Soạn bài Tranh luận về một vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau (trang 106) Cánh diều

Với soạn bài Tranh luận về một vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau trang 106 Ngữ văn lớp 12 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 12.

1 33 21/10/2024


Soạn bài Tranh luận về một vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau trang 106

1. Định hướng

1.1. Ở Bài 7, các em đã được rèn luyện kĩ năng tranh luận về một vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau. Bài 9 tiếp tục rèn luyện kĩ năng này. Về mục đích, nội dung, cách thức và yêu cầu tranh luận, các em xem lại mục 1. Định hướng, phần Nói và nghe ở Bài 7 (trang 57 - 58) để vận dụng vào bài này; tập trung vào thực hành tranh luận theo hướng dẫn ở mục 2. Thực hành.

1.2. Để tranh luận về một vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau, các em cần xem lại các yêu cầu đã nêu ở Bài 7, mục 1. Định hướng, ý 1.2 (trang 58).

2. Thực hành

Bài tập (trang 107 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Về việc cho học sinh sử dụng điện thoại có kết nối mạng như một phương tiện học tập trong giờ học ở nhà trường, có người đồng tình nhưng có người lại phản đối. Các em hãy đóng vai người đồng tình và người phản đối để tranh luận về vấn đề này.

a) Chuẩn bị

Mỗi bên (cá nhân hoặc nhóm) cần lưu ý:

- Tìm hiểu kĩ về vấn đề cần tranh luận (học sinh sử dụng điện thoại có kết nối mạng như một phương tiện học tập trong giờ học ở nhà trường), thu thập thông tin về vấn đề từ nhiều nguồn khác nhau.

- Xác định rõ quan điểm của em hoặc quan điểm chung của nhóm về vấn đề (đồng tình hay phản đối).

- Cách thức, phương tiện để bảo vệ quan điểm của em / nhóm em.

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho bài nói bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:

+ Lí do nào khiến nhiều người cho rằng điện thoại có kết nối mạng như là một phương tiện học tập?

+ Việc sử dụng điện thoại như một phương tiện học tập mang lại những hiệu quả hay tác hại như thế nào?

+ Những cách sử dụng điện thoại như một phương tiện học tập thế nào là đúng, thế nào là sai?

+ Cần có những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả sử dụng điện thoại như một phương tiện học tập?

- Lập dàn ý cho bài trình bày ý kiến của bản thân hoặc nhóm bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần: mở đầu, nội dung chính, kết thúc.

c) Nói và nghe

Cuộc tranh luận tiến hành theo trình tự sau:

(1) Chủ toạ (người điều hành): nêu vấn đề cần tranh luận.

(2) Lần lượt các bên nêu quan điểm của mình.

(3) Các bên thực hiện tranh luận:

+ Hỏi – đáp với người có quan điểm khác để hiểu rõ hơn về vấn đề và nắm vững quan điểm của họ.

+ Bác bỏ ý kiến, quan điểm trái ngược; phân tích, chứng minh để bảo vệ quan điểm của em. Thao tác này có thể lặp đi lặp lại nhiều lần (thành nhiều vòng) để các bên nêu được tất cả các quan điểm, ý kiến của mình hoặc các quan điểm, ý kiến nảy sinh sau mỗi lần nghe giúp tranh luận đến cùng về vấn đề đã nêu.

(4) Chủ toạ nêu kết luận về vấn đề.

Những lưu ý đối với người nói và người nghe: Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 6, phần Nói và nghe, mục c (trang 31); đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở bài này.

* Bài nói mẫu tham khảo:

- Chủ tọa: Trong buổi học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng bàn luận về vấn đề “Liệu có nên cho học sinh sử dụng điện thoại có kết nối mạng như một phương tiện học tập trong giờ học hay không?”

- Bên đồng tình: Theo tôi, đây là một điều hoàn toàn hợp lý vì nó đưa đến nhiều lợi ích:

+ Thứ nhất, điện thoại có kết nối mạng giúp học sinh tiếp nhận thông tin và các kiến thức phục vụ học tập, là công cụ đắc lực trong việc tìm kiếm và tra cứu tư liệu học tập để mở rộng kiến thức.

