Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân trang 25 (Chân trời sáng tạo)

Hướng dẫn soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân bộ sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân để chuẩn bị bài và soạn văn 6. Mời các bạn đón xem:

1 20,375 21/10/2022
Tải về


Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân Chân trời sáng tạo

A. Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân ngắn gọn :

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 27 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Nguồn gốc: bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa.

- Mục đích của hội thổi cơm: hội thi là dịp để trai tráng trong làng đua tài khoẻ mạnh, thông minh khi lấy lửa, là dịp gái làng thể hiện bàn tay khéo léo để có cơm dẻo tiếp binh lương. Hội thi còn mang đến những tiếng cười hồn nhiên, sảng khoái của người nông dân sau những ngày lao động mệt mỏi.

Câu 2 (trang 27 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Hội thi thể hiện được nét đẹp truyền thống của dân tộc thông qua việc thổi cơm và cũng là một phần tưởng nhớ sự vất vả của cha ông xưa kia trong quá trình đánh giặc. - Qua đó, hội thi cũng thể hiện sự khéo léo và nhanh nhẹn của con người Việt Nam.

Câu 3 (trang 27 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

      Những lễ hội như hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân giúp em hiểu thêm về những lễ hội xa xưa của cha ông ta lưu truyền qua nhiều thế hệ và quan trọng là sự vất vả của cha ông trong quá trình giữ nước xưa kia. Lễ hội cũng giúp em hiểu thêm những nét đẹp của văn hoá dân tộc, của nghề trồng lúa nước và từ đó em càng yêu thêm nước mình và càng trân trọng hạt lúa được làm ra.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân:

I. Tác phẩm

1. Bố cục: 3 phần

+ Phần 1: từ đầu đến "các xóm trong làng": giới thiệu về hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân

+ Phần 2: tiếp theo đến "đối với dân làng": Miêu tả lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

+ Phần 3: còn lại: đánh giá và những cảm nhận về hội thổi cơm thi ở Đồng Vân đối với văn hóa dân tộc

2. Tóm tắt:

Cứ đến ngày rằm tháng Giêng, làng Đồng Vân lại mở hội thổi cơm thi. Hội thổi cơm thi có rất nhiều nét độc đáo từ quy trình lấy lửa cho đến cách nấu.  Các đội vừa thổi cơm vừa đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem hội. Sau độ một giờ rưỡi, các nồi cơm được lần lượt trình trước cửa đình. Mỗi nồi cơm được đánh một số để giữ bí mật. Ban giám khảo chấm theo ba tiêu chuẩn: cơm trắng, dẻo và không có cháy. Cuộc thi nào cũng hồi hộp và việc giật giải đã trở thành niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng.

Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

3. Giá trị nội dung:

- Tác phẩm tái hiện lễ hội thổi cơm thi như một truyền thống tốt đẹp của làng Đồng Vân

- Cho thấy sự tài hoa, khéo léo và thông minh tháo vát của những con người tham gia lễ hội

- Khẳng định sự ý nghĩa và nét độc đáo của lễ hội thổi cơm thi đối với văn hóa dân tộc

4. Giá trị nghệ thuật:

- Kết hợp giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm

- Giọng văn ca ngợi, thuần Việt, dễ hiểu.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Thực hành Tiếng Việt

Bánh chưng, bánh giầy

Tóm tắt nội dung chính của một văn bản bằng sơ đồ

Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất

Ôn tập

1 20,375 21/10/2022
Tải về