SBT Kinh tế Pháp luật 10 Bài 23: Nội dung cơ bản của hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường - Chân trời sáng tạo

Với giải sách bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 23: Nội dung cơ bản của hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KTPL 10 Bài 23.

1 664 27/12/2022
Tải về


Giải sách bài tập KTPL 10 Bài 23: Nội dung cơ bản của hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường - Chân trời sáng tạo

I. Củng cố

Câu 1 trang 146 SBT Kinh tế pháp luật 10: Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, hai quốc sách hàng đầu của Việt Nam lần lượt là:

□ a. Phát triển giáo dục và phát triển khoa học và Công nghệ.

□ b. Bảo vệ môi trường và phát triển khoa học và công nghệ.

□ c. Phát triển giáo dục và phát triển văn hoá, văn nghệ.

□ d. Phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ và phát triển khoa học và công nghệ.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 2 trang 146 SBT Kinh tế pháp luật 10: Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế:

□ a. Thị trường với nhiều hình thức sở hữu nhiều thành phần kinh tế.

□ b. Thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế.

□ c. Định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. □ d. Thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với một hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 3 trang 146 SBT Kinh tế pháp luật 10: Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, giáo dục bắt buộc là bậc:

□ a. Đại học.

□ b. Trung học cơ sở.

c. Tiểu học.

□ d. Trung học phổ thông.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 4 trang 146 SBT Kinh tế pháp luật 10: Nguồn năng lượng nào được Nhà nước khuyến khích sử dụng?

□ a. Năng lượng hoá thạch, năng lượng dầu mỏ

□ b. Năng lượng khí đốt, năng lượng hạt nhân

□ c. Năng lượng thuỷ điện, năng lượng tái tạo

□ d. Năng lượng mới, năng lượng tái tạo

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 5 trang 146 SBT Kinh tế pháp luật 10: Những chế tài nào được áp dụng khi tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học?

. Răn de

□ b. Khiển trách

c. Khắc phục và bồi thường thiệt hại

□ d. Cấm sản xuất

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 6 trang 147 SBT Kinh tế pháp luật 10: Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; giữ vai trò chủ đạo.

□ a. kinh tế nhà nước

□ b. kinh tế tư nhân.

□ c. kinh tế nước ngoài

□ d. kinh tế nông nghiệp

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 7 trang 147 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định Nhà nước không thu học phí đối với cấp học nào?

□ a. Giáo dục mầm non

□ b. Giáo dục tiểu học

c. Giáo dục trung học

□ d. Giáo dục đại học

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Bài tập 2 trang 147 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013:

- Về kinh tế:

+ Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền ....... độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hoá; thực hiện tiến bộ và ............. xã hội, bảo vệ môi trường; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

+ Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường theo ............ xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

- Về văn hoá:

+ Hiến pháp đã hiến định mục tiêu phát triển bền vững, trong đó thể hiện rõ quan điểm phát triển kinh tế gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường. Như vậy, văn hoá trở thành một thành tố hữu cơ, bảo đảm cho sự .............. toàn diện, bến vững của kinh tế.

+ Mục đích của chính sách văn hóa là chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tình thần đa dạng và lành mạnh của nhân dân; phát triển các .............. thông tin đại chúng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân, phục vụ sự nghiệp ........ và bảo vệ Tổ quốc; tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con người Việt Nam có sức khoẻ, văn hoá, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân.

- Về khoa học, công nghệ và môi trường:

+ Nhà nước tạo điều kiện để mọi người tham gia và được . .lợi ích từ các hoạt động khoa học và công nghệ. Như vậy, vai trò, trách nhiệm của Nhà nước được thể hiện qua việc:

• Ưu tiên, đầu tư, khuyến khích, tạo điều kiện cho phát triển khoa học và Công nghệ:

• Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường nhằm quản lý, sử dụng có hiệu quả, bền vững các nguồn .............. thiên nhiên; xử lí nghiệm những tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường. Theo đó, Nhà nước và toàn xã hội có trách nhiệm bảo vệ môi trường để bảo đảm quyền của mọi người được thực hiện.

- Về giáo dục:

+ Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, Nhà nước phát triển... nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam.

+ Nhà nước quan tâm tới phát triển giáo dục và đào tạo, một mặt khẳng định bản chất và trách nhiệm của Nhà nước. Mặt khác, hiến định chủ trương xã hội hoá giáo dục, nhằm huy động các nguồn lực khác trong xã hội để……. cho giáo dục và đào tạo, từ đó tạo điều kiện cho những thay đổi mang tính đột phá trong lĩnh vực này.

Trả lời:

Về kinh tế:

- Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hoá; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kình tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Về văn hoá:

- Hiến pháp đã hiến định mục tiêu phát triển bền vững, trong đó thể hiện rõ quan điểm: phát triển kinh tế gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường. Như vậy, văn hoá trở thành một thành tố hữu cơ, bảo đảm cho sự phát triển toàn diện, bền vững của kinh tế.

- Mục đích của chính sách văn hóa là chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của nhân dân: phát triển các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con người Việt Nam có sức khoẻ, văn hóa, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân.

Về khoa học, công nghệ và môi trường:

- Nhà nước tạo điều kiện để mọi người tham gia và được thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động khoa học và công nghệ. Như vậy, vai trò, trách nhiệm của Nhà nước được thể hiện qua việc:

- Ưu tiên, đầu tư, khuyến khích, tạo điều kiện cho phát triển khoa học và công nghệ;

- Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường nhằm quản lí, sử dụng có hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; xử lí nghiêm những tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường. Theo đó, Nhà nước và toàn xã hội có trách nhiệm bảo vệ môi trường để bảo đảm quyền của mọi người được thực hiện.

Về giáo dục:

- Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, Nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam.

- Nhà nước quan tâm tới phát triển giáo dục và đào tạo, một mặt khẳng định bản chất và trách nhiệm của Nhà nước. Mặt khác, hiến định chủ trương xã hội hóa giáo dục, nhằm huy động các nguồn lực khác trong xã hội để đầu tư cho giáo dục và đào tạo, từ đó tạo điều kiện cho những thay đổi mang tính đột phá trong lĩnh vực này.

II. Luyện tập

Bài tập 1 trang 149 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây?Vì sao?

a. Chỉ có cá nhân mới phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kinh tế - xã hội và quản lý nhà nước.

b. Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hoả và học nghề.

c. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ.

d. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh tự do với nhau.

Trả lời:

Đồng tình với ý kiến: b,c, d

Không đồng tình với ý kiến: a. Vì: Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kinh tế - xã hội và quản lí nhà nước.

Bài tập 2 trang 150 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Trường hợp 1. H là học sinh lớp 10A tham gia hội thi Khoa học Kỹ thuật quốc tế đạt giải cao, Công trình nghiên cứu của H là sáng chế máy lọc nước sạch ở nông thôn, Sản phẩm của em được mọi người đón nhận đưa vào sử dụng. Bên cạnh đó, sản phẩm của H được Nhà nước cấp bằng độc quyền sáng chế.

Trường hợp 2. Nơi K sinh sống gần Khu bảo tồn Quốc gia Cát Tiên có nhiều loại động, thực vật quý hiếm, Do đó, Nhà nước đã có rất nhiều dự án nhằm cải thiện công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng tại đây gắn với cải thiện sinh kế bền vững cho cộng đồng vùng đệm,

Trường hợp 3. Do tình hình diễn biến dịch bệnh phức tạp nên doanh nghiệp tư nhân của anh A gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Nhà nước đã kịp thời hỗ trợ giải quyết khó khăn cho vay vốn và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp để phục hối sản xuất.

Trường hợp 4. Thực hiện chủ trương của Đoàn trường, V và các bạn học sinh lớp 108 đã tích cực tham gia hoạt động văn nghệ nhằm giữ gìn một số loại hình nghệ thuật dân gian.

Câu hỏi:

- Em hãy chỉ ra các chính sách của Nhà nước là thuộc các lĩnh vực nào?

- Căn cứ vào quy định pháp luật nào để Nhà nước cấp bằng sáng chế cho H?

- Nhà nước đã có những chính sách nào đối với doanh nghiệp tư nhân của anh A?

- Tại sao V lại tích cực tham gia hoạt động văn nghệ?

Trả lời:

- Các chính sách của Nhà nước thuộc các lĩnh vực: Khoa học - công nghệ; Môi trường; Kinh tế; Xã hội; Giáo dục.

- Nhà nước cấp bằng sáng chế cho H dựa vào các quy định: Theo đó Khoản 1, Điều 58 quy định sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: “a) Có tính mới; b) Có trình độ sáng tạo; c) Có khả năng áp dụng công nghiệp.”

- Đối với doanh nghiệp tư nhân của anh A, Nha nước đã có những chính sách cho vay vốn và giảm thuế thu nhập.

