Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Thời gian (trang 72) Cánh diều

Với soạn bài Thực hành đọc hiểu: Thời gian trang 72 Ngữ văn lớp 12 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 12.

1 159 21/10/2024


Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Thời gian trang 72

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 72 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

- Tìm hiểu và ghi lại những thông tin cần thiết về nhà thơ Văn Cao để vận dụng vào đọc hiểu bài thơ Thời gian.

- Đọc trước bài thơ Thời gian và ghi lại những cảm nhận đầu tiên của em về tác phẩm.

- Hãy nhớ lại một trải nghiệm khó quên về vai trò của thời gian đối với cuộc sống của em hoặc những người xung quanh.

- Em nghĩ gì về ý nghĩa của những câu nói sau:

+ “Một giờ không phải một giờ, đó là một chiếc bình đầy hương vị, âm thanh, dự kiến và hoàn cảnh.” (Mác-xen Prút - Marcel Proust)

+ “Đừng đi qua thời gian mà không để lại dấu vết.” (Ken-thau-din - Cantauzene)

Trả lời:

* Tác giả Văn Cao :

- Văn Cao (1923 - 1995) tên thật là Nguyễn Văn Cao.

- Quê quán: Quê ông ở Nam Định nhưng ông sinh ra và lớn lên ở Hải Phòng, đây cũng là nơi ông bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình.

- Đặc điểm sáng tác: Văn Cao nổi bật ở nhiều thể loại, đặc biệt là ở lĩnh vực âm nhạc, có năng khiếu ở nhiều lĩnh vực khác như hội họa, viết văn. Giai đoạn đầu sáng tác, Văn Cao chủ yếu viết về nhạc tiền chiến sau đó mới chuyển sang viết văn, những tác phẩm của ông nổi bật và được văn học Việt Nam đánh giá cao.

* Cảm nhận đầu tiên của em về tác phẩm: Bài thơ được viết bằng thể thơ tự do giúp tác giả thể hiện được hết tâm tư vào tác phẩm. Ngôn ngữ thơ rất giản dị và hàm súc nhưng để lại ấn tượng trong lòng người đọc. Qua bài thơ, tác giả thể hiện những giá trị nghệ thuật và tình yêu luôn vượt lên tất cả, không bao giờ bị thời gian lụi tàn, mãi mãi vẫn còn đó trong dòng thời gian vĩnh cửu.

* Vai trò của thời gian đối với cuộc sống: Thời gian là một thứ vô hình nhưng lại vô cùng quý giá. Nhắc đến sự quý giá ấy, em lại nhớ về kí ức ngày hôm ấy, trên bản tin, em đọc được tin một người thanh niên đã không qua khỏi bởi căn bệnh đột quỵ. Điều đó làm em thức tỉnh, chỉ cần nhanh hơn ít phút thôi mà số phận con người lại mong manh đến thế, em chợt nhận ra mình cần coi trọng thời gian hơn nữa và ngừng lãng phí nó. Mỗi con người cần phải biết trân quý khoảng thời gian hữu hạn của bản thân, phải làm cuộc sống trở nên ý nghĩa, đóng góp nhiều giá trị tốt đẹp cho cộng đồng.

* Ý nghĩa của những câu nói

- “Một giờ không phải một giờ, đó là một chiếc bình đầy hương vị, âm thanh, dự kiến và hoàn cảnh.” Câu nói như một lời khuyên nhủ con người ta hãy sống và tận hưởng từng phút giây với những sắc thái đổi thay của cuộc đời. Thời gian không chỉ là dòng chảy không ngừng, vô tận mà nó còn là nơi chất chứa muôn vị của cuộc sống này.

- “Đừng đi qua thời gian mà không để lại dấu vết.”. Câu nói thể hiện ý nghĩa của cuộc đời. Cuộc đời sẽ trở nên vô vị và nhàm chán biết bao nếu chúng ta không làm gì ý nghĩa. Vì vậy, hãy biết tận dụng thời gian vào những điều có ích, ta sẽ nhận ra ý nghĩa cuộc đời.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Bài thơ nói về sự chảy trôi của thời gian, thời gian trôi đi với những kí ức và kỉ niệm, đan xen niềm vui và nỗi buồn. Trước dòng chảy của thời gian, con người trở nhỏ bé và lụi tàn, tuy nhiên vẫn luôn có những giá trị trường tồn, vượt lên sự tàn phá của thời gian, đó là tình yêu và nghệ thuật.

Soạn bài Thời gian | Hay nhất Soạn văn 12 Cánh diều

* Trả lời câu hỏi giữa bài

Câu hỏi (trang 73 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Thời gian được hình dung như thế nào?

Trả lời:

Thời gian xuất hiện như một dòng chảy thay đổi không ngừng trong từng khoảnh khắc nó tồn tại. Con người không thể nắm lấy thời gian, vì vậy một khi đi qua nó sẽ không bao giờ trở lại. Thời gian mang sức tàn phá to lớn, khiến lá xanh sẽ héo, kỉ niệm sẽ trôi đi.

Câu hỏi (trang 73 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Chú ý những hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng trong 6 dòng thơ cuối

Trả lời:

- Những câu thơ, những bài hát tượng trưng cho nghệ thuật. “còn xanh” ý chỉ sự tồn tại vĩnh viễn, mãi mang giá trị đẹp đẽ của nó

- Đôi mắt em là vẻ đẹp của con người, tình yêu.

- Hai giếng nước biểu tượng cho Vẻ lấp lánh, trong lành, dạt dào sức sống

* Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 73 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Dòng thơ đầu tiên cho thấy tác giả có cảm nhận như thế nào về thời gian?

