SBT Kinh tế Pháp luật 10 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Các chủ thể của nền kinh tế

Với giải sách bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KTPL 10 Bài 2.

1 2,144 27/12/2022
Tải về


Giải sách bài tập KTPL 10 Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế - Chân trời sáng tạo

Giải bài tập Củng cố trang 11, 12, 13 SBT KTPL 10

Hãy đánh dấu √ vào câu trả lời đúng.

Câu 1 trang 11 SBT Kinh tế pháp luật 10:Điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác nhau hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả là vai trò của chủ thể kinh tế nào?

□ a. Chủ thể sản xuất

□ b. Chủ thể tiêu dùng

□ c. Chủ thể Nhà nước

□ d. Chủ thể trung gian

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 2 trang 11 SBT Kinh tế pháp luật 10: Thực hiện vai trò kết nối trong các quan hệ mua - bán, giúp cho nền kinh tế linh hoạt, hiệu quả là vai trò của chủ thể kinh tế nào?

□ a. Chủ thể Nhà nước

□ b. Chủ thể trung gian

□ c. Người sản xuất kinh doanh

□ d. Người tiêu dùng

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 3 trang 11 SBT Kinh tế pháp luật 10: Chủ thể tiêu dùng có vai trò gì?

□ a. Định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển.

□ b. Kết nối quan hệ mua - bán trong nền kinh tế.

□ c. Tạo môi trường pháp lí thuận lợi cho sự phát triển kinh tế.

□ d. Sử dụng các yếu tố sản xuất tạo ra sản phẩm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 4 trang 11 SBT Kinh tế pháp luật 10: Chủ thể nào đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hàng hoá cho xã hội, phục vụ nhu cầu tiêu dùng?

□ a. Chủ thể trung gian

□ b. Các điểm bán hàng

□ c. Chủ thể sản xuất

□ d. Doanh nghiệp Nhà nước

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 5 trang 12 SBT Kinh tế pháp luật 10: Trong các hành vi dưới đây, đâu là hành vi đúng của các chủ thể kinh tế?

□ a. Siêu thị N đưa ra chương trình khuyến mãi giảm giá 20% tổng hoá đơn đối với khách hàng không sử dụng túi ni lông khi đến mua sắm.

□ b. Đàn gia cầm ở trang trại bị chết do dịch bệnh, ông K đem bán rẻ cho thương lái mà không mang đi tiêu huỷ để tránh làm lây lan dịch.

□ c. Gia đình H nuôi tôm theo đơn đặt hàng của Công ti xuất khẩu B. Tuy nhiên, do tôm không đạt chất lượng, ông H đã bơm hoá chất vào tôm để không bị đến bù hợp đồng.

□ d. Doanh nghiệp D đã xả nước thải công nghiệp chưa qua xử lí ra sông ngòi địa phương.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 6 trang 12 SBT Kinh tế pháp luật 10:Mô hình kinh tế thị trường có sự điều tiết ở từng nước, từng giai đoạn có thể khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ can thiệp của Chính phủ đối với thị trường, song tất cả các mô hình đều có điểm chung là không thể thiếu vai trò kinh tế của chủ thể nào?

□ a. Chủ thể sản xuất

b. Chủ thể tiêu dùng

□ c. Người sản xuất kinh doanh

□ d. Chủ thể Nhà nước

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 7 trang 12 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hành vi nào thể hiện đầy đủ nhất trách nhiệm của chủ thể tiêu dùng khi tham gia trong nền kinh tế?

□ a. Anh K thường ưu tiên hàng hoá có giá rẻ mà không cần quan tâm đến chất lượng, nguồn gốc của sản phẩm.

□ b. Chị A lựa chọn tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; phê phán hành vi trái pháp luật trong hoạt động kinh tế.

□ c. Cơ sở sản xuất kinh doanh của anh H tạo ra của cải vật chất, sản phẩm cho xã hội, phục vụ nhu cầu tiêu dùng.

 □ d. Ứng dụng mua bán hàng trực tuyến S kết nối thông tin trong các quan hệ mua - bán, tạo cơ hội làm tăng giá trị hàng hoá và thoả mãn nhu cầu tiêu dùng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 8 trang 13 SBT Kinh tế pháp luật 10:Chủ thể Nhà nước cần làm gì để phát huy tính tích cực và khắc phục những hạn chế của cạnh tranh trong quá trình sản xuất?

□ a. Xác định và xoá bỏ các đối thủ cạnh tranh không lành mạnh, gây ảnh  hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển đồng bộ của nền kinh tế.

□ b. Tuyên truyền tác hại của việc cạnh tranh không lành mạnh và can thiệp thông qua hệ thống pháp luật, chính sách, giáo dục và các công cụ quản lí  kinh tế vĩ mô khác.

□ c. Chỉ cần vận động các chủ thể kinh tế ý thức được tác hại của việc cạnh  tranh không lành mạnh.

□ d. Sử dụng các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô để điều tiết, chi phối toàn bộ quá trình sản xuất.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 9 trang 13 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đâu là hành vi đúng của chủ thể khi tham gia vào các hoạt động kinh tế?

□ a. Siêu thị X tự ý nâng khống giá sản phẩm rồi đưa ra chương trình giảm giá để thu hút người tiêu dùng.

□ b. Doanh nghiệp K đã làm giả nhiều đơn bán hàng, hồ sơ nhằm mục đích trốn thuế, qua mặt cơ quan chức năng.

□ c. Ông K phát hiện trong chai nước mình mua có xác sinh vật lạ nên chụp ảnh minh chứng, liên hệ với công ti sản xuất và báo với cơ quan chức năng.

□ d. Cơ sở chăn nuôi của ông H đã sử dụng thức ăn tăng trọng cho lợn để đẩy nhanh xuất chuồng, tái đàn.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 10 trang 13 SBT Kinh tế pháp luật 10: Các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường có quyền như thế nào trước pháp luật?

□ a. Những chủ thể quan trọng sẽ được ưu tiên so với các chủ thể khác.

□ b. Pháp luật chỉ ưu tiên bảo vệ người sản xuất kinh doanh, tạo ra của cải vật chất.

□ c. Các chủ thể kinh tế bình đẳng như nhau trước pháp luật.

□ d. Chỉ người tiêu dùng mới được pháp luật bảo vệ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Giải bài tập Luyện tập trang 14, 15, 16 SBT KTPL 10

Bài tập 1 trang 14 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a. Tạo ra của cải vật chất, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng là vai trò của chủ thể trung gian.

b. Sản xuất ra sản phẩm nào, số lượng nhiều hay ít phụ thuộc nhiều vào sức mua của người tiêu dùng.

c. Hoạt động đúng pháp luật, quan tâm đến quyền lợi người tiêu dùng là tiêu chỉ hàng đầu của chủ thể sản xuất.

d. Khi phát hiện hàng hoá kém chất lượng, người tiêu dùng có thể lan truyền thông tin đó trên mạng xã hội mà không cần báo với chính quyền địa phương hay cơ sở sản xuất.

Lời giải:

- Ý kiến a. Không đồng tình. Vì: Tạo ra của cải vật chất, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng là vai trò của chủ thể sản xuất.

- Ý kiến b. Đồng tình. Vì: người tiêu dùng giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng và tạo động lực cho sản xuất.

- Ý kiến c. Đồng tình. Vì: Ngoài mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận thì tuân thủ pháp luật và có trách nhiệm với người tiêu dùng là tiêu chí hàng đầu của chủ thể sản xuất.

- Ý kiến d. Không đồng tình. Vì: Khi thấy hang hóa kém chất lượng việc đầu tiên cần làm của người tiêu dùng là báo với chính quyền địa phương.

Bài tập 2 trang 15 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hãy nối thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp.

SBT Kinh tế Pháp luật 10 Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải:

SBT Kinh tế Pháp luật 10 Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Bài tập 3 trang 15 SBT Kinh tế pháp luật 10:Hãy đọc đoạn hội thoại sau và trả lời câu hỏi.

 Bà T tâm sự với ông Q về việc tìm đầu ra cho thanh long ở Việt Nam, bà nói:

- Chúng ta muốn bán hàng thì phải mang hàng ra chợ, đừng vì mình như “một cô gái đẹp" cao giá, chờ người ta đến mua.

Ông Q đồng tình nói:

- Đúng, bên cạnh những yếu tố bên ngoài thì điều quan trọng nằm ở khâu tổ chức, quản lí. Nếu chúng ta làm tốt được khâu bán hàng thì sẽ ổn định được quá trình sản xuất và ngược lại.

Câu hỏi:

- Em có đồng tình với ý kiến của bà I và ông Q không? Vì sao?

- Vai trò của các chủ thể kinh tế được thể hiện như thế nào trong đoạn hội thoại trên?

- Để sản phẩm thanh long tiếp tục được xuất khẩu sang các thị trường tiêu thụ khác, các chủ thể kinh tế cần phải làm gì?

Lời giải:

- Yêu cầu số 1: Em đồng tình với ý kiến của bà T và ông Q. Vì: muốn đưa sản phẩm đến người tiêu dùng thì cần phải có hoạt động trao đổi mua bán. Chủ thể sản xuất cần phải chủ động trong hoạt động này mới có thể dễ dàng đưa sản phẩm đến được với người tiêu dùng một cách nhanh nhất.

- Yêu cầu số 2: Vai trò của các chủ thể kinh tế trong đoạn hội thoại trên được thể hiện:

+ Chủ thể sản xuất: tạo ra hang hóa, sản phẩm cung cấp cho người tiêu dùng.

+ Chủ thể trung gian: Kết nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng.

- Yêu cầu số 3: Để sản phẩm thanh long tiếp tục được xuất khẩu sang các thị trường tiêu thụ khác, các chủ thể kinh tế cần phải tìm hiểu thị trường tiêu thụ, cách thức vận chuyển đảm bảo chất lượng sản phẩm khi vận chuyển đến thị tường mới và tìm cách quảng cáo, giới thiệu, đưa sản phẩm của mình cho nhiều người biết đến.

Bài tập 4 trang 16 SBT Kinh tế pháp luật 10:Hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.

Trường hợp 1.  Công ty có chiến lược đưa sản phẩm sữa tươi của Việt Nam ra thị trường quốc tế. Đến nay, sản phẩm đã có mặt tại hơn 35 quốc gia. Bên cạnh đó, Công ti còn thực hiện mở các nhà máy mới và mua các nhà máy, trang trại tại Mỹ, New Zealand, Ba Lan,... nhằm mở rộng mạng lưới sản xuất, thị trường, đa dạng nguồn nguyên liệu. Với chiến lược đầu tư bài bản, công nghệ hiện đại, đội ngũ lao động chất lượng cao, chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo, Công ti đang tiên phong thực hiện giấc mơ vươn xa thế giới của Việt Nam.

- Em hãy nhận xét về việc làm của công ti T.

Trường hợp 2.  Tham dự diễn đàn kinh tế với chủ đề "Nông sản Việt Nam, nhiều chuyên gia có ý kiến về việc tìm đầu ra cho nông sản. Trong đó, có ý kiến đáng lưu ý: “Chúng ta có nhiều nông sản ngon nhưng lại chưa biết cách chào bán, cứ mỗi mùa thu hoạch thì lại xuất hiện cụm từ “giải cứu". Vấn đề khó đang nằm ở điểm nào, khâu nào?”

- Em hãy đề xuất phương hướng giải quyết vấn đề đầu ra của nông sản Việt Nam.

Lời giải:

- Trường hợp 1: Việc làm của công ti T là một việc làm đúng, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, mamg lại hiệu quả kinh tế cho công ti và góp phần phát triển nền kinh tế đất nước.

- Trường hợp 2:  Đề xuất phương hướng giải quyết vấn đề đầu ra của nông sản Việt Nam:

+ Đảm bảo chất lượng sản phẩm

+ Tìm hiểu thị trường, giải quyết vấn đề bảo quản, vận chuyển

+ Phát triển kinh tế tập thể cụ thể là hợp tác xã nông nghiệp

+ Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng

+ Hình thành và sử dụng các sàn giao dịch nông sản dưới sự hỗ trợ của công nghệ số hóa.

Giải bài tập Vận dụng trang 17 SBT KTPL 10

Vận dụng trang 17 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) chia sẻ về một tấm gương doanh nghiệp trong việc thể hiện được trách nhiệm của một chủ thể tham gia trong nền kinh tế.

Lời giải:

(*) Bài tham khảo:

Hơn một năm nay, giới trẻ Việt Nam bị thu hút bởi trang mạng yolive.vn, một nơi chia sẻ, giới thiệu các địa điểm ăn uống ở các thành phố với những tiện ích hấp dẫn người sử dụng. Đây là một sản phẩm của dự án Smartca với hai sáng lập viên Đỗ Khoa và Lê Tuấn Khoa. Tốt nghiệp ngành quản lý đất đai (Đại học Nông Lâm TP.HCM), nhưng Đỗ Khoa lại rẽ ngang sang kinh doanh, sau khi học thêm một lớp kinh doanh tại trường PACE và gặp gỡ với người đồng sáng lập là Tuấn Khoa. Smartca hiểu nôm na là một cộng đồng tiêu dùng thông minh, viết tắt bởi cụm từ "smart consumer association".

Dự án của hai chàng trai tên Khoa bắt đầu từ năm 2013, trải qua giai đoạn dài xây dựng ý tưởng, cơ sở kỹ thuật và nguồn lực tài chính và bắt đầu có sản phẩm đầu tiên mang tên Yolive. Tại trang web này, các thành viên sẽ chia sẻ về các điểm ăn uống, vui chơi trong thành phố, các vùng miền mà họ quan tâm như trên các mạng xã hội khác.

Tuy nhiên, điểm khác biệt so với những trang mạng "ăn uống" khác là Yolive hướng đến xây dựng trở thành một cơ sở dữ liệu về loại hình ẩm thực và giải trí cho cộng đồng. Yolive tìm kiếm doanh thu từ việc phát hành "Yotip", tức là "your tip", một loại con dấu điện tử đến các nhà hàng và cơ sở dịch vụ ăn uống đồng ý trở thành thành viên của trang mạng này. Con dấu này giúp "bình đẳng hóa" các quán ăn, nhà hàng, cho dù là nhà hàng sang trọng bậc nhất ở mặt tiền đường hay quán cóc trong hẻm nhỏ sâu hun hút. Các cơ sở kinh doanh sẽ dùng con dấu này khuyến mãi, làm quà tặng cho khách hàng. Khách hàng sẽ dùng con dấu này để tích điểm, nhận các phần quà theo định kỳ của Yolive: máy ảnh, điện thoại, vé xem phim...

Với số vốn khoảng 500 triệu đồng đổ vào dự án này, Đỗ Khoa cho biết: "Thông qua Yolive, dự án của chúng tôi có thể giúp các doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ ăn uống, giải trí hệ thống hóa được khách hàng của mình. Ở sản phẩm này, tất cả các thành viên sẽ được phép nhận xét, bình luận về dịch vụ mà họ sử dụng. Không có những mục quảng cáo thô, giá trị thực chất của sản phẩm sẽ được nhìn nhận từ chính nhu cầu và trải nghiệm của khách hàng". Khi xây dựng sản phẩm cho dự án Smartca, Khoa cho rằng cái khó nhất chính là thuyết phục được khách hàng tin vào hiệu quả của mô hình "đầu tư ảo hiệu quả thật".

Ra đời vào thời điểm mà các trang dịch vụ về giải trí, ẩm thực xuất hiện khá nhiều tại Việt Nam, Smartca xác định hướng đi để tạo ra bản sắc riêng là tạo được sự tương tác với cộng đồng. Về lâu dài sẽ phát triển thêm các loại hình dịch vụ khác và mở rộng phạm vi hoạt động.

Xem thêm lời giải sách bài tập KTPL lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 3: Thị trường và chức năng của thị trường

Bài 4: Cơ chế thị trường

Bài 5: Giá cả thị trường và chức năng của giá cả thị trường

Bài 6: Ngân sách nhà nước và thực hiện pháp luật về ngân sách

Bài 7: Thuế và thực hiện pháp luật về thuế

1 2,144 27/12/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: