SBT Kinh tế Pháp luật 10 Bài 1 (Chân trời sáng tạo): Nền kinh tế và các hoạt động của nền kinh tế

Với giải sách bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 1: Nền kinh tế và các hoạt động của nền kinh tế sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KTPL 10 Bài 1.

1 2,660 27/12/2022
Tải về


Giải sách bài tập KTPL 10 Bài 1: Nền kinh tế và các hoạt động của nền kinh tế - Chân trời sáng tạo

Giải bài tập Củng cố trang 6, 7, 8 SBT KTPL 10

Hãy đánh dấu √ vào câu trả lời đúng.

Câu 1 trang 6 SBT Kinh tế pháp luật 10: Một nền kinh tế bao gồm các hoạt động cơ bản nào?

□ a. Sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng

□ b. Sản xuất, kinh doanh, trao đổi

□ c. Sản xuất, phân phối - trao đổi, tiêu dùng

□ d. Sản xuất, kinh doanh, trao đổi

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 2 trang 6 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hoạt động sản xuất có vai trò gì trong đời sống xã hội?

□ a. Tạo ra những giá trị tinh thần đáp ứng nhu cầu của con người, cải thiện thu nhập cho người dân.

□ b. Phục vụ tinh thần, cải thiện thu nhập cho người dân; làm tăng lượng hàng hoá dự trữ cho xã hội.

□ c. Tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần, đáp ứng nhu cầu và quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.

□ d. Tạo ra việc làm và nhu cầu sử dụng lao động; duy trì sự ổn định và phát triển nền kinh tế.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 3 trang 6 SBT Kinh tế pháp luật 10: Trong các hoạt động kinh tế, hoạt động nào đóng vai trò trung gian, kết nối người sản xuất với người tiêu dùng?

□ a. Hoạt động sản xuất - vận chuyển

□ b. Hoạt động vận chuyển - tiêu dùng

□ c. Hoạt động phân phối - trao đổi 

d. Hoạt động sản xuất - tiêu thụ

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 4 trang 7 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hành vi nào dưới đây không đúng khi tham gia vào các hoạt động kinh tế?

□ a. Doanh nghiệp bán lẻ H luôn sản xuất hàng hoá đảm bảo chất lượng, đóng thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.

 □ b. Trước tình hình dịch bệnh, nhu cầu mua thuốc của người dân tăng mạnh, nhà thuốc P cam kết không tăng giá sản phẩm.

□ c. Bạn A giải thích cho người thân của mình về trách nhiệm của công dân khi tham gia các hoạt động kinh tế.

□ d. Xí nghiệp Y trong quá trình sản xuất đã để khói bụi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khoẻ người dân.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 5 trang 7 SBT Kinh tế pháp luật 10: Mở rộng các cửa hàng bán lẻ, đa dạng các mặt hàng, chú trọng đến yếu tố chất lượng, ... việc làm này của cửa hàng A đã thể hiện vai trò gì đối với đời sống xã hội?

□ a. Giải quyết được vấn đề chất lượng của hàng hoá, tăng năng suất lao động, đáp ứng nhu cầu của người dân.

□ b. Giải quyết nhu cầu việc làm, tăng năng suất lao động, đáp ứng nhu cầu của người dân.

□ c. Kết nối giữa sản xuất với tiêu dùng, duy trì, phát triển hoạt động sản xuất, đáp ứng nhu cầu của người dân.

□ d. Tạo ra sản phẩm vật chất, tăng năng suất lao động, đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 6 trang 7 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hành vi nào dưới đây thể hiện đúng nhất vai trò của các hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội?

□ a. Công ti M trong quá trình sản xuất gây ra khói bụi làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân,

□ b. Doanh nghiệp K quảng cáo không đúng công dụng của sản phẩm, gây  hiểu lầm cho người tiêu dùng. 

□ c. Việc đầu tư dây chuyền, trang thiết bị, của Công tử H góp phần tạo ra sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu của người dân. 

□ d. Nhận thấy nhu cầu mua gạo của người dân tăng mạnh, cửa hàng E đã có hành vi đầu cơ tích trữ, tự ý nâng giá sản phẩm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 7 trang 8 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đâu là hành vi thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội?

□ a. Công ti E làm giả hoá đơn, chứng từ để được miễn giảm thuế. 

□ b. Hộ chăn nuôi gia cầm của ông K gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khoẻ người dân.

□ c. Cửa hàng bán lẻ xăng dầu A gắn chíp điện tử vào máy bơm để gian lận trong đo lường xăng xấu.

□ d. Công ti sản xuất phân bón S đã đầu tư hệ thống xử lý chất thải, giảm thiểu tiếng ồn, kê khai trung thực các hoá đơn, chứng từ cho cơ quan nhà nước.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Giải bài tập Luyện tập trang 8, 9 SBT KTPL 10

Bài tập 1 trang 8 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a. Các hoạt động phân phối - trao đổi, tiêu dùng được quyết định bởi hoạt động sản xuất.

b. Công dân có quyền phê phán, tẩy chay các hoạt động kinh tế trái pháp luật bằng việc chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.

c. Trong đời sống xã hội, các hoạt động kinh tế chỉ đáp ứng nhu cầu vật chất cho người dân.

d. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật khi tham gia các hoạt động kinh tế là trách nhiệm của mọi công dân.

Lời giải:

- Ý kiến a. Đồng tình. Vì nếu không có hoạt động sản xuất sẽ không có sản phẩm để phân phối, trao đổi và tiêu dùng.

- Ý kiến b. Không đồng tình. Vì: Công dân có quyền phê phán, tẩy chay các hoạt động kinh tế trái pháp luật bằng cách báo cáo chính quyền hoặc trao đổi trực tiếp với cơ sở kinh doanh đó.

- Ý kiến c. Không đồng tình. Vì: Các hoạt động kinh tế còn đáp ứng nhu cầu tinh thần cho người dân nữa.

- Ý kiến d. Đồng tình. Khi tham gia các hoạt động kinh tế, mọi công dân phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Bài tập 2 trang 9 SBT Kinh tế pháp luật 10: Chọn các từ thích hợp điền vào chỗ trống

Gợi ý: sản xuất, phân phối, kết nối, vật chất, trao đổi, tinh thần, trung gian, tiêu dùng.

- Hoạt động ............... là hoạt động con người tạo ra sản phẩm............ và ............., đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội.

- Hoạt động............. và...............thực hiện vai trò............ sản xuất với tiêu dùng.

- Hoạt động mà con người sử dụng các sản phẩm được sản xuất để thoả mãn nhu cầu ............... và ............... được gọi là ......

Lời giải:

- Hoạt động sản xuất là hoạt động con người tạo ra sản phẩm vật chất tinh thần, đáp ứng nhu cầu của đời sống, xã hội.

- Hoạt động phân phối trao đổi thực hiện vai trò kết nối sản xuất với tiêu dùng.

- Hoạt động mà con người sử dụng các sản phẩm được sản xuất để thỏa mãn nhu cầu vật chất tinh thần được gọi là tiêu dùng.

Bài tập 3 trang 9 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hãy đọc các trường hợp và trả lời câu hỏi.

- Trường hợp 1. Hộ kinh doanh trứng gia cầm của ông H đã thu mua trứng kém chất lượng, ngâm hoá chất không rõ nguồn gốc để kéo dài thời gian bảo quản và giúp trứng trông đẹp mắt hơn.

Em có đồng tình với hành động của ông H hay không? Vì sao?

- Trường hợp 2. Công ti A trong quá trình sản xuất, kinh doanh cà phê luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, từ việc chọn giống cây tốt cho đến thu hoạch hạt cà phê đảm bảo chất lượng, không ngâm trộn hoá chất, tạp chất,... đảm bảo sản phẩm ngon nhất đến người tiêu dùng.

Em có đồng tình với hành động của Công ty A không? Vì sao?

- Trường hợp 3. Bạn H không ủng hộ xu hướng “tiêu dùng xanh” vì cho rằng nó lãng phí hơn việc sử dụng túi nhựa, túi ni lông.

Em có đồng tình với ý kiến của bạn H không? Vì sao?

Lời giải:

- Trường hợp 1: Em không đồng tình với hành động của ông H. Vì đây là hành động thể hiện việc sản xuất trái pháp luật, tạo ra sản phẩm kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

- Trường hợp 2: Em đồng tình với hành động của Công ty A. Vì, công ty A đã thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng sản xuất, tạo ra sản phẩm tốt, an toàn đến người tiêu dùng.

- Trường hợp 3: Em không đồng tình với ý kiến của bạn H. Vì: “tiêu dùng xanh” là một hoạt động giúp bảo vệ môi trường và là một hoạt động cần phải được thực hiện.

Giải bài tập Vận dụng trang 10 SBT KTPL 10

Bài tập 1 trang 10 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) chia sẻ hiểu biết của mình về ích lợi của hoạt động tiêu dùng xanh tại địa phương em.

Lời giải:

(*) Bài tham khảo:

Môi trường sống ngày càng trở nên ô nhiễm nặng nề bởi những hành động của con người. Và mỗi người đều có thể góp phần vào khắc phục những hậu quả đó bằng cách trở thành những người tiêu dùng xanh. Cùng điểm qua các lợi ích nổi bật của tiêu dùng xanh.

1 - Thân thiện với môi trường

Người tiêu dùng xanh là những người mua các sản phẩm thân thiện với môi trường, với thiên nhiên. Đồng thời hạn chế sử dụng các sản phẩm có nhiều bao bì, hoặc trong quá trình sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt là những túi nilon, đó là thứ gây ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng tới hệ sinh thái nhất. Nếu đem chôn, thời gian phân hủy lâu sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, sinh vật khó sinh sống, phát triển đồng thời sẽ tạo ra khí độc hại gây ô nhiễm không khí khi phân hủy.

Đây được coi là sản phẩm độc hại với môi trường nhất và được người tiêu dùng sử dụng nhiều nhất hiện nay. Do đó, nên lựa chọn các sản phẩm, túi đựng bằng giấy, gỗ,… những vật phẩm có khả năng tái chế để sử dụng.

2 - An toàn: Những thứ làm từ thiên nhiên, thân thiện môi trường thì luôn an toàn cho người sử dụng. Giống như xăng không chì, hay loại xăng mới ra E5 khi sử dụng sẽ hạn chế thải ra các khí độc hại là ảnh hưởng đến mới trường, sức khỏe của những người dùng sẽ không bị ảnh hưởng. Do đó, tiêu dùng xanh còn giúp cho cuộc sống của người dùng trở nên thoải mái, dễ chịu hơn.

3 - Tiết kiệm:

Việc tái chế, tái sử dụng các sản phẩm như túi đựng bằng giấy, tre, nứa thay cho các sản phẩm sử dụng một lần sẽ giúp tiết kiệm tối đa chi phí. Đồng thời, hạn chế mua các sản phẩm không cần thiết hay không thân thiện góp phần giảm chi tiêu của gia đình. 

Các việc làm như tiết kiệm điện, nước cũng là những hành động của một người tiêu dùng xanh góp phẩn bảo vệ tài nguyên.

4 - Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Các sản phẩm tái chế giúp chúng ta tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên một cách tốt nhất. Ví dụ như: Giấy khi sử dụng xong sẽ được đưa đến các nhà máy tái chế, qua nhiều công đoạn, giấy sẽ trở lại hình dạng mới như ban đầu qua đó giảm thiểu việc dùng gỗ để tái chế, bảo vệ được rừng …

Hơn nữa, tiêu dùng xanh còn là những người không sử dụng các sản phẩm được chế biến từ da, thịt hay lông… các động vật hoang dã. Không có người mua thì sẽ không có người bán, đó cũng chính là biện pháp tốt nhất để bảo tồn các loại động vật khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

Xem thêm lời giải sách bài tập KTPL lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế

Bài 3: Thị trường và chức năng của thị trường

Bài 4: Cơ chế thị trường

Bài 5: Giá cả thị trường và chức năng của giá cả thị trường

Bài 6: Ngân sách nhà nước và thực hiện pháp luật về ngân sách

1 2,660 27/12/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: