Soạn bài Tuổi thơ tôi trang 12 (Chân trời sáng tạo)
Hướng dẫn soạn bài Tuổi thơ tôi bộ sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Tuổi thơ tôi để chuẩn bị bài và soạn văn 6. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Tuổi thơ tôi Chân trời sáng tạo
A. Soạn bài Tuổi thơ tôi ngắn gọn :
Chuẩn bị đọc
Câu hỏi (trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Trả lời:
- Em đã từng vô ý làm tổn thương người bạn thân của em.
- Đó là một lần vì bạn ốm nên nghỉ học nhiều ngày và nhờ em chép bài hộ trên lớp em đã nhận lời bạn nhưng vì lười nên em đã không giúp bạn. Mấy ngày đó không có gì để xem bài, bạn đã rất buồn còn em thì rất áy náy
Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1 (trang 13 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Vì sao Lợi nhất quyết không bán hay đổi chú dế lửa cho bạn?
Trả lời:
Lợi nhất quyết không bán hay đổi chú dế lửa vì dế lửa rất khỏe, đánh nhau không ai bì được. Con này nổi tiếng lì đòn, có hàm răng khỏe, dễ dàng cắn đứt những con dế than to gấp đôi.
Câu 2 (trang 14 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Em đoán xem, chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? Căn cứ vào yếu tố nào để đoán như vậy?
Trả lời:
- Theo em, chuyện xảy ra tiếp theo là Lợi sẽ bị thầy Phu thu mất con Dế Lửa
- Vì khi cả lớp đang chăm chú học bài nhưng Bảo lại dùng hộp diêm nhốt qua lớp vải, lắc đi lắc lại thật mạnh để dế nổi quạu, gáy inh ỏi.
Câu 3 (trang 14 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Thái độ của các bạn đối với Lợi cho thấy họ là người như thế nào?
Trả lời:
Thái độ của những người bạn cho lấy họ không phải là những người xấu, muốn con Dế Lửa gặp nguy hiểm. Mà chỉ là phút bốc đồng của trẻ con muốn trêu trọc, nghịch ngợm mà thôi.
Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1 (trang 15 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Trả lời:
Điều em ấn tượng nhất ở văn bản đó là những bài học ý nghĩa đắt giá, giáo dục mọi thế hệ. Chúng ta cần phải biết yêu thương loài vật. Trước khi làm việc gì cũng cần suy nghĩ thật kĩ vì đôi khi những hành động vô thức của mình có thể làm tổn thương tới những người khác.
Câu 2 (trang 15 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Trả lời:
Các cụm từ mà người kể chuyện dùng để nói về tính cách của nhận vật Lợi là: trùm sò, thu vén cá nhân, trả công, làm giàu.
Câu 3 (trang 15 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Trả lời
Khi biết dế lửa chết, Lợi đã khóc rưng rức vì Lợi đã mất đi con chiến mã thắng mọi đố thủ của mình. Lợi sợ sẽ thua các bạn trong những trò chơi sau và vì Lợi yêu quý chú dế này.
Câu 4 (trang 15 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Trả lời:
- Đám tang của dế lửa được Lợi và bạn bè cử hành trang trọng.
- Những chi tiết nào thể hiện điều đó là:
+ Lợi chôn chú dế dưới gốc cây bời lời sau vườn nhà nó.
+ Nó đặt vào hộp các-tông rồi bọc lại bằng tờ báo có in màu, buộc quanh bằng những sợi lá chuối tước mảnh.
+ Đám tang tất cả bạn bè đều có mặt, thậm chí thầy Phu cũng đến rất buồn bã và trang nghiêm.
+ Tôi cầm quốc, Lợi đào đất. Tôi cố đào thật sâu và vuông vức.
+ Cả bọn ném sỏi vào quan tài của chú dế và ném cho thật đầy.
Câu 5 (trang 15 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Trả lời:
a. Nhân vật được nói đến nhiều nhất là Lợi. Bởi lẽ mọi diễn biến chính của câu chuyện đều xoay quanh nhân vật này.
b. Dế lửa lúc đầu là nhân vật gây ra sự chia rẽ giữa Lợi và sau này là nhân vật khiến họ xích lại gần nhau hơn. Vì lúc đầu các bạn tìm mọi cách để phá chú dế của Lợi, để Lợi không còn thắng trên trường đua nhưng sau đó họ đã hối lỗi và cùng Lợi cử hành tang lễ nghiêm trang cho chú dế.
Câu 6 (trang 15 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Trả lời:
- Cái chết của chú Dế Lửa đã giúp các bạn nhận ra Lợi là một cậu bé giàu tình cảm và có trái tim nhân hậu.
- Sự thay đổi ấy đã góp phần thể hiện chủ đề của truyện, trong cuộc sống phải biết yêu thưởng, chia sẻ và thấu hiểu nhau.
Câu 7 (trang 15 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Từ câu chuyện trong Tuổi thơ tôi, em rút ra được bài học gì về cách ứng xử trong cuộc sống?
