Soạn bài Cô Gió mất tên trang 98 (Chân trời sáng tạo)

Hướng dẫn soạn bài Cô Gió mất tên bộ sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Cô Gió mất tên để chuẩn bị bài và soạn văn 6. Mời các bạn đón xem:

1 3949 lượt xem
Tải về


Soạn bài Cô Gió mất tên Chân trời sáng tạo

A. Soạn bài Cô Gió mất tên ngắn gọn:

Hướng dẫn đọc

Câu 1 (trang 102 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Các đặc điểm của truyện đồng thoại:

- Nhân vật là các loài vật, đồ vật đã được nhân hoá: trong văn bản này các nhân vật là cô Gió, hoa tầm xuân, chị Hũ, bạn ngô, bác lau sậy, chú Ong vàng có lời nói, cử chỉ như con người.

- Thể hiện đặc điểm sinh hoạt của sự vật như các chi tiết: cô Gió vừa vội vã bay đi, cô dừng lại một vài giây rồi từ từ thổi hơi mát vao giường bà… Qua những đặc điểm đó cũng thể hiện đặc điểm tính cách của con người đó là sự quan tâm, chăm sóc dành cho mọi người.

Câu 2 (trang 102 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Cô gió không có dáng hình và không ai thấy cô nhưng cô vẫn âm thầm làm những việc tốt. Câu chuyện muốn gửi đến chúng ta bài học về những việc tốt, chúng ta hãy cứ gieo những mầm yêu thương và tốt đẹp mà không cần người khác phải biết đến hay biểu dương vì những yêu thương cho đi thì tự khắc ta đã cảm thấy hạnh phúc.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Cô gió mất tên:

I. Tác giả

1. Cuộc đời

- Xuân Quỳnh (1942 - 1988) 

- Quê quán: La Khê - thành phố Hà Đông - Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

- Cuộc đời bất hạnh, luôn khát khao tình yêu, mái ấm gia đình và tình mẫu tử.

Soạn bài Cô Gió mất tên Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

2. Sự nghiệp văn học

a. Tác phẩm chính

- Hoa dọc chiến hào (1968); Gió Lào cát trắng (1974) ; Tự hát (1984); Hoa cỏ may (1989),...

b. Phong cách sáng tác

- Thơ bà là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường.

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

- In trong tập Những câu chuyện hay viết cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng, 2014.

2. Thể loại: truyện đồng thoại.

3. Bố cục:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến “thoáng qua rồi biến mất”): Giới thiệu về cô Gió.

- Đoạn 2 (Tiếp theo đến “tìm thấy tên rồi”): Hành trình tìm kiếm tên gọi của cô gió.

- Đoạn 3 (Đoạn còn lại): Niềm hạnh phúc của cô Gió khi nhận ra ý nghĩa của mình.

4. Tóm tắt:

Cô gió không có hình dáng, màu sắc nhưng lại rất tốt bụng và hay giúp đỡ mọi người. Vào một lần trên đường đi giúp bạn Ong trở về nhà vì bạn ấy bị lạc đàn. Cô đã chui vào một căn nhà, trong nhà không ai biết tới sự xuất hiện của cô gió dù cô đã chui vào chiếc đài truyền thanh, hộp xà phòng thơm và chui vào cái hũ nút. Cô buồn bã và khóc rất nhiều nhưng chẳng ai biết để an ủi, vỗ về cô cả. Lúc này cô chợt nhớ ra mình phải đi giúp đỡ bạn ong cô hốt hoảng bay đi và mong sẽ tìm được cái tên của mình ở nơi nào đó. Và cô đã tìm thấy tên mình khi những con thuyền trên bãi cát thấy gió bèn nhổ neo ra khơi, khi tỏa hơi mát của dòng suối ra khắp bờ cây. Lúc này cô rất vui vì đã tìm thấy cái tên của mình, dù cô không có hình dáng, màu sắc nhưng cô có ích cho cuộc đời nên mọi người vẫn nhận ra cô và gọi cô là Gió.

Soạn bài Cô Gió mất tên Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

5. Giá trị nội dung:

Câu chuyện Cô gió mất tên kể về cuộc hành trình đi làm việc tốt giúp đời của cô Gió và quá trình tìm lại tên của chính cô. Qua câu chuyện, chúng ta có thể rút ra được bài học về cách làm việc tốt. Những việc tốt mà chúng ta làm, dù có được nhìn thấy hay không thì cũng sẽ khiến cho bản thân vui vẻ nhẹ nhàng hơn và nhận được sự yêu quý từ mọi người.

6. Giá trị nghệ thuật:

Truyện đồng thoại với lối nhân cách hóa các sự vật trong cuộc sống kết hợp các biện pháp tu từ điệp, liệt kê.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Kể lại một trải nghiệm của bản thân

Kể lại một trải nghiệm của bản thân (tiếp)

Ôn tập

Tri thức ngữ văn

Lao xao ngày hè

1 3949 lượt xem
Tải về