- V tích cực tham gia hoạt động văn nghệ là bởi vì: V muốn giữ gìn một số loại hình nghệ thuật dân gian bởi vì nghệ thuật dân gian cần được bảo tồn. 

Bài tập 3 trang 151 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi.

Trong những năm qua, các giá trị văn hoá ở nước ta, nhất là các giá trị văn hoá truyền thống, luôn được chú trọng, bảo tồn và phát huy. Dù trải qua gần 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19 trên toàn cầu, Công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá vẫn đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong 6 tháng đầu năm 2021, cả nước có 23 di tích cấp quốc gia được xếp hạng, ghi danh 31 di sản văn hoá phi vật thể vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Ngành văn hoá đã hoàn thiện hồ sơ gửi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đề cử di sản Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà (tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng) ghi danh vào Danh mục di sản thế giới; đưa Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử (các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang và Hải Dương) vào danh sách dự kiến lập hồ sơ di sản thế giới. Công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy các phong tục, tập quán tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số được đẩy mạnh thông qua việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

(Theo Tạp chí Mặt Trận, ngày 04 - 02 - 2019)

Câu hỏi:

- Theo em, thông tin trên thể hiện nội dung nào của Hiến pháp năm 2013?

- Là học sinh, em có thể làm gì để góp phần vào việc bảo tồn, phát triển nền văn hoá dân tộc?

Trả lời:

- Thông tin trên thể hiện nội dung bảo tồn, phát triển nền văn hóa dân tộc đối với các di tích văn hóa và dân tộc thiểu số. 

- Là một học sinh, để góp phần vào việc bảo tồn, phát triển nền văn hóa dân tộc, bản thân em cần phải: nhận thức rõ ý nghĩa tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, bởi chỉ có trên cơ sở nhận thức đúng về việc bảo tồn, phát triển nền văn hóa dân tộc. Tây dựng kế hoạch, đề ra những biện pháp cụ thể hữu ích để làm cho những di tích lịch sử, những lễ hội truyền thống của dân tộc. Phát huy tính tích cực, chủ động của thanh niên trong giữ gìn bẩn sắc văn hóa dân tộc. Tích cực đấu tranh chống lại âm mưu chống phá của chủ nghĩa để quốc và các thế lực thù địch trên mặt trận văn hóa tư tưởng

Bài tập 4 trang 152 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.

Cơ sở gia công các sản phẩm nhựa của gia đình ông A không sử dụng bất kì phương pháp chống ồn, chống ô nhiễm môi trường. Hằng ngày, tiếng ồn từ

máy xay nhựa, máy ép, máy dập với âm thanh rất lớn, bụi nhựa bay ra không khí, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của các hộ gia đình trong khu vực. Khi được mọi người và cơ quan chức năng nhắc nhở, ông A cho rằng:" Tiếng ồn không phải là một dạng ô nhiễm và tôi không khắc phục".

Câu hỏi:

- Theo em, quan điểm của ông A về tiếng ồn là đúng hay sai?

- Ông A đã vi phạm nội dung gì của Hiến pháp năm 2013?

Trả lời:

- Quan điểm của ông A về tiếng ồn là sai.

- Ông A đã vi phạm nội dung bảo vệ môi trường của Hiến pháp năm 2013.

III. Vận dụng

Bài tập 1 trang 152 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) nói về ý nghĩa của việc Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Trả lời:

(*) Tham khảo:

Phát triển giáo dục và đào tạo được Đảng ta xác định là quốc sách hàng đầu, đồng thời là cơ sở quan trọng để thực hiện chính sách "Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc". Việc ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm giúp cho các bạn học sinh được đến trường đi học đầy đủ, xóa nạn mù chữ và có những kiến thức cơ bản về xã hội. Ngoài ra, nhà nước xây dựng nhiều chính sách khuyến khích giáo viên đến và giảng dạy ở vùng sâu vùng xa, hải đảo... 

Bài tập 2 trang 153 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy thiết kế một sản phẩm (băng rôn, áp phích,...) tuyên truyền về việc bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp.

Trả lời:

(*) Tham khảo

Xem thêm lời giải sách bài tập KTPL lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: 

Bài 24: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về bộ máy nhà nước - Chân trời sáng tạo

Bài 1: Nền kinh tế và các hoạt động của nền kinh tế

Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế

Bài 3: Thị trường và chức năng của thị trường

Bài 4: Cơ chế thị trường

1 664 27/12/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: