SBT Ngữ văn 8 Người mẹ vườn cau - Cánh diều

Với giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Người mẹ vườn cau sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8.

1 677 23/09/2023


Giải SBT Ngữ văn 8 Người mẹ vườn cau

Câu 1 trang 11 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1Nêu một số thông tin về nhà văn Nguyễn Ngọc Tư mà em tìm hiểu được. Theo em, những thông tin nào là cần thiết để hiểu văn bản Người mẹ vườn cau.

Trả lời:

* Thông tin về tác giả Nguyễn Ngọc Tư:

- Nguyễn Ngọc Tư, sinh năm 1976

- Quê quán: Cà Mau

- Sáng tác thành công ở nhiều thể loại: truyện ngắn, tản văn, tiểu thuyết, …

- Giọng văn của Nguyễn Ngọc Tư đậm chất Nam Bộ, trong sáng, mộc mạc, thể hiện một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, giàu yêu thương.

- Tác phẩm tiêu biểu: Cánh đồng bất tận, Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Không ai qua sông (2016), Biên sử nước (2020), …

* Thông tin quan trọng: Giọng văn của Nguyễn Ngọc Tư đậm chất Nam Bộ, trong sáng, mộc mạc, thể hiện một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, giàu yêu thương.

Câu 2 trang 11 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1Theo em, cốt truyện Người mẹ vườn cau thuộc dạng nào dưới đây?

A. Kể lại sự việc khác thường, kì lạ

B. Kể lại sự việc giản dị, đời thường mà giàu ý nghĩa

C. Kể lại sự việc có nội dung trào phúng, châm biếm, hài hước

D. Kể lại sự việc có nội dung giàu tính triết lí

Trả lời:

Đáp án B. Kể lại sự việc giản dị, đời thường mà giàu ý nghĩa

Câu 3 trang 11 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1(Câu hỏi 3, SGK) Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Ngôi kể ấy có tác dụng như thế nào?

Trả lời:

Người kê trong truyện là đứa bé, con của một cán bộ vốn là đồng đội với con của người mẹ vườn cau. Đứa bé kể về người mẹ ấy như kể về bà nội của mình. Ngôi thể hiện được câu chuyện một cách tự nhiên, trung thực; vừa nói được về sự giản dị, cao đẹp của người mẹ vườn cau luôn tràn đầy tình yêu thương dành cho đồng đội của những người con đã khuất vừa thể hiện được sức mạnh cảm hoá của tỉnh cảm ấy đối với người cha của đứa bé và nói được suy nghĩ, tình cảm của chính người kể.

Câu 4 trang 11 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: (Câu hỏi 4, SGK) Cốt truyện của văn bản Người mẹ vườn cau có gì đáng chú ý?

Trả lời:

- Điều đáng chú ý về cốt truyện của truyện ngắn Người mẹ vườn cau là: Truyện kể về việc cô giáo yêu cầu viết bài văn về người mẹ nhưng nội dung chính lại kể về người bà, người mẹ của bố sống ở vườn cau. Kết thúc truyện quay lại bài văn của nhân vật kể chuyện bà, bị điểm kém với lời phê “nghèo ý” và lời chống chế tưởng đùa mà thật sâu sắc: “Làm sao viết về mẹ bằng mấy dòng được, phải không?”.

Câu 5 trang 11 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: (Câu hỏi 5, SGK) Hình ảnh “người mẹ vườn cau” đã được tái hiện với những chi tiết tiêu biểu nào? Em ấn tượng với chi tiết nào nhất? Vì sao?

Trả lời:

- Hình ảnh “người mẹ vườn cau” đã được tái hiện với những chi tiết tiêu biểu:

+ Ba kể hồi trước, ba cùng hai chú ở trên bàn thờ là đồng chí của nhau, các chú ấy hiên ngang và anh dũng lắm, ba bảo bà nội là một bà mẹ anh hùng.

+ Nội bán ve chai

+ Nội gánh giỏ đi đầu làng cuối xóm. Nội đưa thư cho ba. Nội mang thức ăn, tin tức.

+ Giá mà các chú ấy còn sống, bây giờ nội đã có cháu, đâu phải sống một mình.

