Vào ngày tổ chức lễ hội, có rất đông người dân và khách du lịch đến xem và tham gia. Lễ hội Cầu ngư bắt đầu diễn ra từ lúc sáng sớm, với nghi thức Nghinh Ông. Hoạt động chính của nghi thức này, chính là việc rước kiệu Ông Nam Hải ra biển để lên thuyền rồng ra khơi. Những người được chọn để khiêng kiệu được tuyển chọn kĩ lưỡng, đều phải là thanh niên khỏe mạnh. Dọc đường kiệu di chuyển, người dân đứng thành hàng, dâng lễ vật và hương khói nghi ngút. Ra đến bờ biển, sẽ có sẵn mười lăm chiếc ghe xếp thành hình chữ V hướng ra biển, đầu mỗi ghe chuẩn bị lễ vật tươm tất. Đoàn ghe sẽ đi về phía Lăng Ông, trước cửa lăng có đoàn múa lân rất rộn ràng để đón chào.

Ngoài ra, lễ hội Cầu Ngư còn có hoạt động được rất nhiều người thích thú, đó chính là lễ sắc phong. Lễ gồm có hai đám rước, một đám đi từ phía Bắc, một đám đi từ phía Nam, cùng di chuyển về phía Lăng Ông. Dẫn đầu đoàn là đội múa lân, sư, rồng với âm thanh rộn ràng, điệu nhảy đẹp mắt. Phía sau, là những mô hình thuyền lớn, được trang trí bắt mắt, cầu kì. Thuyền có chở vài người ngư dân làm động tác mô phỏng cách chèo thuyền. Đặc biệt, mô hình chiếc thuyền đấy, được di chuyển nhờ khoảng hơn hai mươi thanh niên trai tráng vác ở phía dưới. Thật là tuyệt vời.

Đến với lễ hội Cầu ngư, em được chiêm ngưỡng những hoạt động ý nghĩa, được tham gia vào dòng người nô nức xem hội. Em mong rằng, những ngày hội như thế này sẽ được bảo tồn và duy trì mãi về sau.

Bước 4: Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm.

Xem lại và chỉnh sửa.

Sau khi viết xong bản thảo, em hãy tự kiểm tra, điều chỉnh những chi tiết liên quan đến nội dung và cấu trúc của bài viết dựa vào những gợi ý trong bảng sau:

Các phần của bài viết 

Nội dung kiểm tra 

Đạt/ Chưa đạt 

Mở bài

Giới thiệu rõ ràng về đề tài, không gian, thời gian diễn ra lễ hội.

 

Thân bài

Tái hiện được khung cảnh, không khí chung từ cái nhìn bao quát về nơi diễn ra lễ hội. 

Thuật lại các hoạt động theo diễn tiến thời gian của lễ hội.

Sử dụng thông tin chính xác, tin cậy.

Sử dụng các từ ngữ chỉ thời gian địa điểm phù hợp.

 

Kết bài

Nêu ra được nhận xét, đánh giá, cảm nhận của người viết về sự kiện.

 

Rút kinh nghiệm.

Trước tiên, em tự đánh giá lại bài làm của mình và trả lời câu hỏi: Việc viết bài văn này đã giúp em có thêm kinh nghiệm gì trong các bước thực hành viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện. Sau đó, lắng nghe nhận xét, góp ý của mọi người, suy nghĩ về cách hoàn thiện bài đã viết, rút kinh nghiệm cho bài viết sau.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện:

Thuyết minh thuật lại một sự kiện là kiểu bài người viết dùng lời văn và một số phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để thuật lại một sự kiện theo đúng diễn biến trong thực tế nhằm giúp người đọc, người nghe lắm được diễn biến của sự kiện và những thông tin liên quan đến sự kiện ấy.

Yêu cầu đối với kiểu bài

- Giới thiệu được sự kiện, thời gian và địa điểm diễn ra sự kiện.

- Thật lại đủ các hoạt động chính của sự kiện theo một trình tự hợp lý.

- Sử dụng thông tin chính xác, tin cậy trong khi thuật lại sự kiện.

- Đưa ra được nhận xét, đánh giá hoặc cảm nhận của người viết về sự kiện.

- Bài văn đảm bảo bố cục:

+ Mở bài: Giới thiệu sự kiện cần thuyết minh thuật lại.

+ Thân bài: Thuyết minh thuật lại sự kiện theo một trình tự hợp lý.

+ Kết bài: Phát biểu cảm nhận và đánh giá về sự kiện.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Tóm tắt nội dung trình bày của người khác trang 96

Ôn tập trang 96

Làm thế nào để giúp Cô Bé Rắc Rối lựa chọn sách?

Nói và nghe: Trình bày giải pháp và sản phẩm

Làm thế nào để bày tỏ tình cảm với ba mẹ?

1 4948 lượt xem
Tải về