Trả lời:

Thời gian qua kẽ tay” là một hình ảnh thơ giàu hàm xúc, gợi liên tưởng tới sự tương phản giữa cái vô hình và cái hữu hình. Chẳng một ai có thể nắm giữ được thời gian. Bởi vậy, trước sự chảy trôi của thời gian, tác giả không khỏi ngậm ngùi nhìn “thời gian trôi qua kẽ tay”, xót xa trước sự vô nghĩa của đời người.

Câu 2 (trang 73 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Thời gian có ảnh hưởng như thế nào đến thế giới tự nhiên nói chung và nhân vật trữ tình nói riêng? Ảnh hưởng đó đem lại cảm xúc gì?

Trả lời:

- Thời gian mang một sức mạnh tàn phá kinh khủng, giới tự nhiên cũng không thể chạy thoát khỏi nó. Theo thời gian những chiếc lá xanh tươi rồi cũng sẽ dần khô héo

- Đối với nhân vật trữ tình, kỉ niệm, hồi ức rơi như tiếng sỏi”. Đây là một hiện tượng so sánh độc đáo để mô tả một âm thanh nặng nề và khô khan. Sỏi rơi “trong lòng giếng cạn” gợi lên sự cằn cỗi, thiếu sức sống. Bài thơ bị ngắt dòng đột ngột, thể hiện cảm xúc dồn nén của con người khi đứng trước sự khắc nghiệt của thời gian.

- Sự ảnh hưởng của thời gian làm cho tâm trạng tác giả tràn đầy nuối tiếc, man mác một nỗi buồn khó tả. Tuy nhiên, cũng chính từ đó, càng làm tâm hồn con người cảm thấy từng phút giây trôi qua vô cùng quý giá.

Câu 3 (trang 73 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Hình ảnh “câu thơ”, “bài hát” tượng trưng cho điều gì? Việc lặp lại các từ “Riêng”, “còn xanh” cho thấy suy nghĩ của tác giả về mối tương quan giữa thời gian và ý nghĩa của những hình ảnh đó như thế nào?

Trả lời:

- Hình ảnh “câu thơ”, “bài hát” tượng trưng cho nghệ thuật.

- Việc lặp lại các từ “Riêng”, “còn xanh” cho thấy rằng, tác giả tin vào sự tồn tại vĩnh viễn, mãi mang giá trị đẹp đẽ của nghệ thuật trước sức tàn phá khủng khiếp của thời gian. Từ “riêng” lặp lại như một lời khẳng định mạnh mẽ của tác giả trước sự bất diệt của nghệ thuật.

Câu 4 (trang 73 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Em hiểu dụng ý của nhà thơ trong hai dòng thơ cuối thế nào? Hãy giải thích cách hiểu của em.

Trả lời:

Hình ảnh đôi mắt xuất hiện, đôi mắt vốn là cửa sổ tâm hồn, là biểu tượng của tình yêu. Tình yêu lại chính là cội nguồn làm nên những điều kì diệu, làm nên sự thăng hoa trong nghệ thuật. “như hai giếng nước” biểu tượng cho sự trong trẻo, tràn đầy, thuần khiết. Bất chấp tất cả những đắng cay, nghiệt ngã của số phận, của thời gian, tình yêu vẫn tồn tại vĩnh hằng, bất tử.

Câu 5 (trang 73 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Hãy chỉ ra các biểu hiện của thơ có yếu tố tượng trưng trong bài thơ Thời gian và nhận xét về tác dụng của các yếu tố ấy trong việc thể hiện nội dung tác phẩm.

Trả lời:

- Biểu hiện yếu tố tượng trưng:

+ Hệ thống hình ảnh mang tính tượng trưng cao: những hình ảnh cụ thể, hữu hình như: chiếc lá khô, tiếng sỏi trong lòng giếng cạn, đôi mắt, hai giếng nước.

+ Hướng đến những ý niệm trừu tượng và triết lí sâu xa về bản chất của thế giới con người. Đó là thời gian, nghệ thuật, tình yêu và sự huỷ diệt của thời gian đối lập với sự trường tồn của những giá trị tình thần.

- Tác dụng: Những yếu tố tượng trưng đã góp phần hướng tác giả đến những quan niệm, suy tư sâu sắc, đưa đến thông điệp đầy tính nhân văn. Tác phẩm như một lời nhắc nhở về giá trị của thời gian đối với cuộc sống. Truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ độc giả và giúp họ tìm kiếm giá trị thực sự của cuộc sống.

Câu 6 (trang 73 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Bài thơ đem đến cho em những suy nghiệm gì về cuộc sống?

Trả lời:

Bài thơ đem đến cho em bài học về ý nghĩa của cuộc sống. Thời gian không ngừng trôi qua và không bao giờ quay lại, thanh xuân của con người vô cùng tươi đẹp nhưng lại rất ngắn ngủi, bởi vậy mà từng phút giây đi qua cuộc sống cần phải trân trọng. Cùng với dòng chảy của thời gian là cuộc sống ngày một trôi qua, nếu chúng ta không thực sự sống và làm cho cuộc sống trở nên ý nghĩa thì mọi thứ cũng không còn giá trị. Vì vậy, hãy trân trọng từng khoảnh khắc trong cuộc sống, và tìm kiếm giá trị đích thực của hạnh phúc và ý nghĩa.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Thực hành tiếng Việt trang 74

Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ

Trình bày về so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ

Tự đánh giá: Tháng Tư

Hướng dẫn tự học trang 82

1 159 21/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: