Soạn bài Bài thơ của một người yêu nước mình (trang 68) Cánh diều

Với soạn bài Bài thơ của một người yêu nước mình trang 68 Ngữ văn lớp 12 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 12.

1 28 21/10/2024


Soạn bài Bài thơ của một người yêu nước mình trang 68

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 68 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

- Đọc trước văn bản Bài thơ của một người yêu nước mình; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Trần Vàng Sao và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

- Nhan đề của bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì trước khi đọc?

Trả lời:

* Tác giả Trần Vàng Sao :

- Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm 1941 ở Thừa Thiên Huế.

- Vị trí, vai trò:

- Phong cách sáng tác: Thơ ông mang theo đặc trưng xứ Huế, thể hiện rõ nhất qua giọng điệu đặc biệt, cuốn hút những cũng vẫn hết sức tự nhiên. Các tác phẩm của ông thương xuất hiện những bóng hình của con người, sự vật bé nhỏ có mảnh đời khốn khổ ở nơi làng quê.

- Tác phẩm tiêu biểu: Hồi ký Tôi bị bắt (1976), Bài thơ của một người yêu nước mình (19-12-1967), Người đàn ông 43 tuổi nói về mình (1984), Buổi trưa giữa đường tôi ngồi núp mưa (1990),….

* Tác phẩm :

- Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ được sáng tác vào tháng 12-1967 khi ông đang ở trên chiến khu đầu nguồn sông Hương.

- Giá trị: Tác phẩm được chọn trong 100 bài thơ xuất sắc nhất Việt Nam thế kỷ 20. Tập thơ được trao thưởng Giải thưởng sách Quốc gia 2021.

* Nhan đề của bài thơ gợi cho em suy nghĩ về tư tưởng yêu nước chất chứa trong bài thơ. Lòng yêu nước thấm nhuần trong trái tim của tác giả và trào dâng lên cả nhưng câu thơ tuyệt tác.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Bài thơ là tiếng lòng của một con người mang nặng tình yêu với quê hương đất nước. Qua những vần thơ độc đáo và hình thứ thơ mới mẻ, tác giả đưa người đọc đến với nhiều dòng cảm xúc, đến với vẻ đẹp đất nước từ những gì gần gũi, thân quen nhất.

Soạn bài Bài thơ của một người yêu nước mình | Hay nhất Soạn văn 12 Cánh diều

* Trả lời câu hỏi giữa bài

Câu hỏi (trang 69 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Chú ý đối tượng mà nhân vật trữ tình hướng tới

Trả lời:

Nhân vật trữ tình hướng tới là cảnh vật thiên nhiên và con người quê hương. Đó là những ngọn gió, bông nứa trắng, toóc khô, bầy chim sẻ, những đứa trẻ.

Câu hỏi (trang 69 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Tìm hiểu những hình ảnh, từ ngữ khắc họa hình ảnh người mẹ

Trả lời:

- Mẹ tôi thức khuya dậy sớm

- Ngoài năm mươi tuổi, chồng chết mười mấy năm

- Mẹ vẫn tảo tần

- Mẹ ít khi cười

- Ngồi một mình hay khóc, vẫn thở dài mà không nói ra

Câu hỏi (trang 70 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Hãy hình dung về hình ảnh đất nước trong cảm nhận của nhân vật trữ tình

Trả lời:

Đất nước trong cảm nhận của nhân vật trữ tình hiện lên là một đất nước còn khó khăn “đất nước này áo rách”, “căn nhà dột phên không ngăn nổi gió”, “đất nước này lầm than”, nhưng chan chứa tình yêu nồng thắm “yêu nhau trong từng hơi thở”.

Câu hỏi (trang 71 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Liên hệ kiến thức lịch sử để hiểu điều tác giả mong muốn.

Trả lời:

Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh lịch sử với cuộc chiến tranh tàn khốc chống lại đế quốc Mỹ tàn bạo. Tình cảnh đất nước bấy giờ đang mất độc lập, tự do, nhân dân hai miền chia cắt. Trước bối cảnh đó, điều tác giả mong muốn chính là sự thắng lợi trong công cuộc chiến đấu giành lại độc lập, thống nhất đất nước.

* Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 71 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Trong cảm nhận của nhân vật trữ tình, đất nước hiện ra qua những hình ảnh nào? Đặc điểm chung của những hình ảnh ấy là gì?

Trả lời:

- Đất nước hiện ra qua những hình ảnh :

+ Hình ảnh thiên nhiên, con người đậm chất quê hương, đất nước. Đó là những ngọn gió, bông nứa trắng, toóc khô, bầy chim sẻ, những đứa trẻ.

+ Hình ảnh đất nước gian khó một thời kì lịch sử đã qua “đất nước này áo rách”, “căn nhà dột phên không ngăn nổi gió”, “đất nước này lầm than”. Dẫu khó khăn về điều kiện vật chất, nhưng tình cảm rất mặn nồng “yêu nhau trong từng hơi thở”.

+ Đất nước hiện lên qua nét văn hóa dân gian: điệu nhạc vọng cổ chứa chan, tục thờ ba ông táo trong bếp, lá sen hiện lên như thể hiện linh hồn Việt.

+ Đất nước hiện lên qua những truyền thuyết Thánh Gióng, Âu Cơ.

- Đặc điểm chung: Đây đều là những hình ảnh gần gũi, bình dị, thân quen với mỗi con người Việt Nam. Đặc biệt, tác giả đã chắt lọc một số hình ảnh mang tính biểu tượng cao, chúng tượng trưng cho linh hồn dân tộc Việt Nam.

Câu 2 (trang 71 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Những từ ngữ, dòng thơ nào thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình với đất nước? Phân tích ý nghĩa của dòng thơ có tính chất như một điệp khúc trong bài thơ.

Trả lời:

- Những từ ngữ, dòng thơ nào thể hiện trực tiếp tình cảm:

+ “Tôi yêu đất nước này như thế”, “Tôi yêu đất nước này áo rách”

+ “Vẫn yêu nhau trong từng hơi thở”,

+ “Lòng vẫn thương cây nhớ cội hoài”

+ “Tôi yêu đất nước này chân thật”

- Điệp khúc trong bài thơ :

Tôi yêu đất nước này như thế

Tôi yêu đất nước này áo rách

Tôi yêu đất nước này lầm than

Tôi yêu đất nước này chân thật.

+ Điệp khúc như một lời ngân vang, lan tỏa tình yêu nước sâu sắc trong trái tim tác giả. Dẫu đất nước có muôn hình vạn trạng, ông vẫn giữ vững một tình yêu Tổ quốc mãnh liệt.

Câu 3 (trang 71 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Hãy tìm các biểu hiện về giọng điệu của nhân vật trữ tình trong văn bản Bài thơ của một người yêu nước mình. Qua đó, em có suy nghĩ gì về tình cảm, thái độ của nhân vật trữ tình đối với đất nước?

Trả lời:

- Giọng điệu của nhân vật trữ tình :

+ Giọng tươi vui, nồng thắm khi miêu tả khung cảnh quê hương yên bình, tươi đẹp với những ngọn gió dịu êm thổi bông nứa trắng bên bờ sông thơ mộng, mùi toóc khô thơm ngát cùng bầy chim sẻ líu lo và những đứa trẻ vui đùa.

+ Giọng lắng xuống khi gợi về kí ức tuổi thơ, hình ảnh người mẹ tần tảo, vất vả sớm hôm với những nỗi đau trong lòng không ai thấu khi chồng mất sớm, còn bầy con thơ.

+ Giọng tự hào, niềm nở khi thể hiện tình yêu với Tổ quốc và những giá trị văn hóa tốt đẹp của đất nước.

+ Giọng mạnh mẽ, quyết tâm khi nhắc đến tình hình đất nước lúc bấy giờ còn đang chịu cảnh đô hộ, lầm than, chưa thống nhất.

- Qua sự biến chuyển của giọng điệu, em nhận thấy trong tác giả chan chứa nhiều cảm xúc, đó là niềm vui, nỗi buồn, niềm tự hào, nỗi đau trước cảnh nước mất nhà tan và lòng quyết tâm, hi vọng đất nước sẽ sớm giành lại độc lập. Tất cả những cảm xúc ấy đều bắt nguồn từ tình yêu nước, yêu quê hương, yêu gia đình da diết trong tâm hồn tác giả.

Câu 4 (trang 71 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được nhà thơ sử dụng trong bài thơ trên.

Trả lời:

- Biện pháp tu từ so sánh: “Tôi yêu đất nước này như thế/ Như yêu cây cỏ trong vườn/Như yêu mẹ tôi chịu khó chịu thương”

- Tác dụng: Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh để cụ thể hóa tình yêu đất nước trở thành tình yêu với những điều bình dị nhất, đó chính là khu vườn tuổi thơ và người mẹ mến yêu. Qua đó, bộc lộ tình cảm gắn bó, sắt son với đất nước, cũng như với những gì quen thuộc, thân thương nhất.

Câu 5 (trang 71 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Quan niệm và cách thể hiện tình cảm đối với đất nước của Trần Vàng Sao trong bài thơ trên có gì giống và khác với Nguyễn Khoa Điềm qua đoạn thơ sau:

Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...”

mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó...

(Đất Nước, trích trường ca Mặt đường khát vọng)

Trả lời:

- Giống: Cả hai nhà thơ đều thể hiện tình yêu sâu sắc, gắn bó với quê hương, đất nước. Đối với họ, đất nước chính là những gì thân thuộc, gần gũi và bình dị nhất. Bởi vậy trong những câu thơ, tình yêu nước luôn được gắn liền từ chính những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống.

- Khác:

+ Với Nguyễn Khoa Điểm, bài thơ “Đất nước” đã thể hiện vẻ đẹp của quê hương đất nước hay cũng chính là nói về nguồn cội đất nước, gắn với những gì thân thuộc, tinh túy nhất. Tình yêu ấy được tác giả thể hiện thông qua nhiều hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng như: miếng trầu, cái kèo, cái cột,…

- Với Trần Vàng Sao ông thể hiện tình yêu đất nước một cách trực tiếp, đặc biệt thông qua hệ thống điệp cấu trúc, tạo nên một điệp ngữ ngân vang “Tôi yêu đất nước này”. Kết hợp với các dòng thơ không có dấu câu, như mạch nguồn chảy mãi, tuôn trào trong trái tim nhà thơ. Ông không ngần ngại bộc lộ trực tiếp tình yêu đất nước mãnh liệt và khát khao độc lập tự do cho Tổ quốc.

Câu 6 (trang 72 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Chọn và thực hiện một trong các nhiệm vụ sau:

- Hãy viết một đoạn / bài thơ về đất nước với chủ đề “Đất nước tôi”.

- Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) giới thiệu một vẻ đẹp của đất nước trong cảm nhận của nhà thơ Trần Vàng Sao.

Trả lời:

Tình yêu quê hương, đất nước đã trở thành mạch nguồn dồi dào cho những sáng tác thi ca nhạc họa. “Bài thơ của một người yêu nước mình” của tác giả Trần Vàng Sao cũng nằm trong mạch nguồn ấy. Đất nước trong cảm nhận của ông là những gì gần gũi, cụ thể diễn hằng ngày trong đời sống, đó là ngọn gió, bông nứa trắng, toóc khô, bầy chim sẻ, những đứa trẻ, là điệu nhạc vọng cổ chứa chan, tục thờ ba ông táo, những truyền thuyết Thánh Gióng, Âu Cơ. Từng chi tiết bình dị, thân thuộc đi vào trong thơ ông một cách tự nhiên nhất. Kết hợp với hình thức thơ độc đáo, những dòng thơ không có dấu câu, như một sự khẳng định về mạch nguồn chảy mãi, không chịu dừng lại. Tình yêu đất nước trong thơ Trần Vàng Sao gắn liền với tình thân gia đình, những rung động với từng cảnh vật, con người trên quê hương.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Tri thức Ngữ văn trang 64

Đàn ghi ta của Lor-ca

Thực hành đọc hiểu: Thời gian

Thực hành tiếng Việt trang 74

Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ

1 28 21/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: