Sách bài tập Toán 9 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Bất phương trình bậc nhất một ẩn
Với giải sách bài tập Toán 9 Bài 2: Bất phương trình bậc nhất một ẩn sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 9 Bài 2.
Giải SBT Toán 9 Bài 2: Bất phương trình bậc nhất một ẩn
Bài 1 trang 33 sách bài tập Toán 9 Tập 1: Trong các bất phương trình sau, bất phương trình nào là bất phương trình bậc nhất một ẩn?
a) x > 0;
b)
c) 5x3 – 3x + 7 ≤ 0;
d)
Lời giải:
⦁ Bất phương trình ở câu a) là bất phương trình bậc nhất một ẩn với a = 1 và b = 0.
⦁ Bất phương trình ở câu b) là bất phương trình bậc nhất một ẩn với a = 0,2 và
⦁ Bất phương trình ở câu c) không phải là bất phương trình bậc nhất một ẩn vì có chứa 5x3.
⦁ Bất phương trình ở câu c) không phải là bất phương trình bậc nhất một ẩn vì có chứa ẩn thứ hai là y.
Bài 2 trang 33 sách bài tập Toán 9 Tập 1: Giải các bất phương trình:
a)
b)
Lời giải:
a)
4.(4x + 9) + 2.12 ≥ 3.(2x – 1)
16x + 36 + 24 ≥ 6x – 3
16x – 6x ≥ –3 – 36 – 24
10x ≥ –63.
x ≥ –6,3.
Vậy nghiệm của bất phương trình là x ≥ –6,3.
b)
6 – 3x ≤ 2(x + 5)
6 – 3x ≤ 2x + 10
–3x – 2x ≤ 10 – 6
–5x ≤ 4
Vậy nghiệm của bất phương trình là
Bài 3 trang 33 sách bài tập Toán 9 Tập 1: Tìm tất cả giá trị của x thoả mãn điều kiện:
a)
b)
Lời giải:
a)
2(4 – x) ≤ 3(x + 2)
8 – 2x ≤ 3x + 6
–2x – 3x ≤ 6 – 8
–5x ≤ –2
Vậy nghiệm của bất phương trình là
b)
5(4 – x) ≤ 3(1 – x)
20 – 5x ≤ 3 – 3x
–5x + 3x ≤ 3 – 20
–2x ≤ –17
Vậy nghiệm của bất phương trình là
Bài 4 trang 33 sách bài tập Toán 9 Tập 1: Giải các bất phương trình:
a)
b)
Lời giải:
a)
3(5 – 2x) + 3.6 ≥ 2(x + 1)
15 – 6x + 18 ≥ 2x + 2
–6x – 2x ≥ 2 – 15 – 18
–8x ≥ –31
Vậy nghiệm của bất phương trình là
b)
4x + 7 – 25 ≤ 0
4x ≤ 25 – 7
4x ≤ 18
Vậy nghiệm của bất phương trình là
Bài 5 trang 33 sách bài tập Toán 9 Tập 1: Một quả táo có giá 20 nghìn đồng, một quả lê có giá 12 nghìn đồng. Bạn Chi có 200 nghìn đồng, bạn ấy muốn mua mỗi loại ít nhất 5 quả. Hỏi tổng số quả táo và lê nhiều nhất Chi có thể mua được là bao nhiêu?
Lời giải:
Gọi x (quả) là tổng số quả táo và lê bạn Chi có thể mua được (x ∈ ℕ).
Mỗi loại bạn Chi mua ít nhất 5 quả và giá mỗi quả táo cao hơn mỗi quả lê, do đó bạn ấy chỉ nên mua 5 quả táo.
Khi đó, số quả lê bạn Chi đã mua là x – 5 (quả).
Số tiền bạn Chi mua 5 quả táo là: 5.20 = 100 (nghìn đồng).
Số tiền bạn Chi mua x – 5 quả lê là: 12.(x – 5) (nghìn đồng).
Bạn Chi có 200 nghìn đồng để mua táo và lê nên ta có:
100 + 12(x – 5) ≤ 200
12x – 60 ≤ 100
12x ≤ 160
Vậy bạn Chi có thể mua nhiều nhất 13 quả táo và lê.
Lý thuyết Bất phương trình bậc nhất một ẩn
1. Bất phương trình bậc nhất một ẩn, nghiệm của bất phương trình bậc nhất một ẩn
1.1. Bất phương trình bậc nhất một ẩn
Bất phương trình dạng ax + b > 0 (hoặc ax + b < 0, ax + b ≥ 0, ax + b ≤ 0), vớia, b là hai số đã cho và a ≠ 0, được gọi là bất phương trình bậc nhất một ẩn (ẩn x).
Ví dụ 1.
• Bất phương trình 3x + 2024 < 0 là phương trình bậc nhất một ẩn với a = 3 ≠ 0; b = 2024
• Bất phương trình 0x + 2 < 0 không phải là phương trình bậc nhất một ẩn vì a = 0.
• Bất phương trình −5x + 1 ≤ 0 là phương trình bậc nhất một ẩn với a = −5 ≠ 0; b = 0.
• Bất phương trình x4 ≥ 0 không phải là phương trình bậc nhất một ẩn vì vì x4có bậc là 4.
1.2. Nghiệm của bất phương trình bậc nhất một ẩn
Với bất phương trình bậc nhất có ẩn là x, số x0 được gọi là một nghiệm của bất phương trình nếu ta thay x = x0 thì nhận được một khẳng định đúng.
Giải bất phương trình là tìm tất cả các nghiệm của nó.
Ví dụ 2. Trong hai giá trị x = –2 và x = 4, giá trị nào là nghiệm của bất phương trình 2x – 3 ≥ 0.
Hướng dẫn giải
• Thay x = –2 vào bất phương trình 2x – 3 ≥ 0, ta được 2 . (–2) – 3 ≥ 0 là khẳng định sai.
Do đó, x = –2 không là nghiệm của bất phương trình đã cho.
• Thay x = 4 vào bất phương trình 2x – 3 ≥ 0, ta được 2 . 4 – 3 ≥ 0 là khẳng định đúng.
Do đó, x = 4 là nghiệm của bất phương trình đã cho.
Vậy trong hai giá trị đã cho thì x = 4 là nghiệm của bất phương trình 2x – 3 ≥ 0.
2. Giải bất phương trình bậc nhất một ẩn
Xét bất phương trình ax + b > 0 (a ≠ 0).
–Cộng hai vế của bất phương trình với −b, ta được bất phương trình: ax > −b.
–Nhân hai vế của bất phương trình nhận được với
+ Nếu a > 0 thì nhận được nghiệm của bất phương trình đã cho là:
+ Nếu a < 0 thì nhận được nghiệm của bất phương trình đã cho là:
Với các bất phương trình ax + b < 0, ax + b ≥ 0, ax + b ≤ 0, ta thực hiện các bước giải tương tự.
Ví dụ 3. Giải bất phương trình: 3x + 7 < 0.
Hướng dẫn giải
Ta có: 3x + 7 < 0
3x < –7
Vậy nghiệm của bất phương trình là
Chú ý: Bằng cách sử dụng các tính chất của bất đẳng thức, ta có thể giải một số bất phương trình đưa được về bất phương trình bậc nhất một ẩn.
Ví dụ 4. Giải bất phương trình: 2x – 5 < –6 – x.
Hướng dẫn giải
Ta có: 2x – 5 < –6 – x
2x + x < –6 + 5
3x < –1
Vậy nghiệm của bất phương trình là
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Văn mẫu 9 - Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 9 – Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 9 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn 9 – Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải sgk Tiếng Anh 9 - Friends plus
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh lớp 9 Friends plus đầy đủ nhất
- Trọn bộ Ngữ pháp Tiếng Anh 9 Friends plus đầy đủ nhất
- Giải sbt Tiếng Anh 9 – Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tin học 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tin học 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Công nghệ 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục công dân 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 – Chân trời sáng tạo