Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 60 (Chân trời sáng tạo)

Hướng dẫn soạn bài Tri thức ngữ văn bộ sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Tri thức ngữ văn để chuẩn bị bài và soạn văn 6. Mời các bạn đón xem:

1 1,752 21/10/2022
Tải về


Soạn bài Tri thức Ngữ văn Chân trời sáng tạo

Tri thức Đọc hiểu

Lục bát là gì?

- Lục bát là thể thơ có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam. Một cặp câu lục bát gồm một dòng 6 tiếng (dòng lục) và một dòng 8 tiếng (dòng bát).

- Về cách gieo vần tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng bát kế nó, tiếng thứ tám dòng bát vần với tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo.

- Về ngắt nhịp: thơ lục bát thường được ngắt nhịp chẵn, ví dụ như 2/2/2, 2/4/2, 4/4,...

- Về thanh điệu: sự phối hợp thanh điệu giữa các tiếng trong một cặp câu lục bát được thể hiện như sau:

Soạn bài Tri thức ngữ văn Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Các tiếng ở vị trí 1, 3, 5, 7 có thể được phối thanh tự do. Riêng các tiếng ở vị trí 2, 4, 6, 8 phải tuân thủ chặt chẽ theo quy định sau: tiếng thứ hai là thanh bằng; tiếng thứ tư là thanh trắc, riêng trong dòng bát, nếu tiếng thứ sáu là thanh bằng (ngang) thì tiếng thứ tám phải là thanh bằng (huyền và ngược lại. Ví dụ:

Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

(Trần Đăng Khoa, Đêm Côn Sơn)

- Lục bát biến thể là thể thơ lục bát được biến đổi về số tiếng, cách gieo vần, cách ngắt nhịp, cách phối hợp bằng trắc trong các dòng thơ.

- Hình ảnh là một yếu tố quan trọng của thơ, giúp người đọc “nhìn thấy, tưởng tượng ra điều mà nhà thơ miêu tả, cảm nhận qua các giác quan như: thính giác, khứu giác, vị giác, thị giác, xúc giác.

- Tính biểu cảm của văn bản văn học là khả năng văn bản gợi cho người đọc những cảm xúc như vui, buồn, yêu, ghét,..

Tri thức Tiếng việt

- Lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản

 Khi nói hoặc viết, người nói (viết) thường phải huy động vốn từ ngữ đã được tích luỹ (trong đó có những từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa) để lựa chọn những từ ngữ phù hợp nhất với việc thể hiện nội dung của văn bản.

Cách lựa chọn từ ngữ thích hợp khi nói hoặc viết: 

+ Xác định nội dung cần diễn đạt.

+ Huy động các từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa, từ đó lựa chọn những từ ngữ có khả năng diễn đạt chính xác nhất nội dung muôn thể hiện.

+ Chú ý khả năng kết hợp hài hoà giữa từ ngữ được lựa chọn với những từ ngữ được sử dụng trước và sau nó trong cùng một câu (đoạn) văn.

- Tác dụng

 Lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản giúp diễn đạt chính xác và hiệu quả điều mà người nói (viết) muốn thể hiện.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương

Việt Nam quê hương ta

Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng

Thực hành tiếng Việt

Hoa bìm

1 1,752 21/10/2022
Tải về