+ Tôi nghe gai gai người, nhớ cái dáng còm cõi, nụ cười phúc hậu, đôi mắt già nua nheo nheo.

- Em ấn tượng với chi tiết khi người ba nói rằng bà nội là một bà mẹ anh hùng. Nhắc tới đây, em vô cùng xúc động và càng biết ơn về sự hi sinh thầm lặng đó. Bà là hậu phương vững chắc cho những đứa con của mình đi chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Và khái niệm về anh hùng đã không còn dập khuôn như suy nghĩ ban đầu của nhân vật “tôi”. Qua đó, em càng thấy biết ơn và trân trọng cuộc sống này hơn vì những con người thế hệ trước đã anh dũng, sẵn sàng đánh đổi tất cả để đem lại hòa bình đất nước cho ngày hôm nay.

Câu 6 trang 11 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Bà nội dẫn tôi ra vườn, cái nắng sau mưa nồng ngả vàng pha sắc đỏ, những giọt nước còn đọng lại trên tán lá non. Ở đây cái gì cũng chín, từ trái mít, trái đu đủ, trái chanh, đến cả buồng cau. Trái chín đỏ lừ bên hông cau trắng muốt, tóc nội cũng trắng phau phau. Bà nắm tay tôi, bàn tay bà nhăn nheo, gân guốc. Đêm hôm ấy bà mắc mùng cho tôi ngủ, giường lạ ngủ không được. Ba kể hồi trước, ba cùng hai chú ở trên bàn thờ là đồng chí của nhau, các chú ấy hiên ngang và anh dũng lắm, ba bảo nội là một bà mẹ anh hùng. Tôi hơi bất ngờ, lẽ ra anh hùng phải là cao to, đẹp khoẻ chứ!

- Vậy nội có súng không ba?

- Nội bán ve chai.

- Bán ve chai cũng là anh hùng hở ba?

Ừ, nội gánh giỏ đi đầu làng cuối xóm. Nội đưa thư cho ba. Nội mang thức ăn tin tức.

Ba vuốt đầu tôi, cái tay nặng trịch:

- Giá mà các chú ấy còn sống, bây giờ nội đã có cháu, đâu phải sống một mình. Tôi nghe gai gai người, nhớ cái dáng còm cõi, nụ cười phúc hậu, đôi mắt già nua nheo nheo. Trông ra ngoài, thấy bóng còng còn in trên vách, tôi nhổm dậy, “con ra ngủ với bà nghe ba”.”.

(Trích Người mẹ vườn cau – Nguyễn Ngọc Tư)

a) Dựa vào đoạn trích trên, hãy cho biết: “Người mẹ vườn cau” là ai?

b) “Ở đây cái gì cũng chín...”. Vì sao trong các thứ “chín” ấy, có cả “tóc nội cũng

trắng phau phau”. Em hiểu nghĩa của từ “chín” ở câu này là gì?

c) Người kể đã hiểu nhầm từ “anh hùng” như thế nào? Em hiểu vì sao bà mẹ vườn cau lại là một anh hùng?

Trả lời:

a) “Người mẹ vườn cau” là một người phụ nữ bán ve chai nhưng là bà mẹ anh hùng. Bà mẹ ấy đã từng gánh giỏ đi đầu làng cuối xóm, đưa thư, mang thức ăn, tin tức,... cho các chiến sĩ bộ đội Giải phóng.

b) “Ở đây cái gì cũng chín...”. Trong các thứ “chín” ấy, có cả “tóc nội cũng trắng phau phau”. Nghĩa của từ “chín” ở đây cần được hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa bóng không chỉ là trái chín mà còn chỉ giai đoạn cuối, thời điểm sự vật đã phát triển đầy đủ và sung mãn nhất,... Vì thế, bên cạnh “trái chín đỏ lừ bên hông cau trắng muốt” là “tóc nội cũng trắng phau phau”.

c) Người kể đã hiểu nhầm từ “anh hùng” là người cao to, đẹp khỏe, có súng. Bà mẹ vườn cau lại là một anh hùng vì bà gánh giỏ đưa thư, mang thức ăn, tin tức bí mật cho bộ đội.

Xem thêm các bài giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Tôi đi học

Gió lạnh đầu mùa

1 677 23/09/2023