Soạn bài Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng trang 66 (Chân trời sáng tạo)

Hướng dẫn soạn bài Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng bộ sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng để chuẩn bị bài và soạn văn 6. Mời các bạn đón xem:

1 1,589 21/10/2022
Tải về


Soạn bài Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng Chân trời sáng tạo

A. Soạn bài Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng ngắn gọn :

Câu 1 (trang 67 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Theo tác giả, hai hình ảnh đặc sắc của quê hương đã được khắc hoạ: vẻ đẹp cả cánh đồng lúa bao la, trù phú, tốt tươi, đầy sức sống. Trên nền thiên nhiên đó là vẻ đẹp của người con gái thon thả, mảnh mai, duyên dáng và đầy sức sống.

=> Hai hình ảnh – cánh đồng và cô gái đã hợp thành bức tranh đồng quê đầy tươi sáng, sinh động.

Câu 2 (trang 67 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật độc đáo: Hai dòng thơ đầu được kéo dài tới 12 tiếng, sử dụng nhiều biện pháp tu từ như đối xứng, điệp ngữ, điệp từ, ngôn ngữ mang màu sắc địa phương.

- Bài ca dao có nhiều cách hiểu ở hai dòng thơ cuối: Hai dòng thơ cuối có thể là lời của cô gái nhưng cũng có thể là lời của chàng trai, từ đó tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau về ý nghĩa của câu ca dao.

Câu 4 (trang 67 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Cảm xúc của tác giả và một số chi tiết làm căn cứ:

- Sự yêu mến, trân trọng với vẻ đẹp của thiên nhiên và con người quê hương.

- Thể hiện sự bất ngờ, thú vị bởi sự sâu sắc của bài thơ.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng:

I. Tác giả

1. Cuộc đời

- Phó giáo sư, tiến sĩ Bùi Mạnh Nhị sinh năm 1955 tại Nam Định.

- Ông là giảng viên của trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời là nhà nghiên cứu văn học Việt Nam.

Soạn bài Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng Chân trời sáng tạo (ảnh 1)2. Sự nghiệp văn học

a. Tác phẩm chính

- Bùi Mạnh Nhị (1980), Sen Tháp Mười (Ca dao miền Nam về Chủ tịch Hồ Chí Minh), Nxb TP.HCM, 100 tr.

- Bùi Mạnh Nhị (1980), Phương ngôn Việt Nam, Luận văn Cao học, bảo vệ tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

a. Giải thưởng

Nhà giáo Ưu tú Huân chương Lao động hạng Nhất.

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

Phân tích tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012.

2. Thể loại: văn nghị luận.

3. Bố cục:

- Phần 1: Từ đầu đến “nắng hồng ban mai” (Giới thiệu về vấn đề nghị luận).

- Đoạn 2: Tiếp theo đến “kín đáo, tế nhị” (Phân tích cái hay của bài thơ).

- Đoạn 3: Còn lại (Tổng kết lại giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ).

Soạn bài Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng Chân trời sáng tạo (ảnh 1)4. Giá trị nội dung:

- Tác giả đã nêu lên cảm xúc của mình trước bài ca dao.

- Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Nam.

5. Giá trị nghệ thuật:

Văn bản nghị luận lí lẽ sắc bén, dẫn chứng cụ thể, rõ ràng.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Thực hành tiếng Việt

Hoa bìm

Làm một bài thơ lục bát

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát

Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát

1 1,589 21/10/2022
Tải về