Soạn bài Chuyện cổ nước mình trang 46 (Chân trời sáng tạo)

Hướng dẫn soạn bài Chuyện cổ nước mình bộ sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Chuyện cổ nước mình để chuẩn bị bài và soạn văn 6. Mời các bạn đón xem:

1 9,264 21/10/2022
Tải về


Soạn bài Chuyện cổ nước mình Chân trời sáng tạo

A. Soạn bài Chuyện cổ nước mình ngắn gọn :

Suy ngẫm và phản hồi:

Câu 1 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Tìm những câu thơ cho biết lí do tác giả yêu chuyện cổ nước nhà.

Trả lời:

Những câu thơ cho biết lí do tác giả yêu chuyện cổ nước nhà:

Tôi yêu chuyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì gặp người tiên độ trì.

Câu 2 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Em hiểu thế nào về các câu thơ "Đời cha ông với đời tôi/ Như cha ông với chân trời đã xa/ Chỉ còn chuyện cổ thiết tha/ Cho tôi nhận mặt ông cha của mình".

Trả lời:

Câu thơ trên có thể hiểu: Đời cha ông đã đi qua từ rất xa và đến thời của chúng ta đã khác nhiều. Nhờ vào những áng chuyện cổ mà chúng ta mới hiểu và mới biết được đời của cha ông ta thuở xưa có những gì và đã diễn ra như thế nào. Những câu chuyện cổ chính là kho tàng lưu giữ lại lịch sử, truyền thống văn hoá để con cháu đời nay có thể hiểu về đất nước mình, cha ông mình.

Câu 3 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Theo em, cụm từ "người thơm" trong câu "thị thơm thì giấu người thơm" có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Cụm từ “người thơm” trong câu "thị thơm thì giấu người thơm" được hiểu là con người hiền lành, nhân hậu, lương thiện (chính là nàng Tấm trong truyện cổ Tấm Cám).

Câu 4 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Qua câu thơ "Tôi nghe chuyện cổ thầm thì/ Lời cha ông dạy cũng vì đời sau", tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp gì?

Trả lời:

Qua câu thơ "Tôi nghe chuyện cổ thầm thì/ Lời cha ông dạy cũng vì đời sau", tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp: những câu chuyện cổ là những bài học sâu sắc, có ý nghĩa sâu xa mà cha ông ta đúc kết lại, nhằm răn dạy con cháu phải biết sống đúng đạo lí, gìn giữ những giá trị văn hoá của dân tộc.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Chuyện cổ nước mình :

I. Tác giả

a. Cuộc đời

- Lâm Thị Mỹ Dạ sinh năm 1949.

- Quê ở Quảng Bình.

Soạn bài Chuyện cổ nước mình Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

b. Sự nghiệp văn học

- Một số tác phẩm: Trái tim sinh nở (thơ, 1974), Danh ca của đất (truyện thiếu nhi, 1984), Hái tuổi em đầy tay (thơ, 1989), Đề tặng một giấc mơ (thơ, 1998)...

- Bà được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.

II. Tác phẩm

1. Thể thơ: Thơ lục bát.

2. Bố cục:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “phật, tiên độ trì” (Tình cảm của tác giả dành cho chuyện cổ).

- Đoạn 2: Tiếp theo đến “rặng dừa nghiêng soi” (chuyện cổ là bài học tác giả mang theo bên mình).

- Đoạn 3: Tiếp theo đến “ông cha của mình” (Truyện cổ lưu giữ những điều quý giá từ ngàn xưa).

- Đoạn 4: Tiếp theo đến “chẳng ra việc gì” (Những bài học từ chuyện cổ).

- Đoạn 5: Phần còn lại (Lòng biết ơn của tác giả với chuyện cổ).

Soạn bài Chuyện cổ nước mình Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

4. Giá trị nội dung:

- Bài thơ nói về tình cảm của tác giả dành cho những câu chuyện cổ tích Việt Nam. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu vừa thông minh, chứa đựng những kinh nghiệm sống vô cùng quý báu của cha ông.

5. Giá trị nghệ thuật:

- Thể thơ lục bát gần gũi với văn học dân gian.

- Giọng điệu nhẹ nhàng, trữ tình, sâu lắng.

- Vận dụng khéo léo, thành công các hình ảnh văn học dân gian và màu sắc ca dao, dân ca.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Thực hành Tiếng Việt

Non – bu và Heng – bu

Kể lại một truyện cổ tích

Kể lại một truyện cổ tích (tiếp)

Ôn tập

1 9,264 21/10/2022
Tải về