Trả lời
Từ câu chuyện em rút ra bài học trong cuộc sống chúng ta cần biết đồng cảm, sẻ chia và thấu hiểu nhau.
B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Tuổi thơ tôi:
I. Tác giả
1. Cuộc đời
- Nguyễn Nhật Ánh (sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955)
- Quê quán: làng Đo Đo, xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
- Trước khi trở thành nhà văn nổi tiếng, Nguyễn Nhật Ánh từng có thời gian đi dạy học, viết báo với nhiều bút danh như Chu Đình Ngạn, Lê Duy Cật, Đông Phương Sóc, Sóc Phương Đông,... Năm 13 tuổi, ông đã có thơ đăng báo.
2. Sự nghiệp văn học
a. Phong cách nghệ thuật
- Ông được coi là một trong những nhà văn thành công nhất viết sách cho tuổi thơ, tuổi mới lớn với hơn 100 tác phẩm các thể loại.
- Văn phong của ông tinh tế, dí dỏm, hồn nhiên.
b. Tác phẩm chính
- Tên tuổi của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh gắn liền với các tác phẩm làm say lòng độc giả bao thế hệ như Mắt biếc, Cỏn chút gì để nhớ, Hạ đỏ, Cô gái đến từ hôm qua, Chú bé rắc rối,… Truyện của ông được tái bản liên tục và chưa bao giờ giảm sức hút với những người yêu mến chất văn Nguyễn Nhật Ánh.
c. Giải thưởng
- Năm 1990, truyện dài “Chú bé rắc rối” được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao giải thưởng Văn học Trẻ hạng A.
- Năm 1995, ông được bầu chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong 20 năm (1975-1995) qua cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc về các gương mặt trẻ tiêu biểu trên mọi lĩnh vực của Thành đoàn TP HCM và Báo Tuổi trẻ.
- Hội Nhà văn TP HCM chọn ông là một trong 20 nhà văn trẻ tiêu biểu trong 20 năm (1975-1995).
- Năm 2010, tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của ông được trao tặng Giải thưởng Văn học ASEAN.
II. Tác phẩm
1. Xuất xứ
- Văn bản được in trong Sương khói quê nhà, 2012.
2. Bố cục: 3 phần.
+ Phần 1 (Từ đầu đến dế mọi, dế cơm): Câu chuyện về Lợi và dế lửa.
+ Phần 2: (Tiếp đến ghét nó nữa): Tai họa từ sự chọc ghẹo của các bạn.
+ Phần 3 (Còn lại): Tang lễ của dế lửa.
3. Thể loại: hồi ký.
4. Phương thức biểu đạt: tự sự.
5. Nhân vật: “tôi”, Lợi, thầy Phu, đám bạn, chú dế.
6. Tóm tắt:
Tuổi thơ của nhân vật tôi gắn liền với trò chơi đá dế. Lợi là bạn của nhân vật tôi. Lợi lúc nào cũng nghĩ đến việc “thu vén cá nhân”, ai trong lớp nhờ chuyện gì cũng đòi trả công nó đàng hoàng. Lợi có con dế lửa, nó quý lắm, ai gạ gì cũng không đổi. Tụi trong lớp đâm ra ghét nên muốn trả thù Lợi, cho Lợi bẽ mặt. Thằng Bảo nghĩ ra cách làm cho con dế gáy ầm ĩ trong lớp, kết quả là con dế bị thầy thu. Thầy giáo vô tình để quên con dế dưới cặp khiến nó chết. Ai cũng thương chú dế và thương cả Lợi nữa. Thầy giáo, mọi người đều có mặt, buồn bã, trang nghiêm nhìn Lợi chôn cất chú dế. Đó là kỉ niệm tuổi thơ mà tôi không bao giờ quên.
7. Giá trị nội dung
Tuổi thơ tôi là những hồi ức của nhân vật tôi về Lợi và chú dế lửa. Qua câu chuyện đáng tiếc ấy, tác giả nhắn nhủ mọi người cần có sự cảm thông, sẻ chia trong cuộc sống.
8. Giá trị nghệ thuật
- Thể loại hồi kí cùng với sự kết hợp của kết cấu truyện lồng trong truyện cùng hệ thống từ ngữ gần gũi, phù hợp với đối tượng lời nói.
- Nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật, đặc biệt là nhân vật trẻ em, khiến câu chuyện diễn ra sinh động, ấn tượng.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:
Viết biên bản về một cuộc họp, cuộc thảo luận hay một vụ việc
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Địa Lí 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa Lí 6 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa Lí 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 6 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch sử lớp 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk GDCD 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt GDCD 6 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết GDCD 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Công nghệ 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Công nghệ 6 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Công nghệ 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 6 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 6 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 6 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 6 - Chân trời sáng tạo
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 Chân trời sáng tạo (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 6 - Friends plus
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 6 Friends plus đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sbt Tiếng Anh 6 - Friends plus
- Bài tập Tiếng Anh 6 Friends plus theo Unit có đáp án