+ Thứ hai, điện thoại có kết nối mạng giúp học sinh có thể lưu trữ và sắp xếp thông tin ngay trong giờ học dưới những hình ảnh trực quan như: sơ đồ, bảng biểu, hình vẽ, âm thanh,…, giúp các em có ấn tượng mạnh mẽ để khắc sâu hơn kiến thức.

+ Thứ ba, cho phép học sinh có cơ hội được đánh giá mức độ hiểu biết kiến thức mới ngay trong lớp học thông quá việc tham gia các ứng dụng đánh giá mà giáo viên hướng dẫn.

- Bên phản đối: Tôi thừa nhận những lợi ích của việc học sinh được sử dụng điện thoại có kết nối mạng trong giờ học. Tuy nhiên, điều này cũng kéo theo những hệ lụy không hề nhỏ.

+ Thứ nhất, việc cho học sinh kết nối mạng trong giờ học để tìm kiếm thông tin cũng đặt ra vấn đề về hiện tượng hỗn loạn thông tin hay sai lệch kiến thức. Bởi nguồn thông tin to lớn và có nhiều thông tin không được kiểm duyệt chặt chẽ, dẫn đến sự sai lầm trong nhận thức.

+ Thứ hai, điện thoại có kết nối mạng là một cám dỗ to lớn vì nó bao chứa theo những tiện ích giải trí khác nhau. Vì vậy, học sinh dễ sử dụng điện thoại ngoài mục đích phục vụ học tập.

+ Thứ ba, việc đánh giá học sinh trên điện thoại đưa đến sự tiện lợi và sinh động, kích thích tư duy, tuy nhiên, giáo viên có thể tìm kiếm nguồn thay thế như: bài kiểm tra, bảng biểu,…

- Bên đồng tình: Trước những tiêu cực trong việc sử dụng điện thoại kết nối mạng trong giờ học, tôi xin đưa ra một số giải pháp như sau:

+ Đầu tiên, về vấn đề hỗn loạn thông tin và sai lệch kiến thức. Trước khi sử dụng điện thoại kết nối mạng, chúng ta có thể hướng dẫn học sinh cách chọn lọc

thông tin và tìm nguồn tra cứu phù hợp.

+ Thứ hai, tránh tình trạng học sinh sử dụng điện thoại vì mục đích riêng, về phía nhà trường, cung cấp mạng di động cho học sinh chỉ cho phép đăng nhập vào một số website giáo dục nhất định và điện thoại của học sinh chỉ được phép cài đặt một số ứng dụng nhất định. Trong lớp học, giáo viên chỉ cho phép học sinh sử dụng điện thoại ở khung thời gian nhất định như lúc làm bài tập hay lúc cần trả lời câu hỏi.

- Bên phản đối: Tôi đồng tình với những biện pháp nêu trên. Sử dụng điện thoại kết nối mạng mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên cần phải quản lý chặt chẽ và hướng dẫn học sinh sử dụng điện thoại kết nối mạng một cách đúng đắn.

- Chủ tọa: Như vậy, sau cuộc tranh luận giữa hai bên, chúng ta đều nhận ra lợi ích của việc cho học sinh sử dụng điện thoại có kết nối mạng như một phương tiện học tập trong giờ học. Tuy nhiên, song song với đó, chúng ta cần có sự quán triệt hợp lý và quản lý chặt chẽ để ngăn chặn tình trạng học sinh sử dụng điện thoại vào việc cá nhân và thu thập những thông tin không chính xác.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 6, phần Nói và nghe, mục d (trang 31); đối chiếu dàn ý đề văn đã làm ở bài này.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Thực hành tiếng Việt trang 101

Viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội

Xô-phi-a Cô-va-lep-xcai-a người phụ nữ phi thường

Hướng dẫn tự học trang 113

I. Tổng kết lịch sử văn học

1 33 21/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: